- Các cuộc họp trao đổi kinh nghiệm giữa các địa bàn thực hiện thí điểm
2.2.4.4. Kết quả thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn tại hai phường Phan Chu Trinh và Nguyễn Du.
Chu Trinh và Nguyễn Du.
A. Các hoạt động liên quan đến phân loại rác thải tại nguồn a. Phường Nguyễn Du
Phân loại rác tại nguồn
Đây là lần đầu tiên phường Nguyễn Du tiếp xúc với mô hình hệ thống phân loại rác tại nguồn mới này do đó cũng cần thời gian để người dân quen dần với hệ thống.
Phân loại rác tại nguồn được bắt đầu tại phường Nguyễn Du từ ngày 1/8/2007. Với sự tham gia hướng dẫn, chỉ đạo nhiệt tình của UBND phường Nguyễn Du và các cán bộ cơ sở: các tổ trưởng tổ dân phố, cán bộ hội Phụ nữ và các ban ngành khác, người dân tại phường Nguyễn Du đã tham gia nhiệt tình vào việc thực hiện Phân loại rác tại nguồn. Kết quả là trung bình người dân trên địa bàn phường đã phân loại được khoảng 2,9 tấn rác hữu cơ/ngày đêm được thể hiện cụ thể trong bảng sau:
Bảng 2-1: Khối lượng rác được phân loại tại phường Nguyễn Du
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn tại phường Nguyễn Du - URENCO
Hình 2- 1: Khối lượng từng loại rác tại Nguyễn Du trong 6 tháng đầu năm
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn tại phường Nguyễn Du - URENCO
Như vậy có thể thấy rằng, trