CHƯƠNG 3: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CỦA NGƯỜI VIỆT VỚI NGƯỜI HOA VÀ NGƯỜI NHẬT Ở HỘI AN.

Một phần của tài liệu quan hệ thương mại của người việt với người hoa và người nhật ở hội an thế kỷ xvii (Trang 81 - 113)

a Cmbodi Sim Luzon

CHƯƠNG 3: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CỦA NGƯỜI VIỆT VỚI NGƯỜI HOA VÀ NGƯỜI NHẬT Ở HỘI AN.

NGƯỜI NHẬT Ở HỘI AN.

3.1.Đặc điểm và cách thức tổ chức buôn bán của người Việt, người Nhật, người Hoa ở Hội An.

3.1.1. Quan hệ của chính quyền Đàng Trong với hoạt động thương mại của người Việt.

Từ thế kỷ XVI, thương nghiệp Việt Nam đã có nhiều chuyển biến. Sang đầu thế kỷ XVII, tình hình chính trị - xã hội mới đã tác động vào thương nghiệp, nhất là vào ngoại thương. Cuộc giao tranh Trịnh – Nguyễn là nguyên nhân chính của sự thay đổi đó. Cũng trong thời gian này, các lái buôn phương Tây bắt đầu đặt chân đến đất Việt Nam. Vì vậy, suốt trong thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh, việc buôn bán với nước ngoài tiến hành ở cả Đàng Ngoài lẫn Đàng Trong với một động cơ chính trị rõ rệt: bên nào cũng mong nhờ vả được các lái buôn phương Tây những phương tiện quân sự (vũ khí, huấn luyện, can thiệp vũ trang) để đè bẹp đối phương. Do đó, ngoại thương Việt Nam thời kỳ này có phần khởi sắc, các chợ bến có một vẻ nhộn nhịp hơn trước.

Cũng vào thời điểm này, ở miền Thuận Quảng, chúa Nguyễn ra sức mở mang, phát triển kinh tế tạo thế đối trọng với chúa Trịnh Đàng Ngoài, mưu đồ cho cơ nghiệp lâu dài. Hành động này của chúa Nguyễn đã có tác động rất lớn đến bộ mặt kinh tế Đàng Trong, đặc biệt là kinh tế thương nghiệp. Nhận thấy những hạn chế của môi trường tự nhiên đối với cư dân nông nghiệp vùng khô, Đàng Trong đã xác lập một chiến lược phát triển mới với những bước đi và nhận thức khác biệt nhằm hòa nhập mạnh mẽ hơn với những biến chuyển chung của khu vực. Cách thức lựa chọn con đường phát triển đó đã đưa Đàng Trong tái hợp với mô hình phát triển chung của hầu hết các quốc gia Đông Nam Á và ngả mạnh về hướng biển.[32, tr.22]

Với vị trí là một trạm trung chuyển trên tuyến buôn bán quốc tế nối liền khu vực Đông Nam Á với Đông Bắc Á, thuyền buôn nhiều nước đã vào các thương cảng Việt Nam để buôn bán, tránh bão và lấy nước ngọt. Và với vị thế của một trung tâm kinh tế thương mại lớn nhất vùng Cochichina, Hội An đã là nơi qua lại, lưu trú thường xuyên của nhiều thương nhân ngoại quốc. Từ một chợ địa phương ra đời trong thế kỷ XVI, Hội An phát triển nhanh chóng đáp ứng yêu cầu trao đổi hàng hóa ở trong và ngoài nước. Điều đó không những do bản thân

Hội An có ưu thế hơn các nơi khác về vị trí, điều kiện tự nhiên mà còn do chủ trương của nhà nước phong kiến Đàng Trong.

Một trong những yếu tố quan trọng giúp cho sự thông thương tại Hội An phát triển là sự bảo hộ và khuyến khích của các chúa Nguyễn. Đại Nam thực lục tiền biên có chép rằng: “Thượng tại trấn mười mấy năm, trị dân yên bình, quân lệnh nghiêm khắc, vì vậy, dân đều an cư lạc nghiệp, trong chợ chẳng có nhị giá, người không làm trộm, thương thuyền các nước đua nhau về đây, biến thành một đô hội lớn lao”.[9, tr.50]

Với nền kinh tế nội địa, chúa Nguyễn Phúc Nguyên không thi hành chính sách độc quyền như ở Đàng Ngoài mà còn khuyến khích mọi người tham gia buôn bán. Điều này tạo ra một tầng lớp thương nhân người Việt đông đảo hơn nhiều so với trước đó bao gồm những tiểu thương, tiểu chủ, tầng lớp mại biện, các chủ cửa hàng đến cả tầng lớp không chuyên như quan lại, thậm chí cả chúa Nguyễn.

Chúa Nguyễn Phúc Nguyên còn khuyến khích việc lưu thông tiền tệ một cách rộng rãi, “lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, Đàng Trong của thế kỷ XVII, XVIII đã trở thành một xã hội trong đó đa số các cuộc trao đổi thông thương được thực hiện bằng tiền tệ hơn là hiện vật”.[24, tr.117] Tiền kim loại lưu hành giúp cho việc trao đổi kinh tế trở nên nhanh chóng, tiện lợi hơn. Quá trình này càng đẩy nhanh nền kinh tế hàng hóa phát triển, nền kinh tế tự cung tự cấp bị đẩy lùi. Chúa cũng khuyến khích phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, còn đối với ngoại thương thì đặc biệt chú trọng. Chính vì thế mà quan niệm trọng nông ức thương tồn tại lâu dài trước đó đến đây đã được thay đổi. Nhờ vậy, tầng lớp thương nhân người Việt tại Hội An có điều kiện phát triển về số lượng và có cơ hội tiếp xúc, trao đổi buôn bán với thương nhân các nước.

Nhờ những biện pháp tích cực đó, Hội An trở thành đầu mối kinh tế của Đàng Trong và là một thương trường quốc tế. Hội An cùng với sự phát triển của nó sau này đã chiếm vị trí là trung tâm mậu dịch quan trọng ở Đông Nam Á với sự góp mặt của thương nhân người Việt, Nhật Bản, Trung Quốc, Batavia, Malaixia, Xiêm La….Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp.

Trong lịch sử hình thành các đô thị, ngoài những đô thị được hình thành bên cạnh những thành lũy cổ, những trung tâm chính trị - quân sự, còn có những thành thị hình thành do việc mở mang kinh tế, xuất phát từ những hội chợ, những địa điểm giao thông thành cảng,

chợ. Sự ra đời của các đô thị này nói lên một trình độ kinh tế. Hội An được hình thành theo con đường thứ hai. Do đặc điểm kinh tế, xã hội độc đáo của mình, Hội An trở thành điểm tập trung cao dân cư phi kinh tế sản xuất trực tiếp, họ sống bằng buôn bán lâm sản và xa xỉ phẩm từ nơi khác chuyển đến. Từ một hội chợ, một hải cảng, Hội An đã phát triển thành một đô thị thương cảng. Sự ra đời và phát triển của Hội An là kết quả của quá trình giao lưu kinh tế giữa các vùng trong cả nước và giữa nước ta với nước ngoài.

3.1.2.. Đặc điểm và cách thức tổ chức buôn bán của người Nhật.

Một đặc điểm trong việc tổ chức buôn bán của người Nhật mà ta có thể dễ dàng nhận thấy đó là có sự quản lý chặt chẽ của chính quyền nước họ. Điều này được thống nhất qua nội dung bức thư của Mạc Phủ gửi cho chúa Nguyễn “Thương gia Nhật Bản khi vượt biển đi buôn bán xa xôi, không được vi phạm chính trị ở những quốc gia đi đến. Vì tôi suy nghĩ như thế nên xin Ngài yên tâm. Thương thuyền của quốc gia chúng tôi, khi đến Quý quốc đều mang theo văn thư có áp dấu Châu Ấn. Đây là bằng chứng mà tôi đã công nhận là thương thuyền. Thương thuyền nào không mang thư Châu Ấn thì không nên cho thông thương.” [20, tr.172]

Nhằm bài trừ “hải tặc”, mở rộng mậu dịch, tạo sự tin tưởng cho các nước có thuyền đến buôn bán, chính quyền Bakufu đã cấp cho các chủ thuyền Nhật những giấy phép có dấu đỏ (Shuinjo), xác nhận hoạt động của các thương thuyền này được chính quyền Mạc Phủ bảo đảm và yêu cầu thương thuyền các nước đón tiếp và giúp đỡ các thuyền Nhật Bản được thuận lợi. Shuinjo còn gọi là Hosho hay còn gọi là Hoshosen, có nghĩa là Phụng Thư tức là văn bản mà Phụng hành (Buygyo) cấp cho thuyền buôn từ Nhật Bản ra nước ngoài theo chủ trương của Shogun. [49, tr.76]

Thuyền của Nhật Bản ra ngoài buôn bán đều phải có giấy phép Châu Ấn trạng do Mạc Phủ Tokugawa cấp. Những thương thuyền này được gọi là Châu Ấn thuyền (Shuinsen), vì vậy hoạt động mậu dịch thời kỳ này gọi là “mậu dịch Châu Ấn thuyền”. Thời kỳ 1604 – 1635 là thời hoàng kim của chế độ Shuinsen và hoạt động ngoại thương của Mạc Phủ nên giai đoạn lịch sử này được người Nhật gọi là thời kỳ Châu Ấn thuyền (Shuinsen no jidai).

Cơ quan cấp giấy phép Shuinjo này là Roju (Lão Trung). Có trách nhiệm điều tra kỹ chủ tàu trước khi quyết định cấp giấy phép. Nhưng người viết các giấy phép này thường là

các Trưởng lão, nhà sư trụ trì các chùa Thiền (Zen) ở Kyoto (như Nanjenji, Hoshoku) đảm trách. Khi viết xong, Trưởng lão trình Roju và được đóng dấu đỏ của Shogun, thì Shuinjo mới có hiệu lực. [49, tr.77]

Shuinsen (Châu Ấn thuyền), tức là thuyền mang Shuinjo (Châu Ấn trạng), có dấu ấn đỏ của chính quyền Mạc Phủ, là những văn bản của Mạc Phủ cấp cho chủ tàu, xác nhận tư cách công dân của họ.

Về hình thức, các Shuinjo có chiều ngang từ 2 thước 1 tấc 7 phân (1 thước = 33 cm, 1 tấc = 3,3 cm, 1 phân = o,33 cm) đến 2 thước 2 tấc, chiều dọc của Shuinjo từ 1 thước 5 tấc 6 phân. Loại Shuinjo với chiều ngang là 2 thước 1 tấc 9 phân và 1 thước 5 tấc chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Bên phải của Shuinjo, ở dòng thứ nhất ghi nơi thuyền đi, dòng thứ 2 ghi nơi thuyền đến. Bên trái Shuinjo ghi ngày, tháng, năm cấp theo can chi và dấu ấn của chính quyền Mạc Phủ. Phía dưới ghi tên chủ tàu. Những Shuinjo này thường được làm bằng loại giấy tốt. [49, tr.77]

Ngày tháng ghi trên Shuinjo thường là các ngày chính nguyệt thập nhất (11 tháng 1) và ngày trùng cửu ( 9 tháng 9) được gọi là cát nhật - ngày tốt đối với người đi biển. Thời hạn của Shuinjo được cấp chỉ có giá trị đi về một lần. Sau khi hoàn thành chuyến đi, chủ tàu phải nộp lại cho cơ quan quản lý. Chuyến đi tiếp theo phải xin cấp Shuinjo mới. Nếu vì một lý do nào đó mà chủ tàu không ra nước ngoài được thì phải nộp lại Shuinjo đã cấp.

Thời kỳ Tokugawa Ieyasu cầm quyền, chế độ Shuinsen mới hình thành và phát triển, đã có đầy đủ hình thức và nội dung, được mở đầu bằng những Shuinjo cấp cho chủ tàu Nhật Bản đến buôn bán ở Việt Nam.

Thực tế, việc cấp giấy phép cho thuyền buôn đi ra nước ngoài đã có nguồn gốc từ chế độ Tenryuji – bune thời Ashikaga (1336 – 1573 ). Chế độ cấp giấy phép này chỉ dành cho các thương thuyền Nhật Bản buôn bán với các quốc gia khu vực Đông Bắc Á. Điều khác biệt là đến thời Edo, Châu ấn không chỉ được cấp cho thương nhân Nhật Bản mà còn cho cả các thương nhân ngoại quốc. Trong số những người được nhận giấy phép cũng có cả phụ nữ. Đó là trường hợp của O – Natsu, một trong các ái nhân của Tokugawa Ieyasu, đồng thời là em của Hasegawa Sahioye, khâm sai đại thần (bugyo) của Mạc Phủ ở Nagasaki. Bà được quyền cho thuyền đến buôn bán với cả Đàng Trong và Đàng Ngoài của Đại Việt.[31, tr.24]

Như vậy, việc thực thi Châu Ấn trạng không chỉ loại trừ được nạn Wako mà còn khuyến khích thương mại, tránh được sức ép của các nước phương Tây đối với Nhật Bản cũng như thiết lập được quan hệ hòa bình thân thiện với các nước Đông Nam Á.

Thứ hai, vào đầu thời Tokugawa, việc mở rộng quan hệ với nhiều nước phương Tây đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động ngoại thương của Nhật Bản. Chính quyền Tokugawa có thái độ tích cực và khoan dung đối với người châu Âu, qua đó người Nhật có thể tiếp thu học hỏi được nhiều kỹ thuật tiên tiến phương Tây như khai mỏ, kỹ thuật hàng hải. Ieyasu rất quan tâm việc nâng cao kỹ thuật hàng hải. Ông đã mời J. Joosten làm cố vấn ngoại giao và W.Adams – hoa tiêu người Anh thuộc hải thuyền Hà Lan bị bão dạt vào Nhật năm 1600 làm cố vẫn kỹ thuật hàng hải cho Mạc Phủ. Do tiếp thu nhanh chóng kỹ thuật phương Tây, nhất là Hà Lan – nước có kỹ thuật hàng hải tiên tiến nên Nhật Bản đã xây dựng được đội thương thuyền mạnh. Người Nhật đóng tàu buôn theo kỹ thuật và kiểu dáng tàu châu Âu. Trọng tải của thuyền nhỏ nhất là 70 – 80 tấn, lớn nhất từ 600 – 8000 tấn, trung bình khoảng 300 – 400 tấn. Giá đóng khoảng 10 lạng bạc cho một tấn trọng tải, rẻ hơn giá đóng của thuyền châu Âu. Vì vậy, Năm 1623, chính quyền Tổng trấn Philipin đã đặt người Nhật đóng một con thuyền lớn, dùng trong các chuyến đi vượt Thái Bình Dương. [Dẫn theo 49, tr.57] Người Nhật còn mời hoa tiêu nước ngoài như Hà Lan, Anh làm hướng đạo. Nhờ vậy, họ có thể dễ dàng đi đến những hải cảng Đông Nam Á và Việt Nam để buôn bán. Đây là một trong những đặc điểm nổi trội trong thương mại hàng hải của Nhật Bản so với các nước trong khu vực đương thời.

Trong quan hệ kinh tế đối ngoại, vào thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, mặc dù Nhật Bản chưa có được nền kinh tế sản xuất hàng hóa phát triển như Trung Quốc với nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị thương mại quốc tế nhưng nhờ có một số nguồn kim loại quý mà Nhật Bản đã có thể mau chóng tham gia vào hoạt động kinh tế khu vực. Hiểu rõ giá trị của bạc, vàng và đồng…từ thế kỷ XVI nhiều lãnh chúa Nhật Bản đã có kế hoạch khai thác nguồn lợi tự nhiên này để phát triển khả năng kinh tế của lãnh địa đồng thời làm cơ sở để mở rộng quan hệ ngoại thương. Theo tính toán, trong khoảng thời gian 1615 – 1625 đã có khoảng 130.000 đến 160.000kg bạc được xuất ra khỏi Nhật Bản, chiếm đến 30 – 40 % lượng bạc xuất khẩu của thế giới. [Dẫn theo 31, tr. 229 – 230]

Nhờ bạc và một số kim loại quý như vàng, đồng mà Nhật Bản có thể thiết lập được quan hệ với trung Quốc và Đông Nam Á cũng như nhiều nước phương Tây. Mặc dù bị nhà Minh phong tỏa quốc tế nhưng do có các nguồn kim loại quý và có sức mua lớn mà thị trường Nhật Bản vẫn có sức hấp dẫn lớn đối với thương nhân nhiều nước. Trong điều kiện chưa thể trực tiếp buôn bán với Trung Quốc nhưng các đoàn thuyền Nhật Bản vẫn có thể đến các thương cảng Đông Nam Á dùng bạc đồng đổi lấy tơ lụa và các mặt hàng cần thiết khác. Những năm 1590 – 1630 Nhật Bản đã khai thác nhiều mỏ bạc đặc biệt là ở đảo Sado (vùng Hokuriku). Vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ XVII, trung bình mỗi năm Nhật Bản xuất khẩu khoảng 150 tấn bạc. Song, dưới tác động của chính sách tỏa quốc, từ năm 1668, chính quyền Edo bắt đầu cấm xuất khẩu nguồn kim loại quý này.

Bên cạnh những kim loại có thể sản xuất ra vũ khí thì vũ khí của Nhật Bản được nhiều nước ưa chuộng, đặc biệt là các chúa Trịnh – Nguyễn khi đang trong thời kỳ phân tranh Nam – Bắc. Gươm, đao của Nhật có nước thép tốt vì thế nó cũng trở thành món hàng có thể đem lại lợi nhuận.

Có thể khẳng định rằng, do có khả năng tiêu thụ một khối lượng lớn về tơ lụa Trung Quốc và Đông Nam Á cũng như nhờ có trữ lượng bạc, đồng phong phú mà thị trường Nhật Bản đã có sức hấp dẫn lớn, chiếm giữ một vị trí đặc biệt trong hệ thống thương mại châu Á giai đoạn cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII. Các thương gia Nhật Bản khi đến các nước khác buôn bán đều có những cách thức tổ chức buôn bán riêng của mình sao cho thật hiệu quả.

Một trong những đặc điểm của các nước nói chung trong thời kỳ này là các chuyến đi thường phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên do kỹ thuật hàng hải còn hạn chế, tạo nên mùa mậu dịch hay còn gọi là Hội chợ (foire). Mùa mậu dịch hằng năm ở Hội An dựa trên sự biến đổi khí hậu và thời tiết. Khí hậu ở Hội An chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa lũ, gió bão, rét từ tháng 9 đến tháng 1. Mùa khô, mát từ tháng 2 đến tháng 8. Mùa khô là mùa thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động thương nghiệp ngoài trời. Mùa khô ráo cũng là mùa biển lặng cho tàu thuyền đi biển và cập bến. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở Hội An, nhu cầu trao đổi hàng hóa của các thương thuyền Nhật Bản, Trung Quốc đã nảy sinh ra tính cách mua bán theo mùa vụ hay còn gọi là mùa mậu dịch, phiên chợ kéo dài hoặc hội chợ. Mùa mậu dịch phụ thuộc vào hai hướng gió mậu dịch trong năm là gió Đông Bắc (bấc) và gió Đông Nam (nồm).

Mùa mậu dịch diễn ra từ các tháng đầu năm khi mùa Xuân về. Gió mùa Đông Bắc đưa thuyền Nhật Bản, Trung Quốc, Macao…đến trao đổi hàng hóa ở Hội An tấp nập nhất là vào

Một phần của tài liệu quan hệ thương mại của người việt với người hoa và người nhật ở hội an thế kỷ xvii (Trang 81 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)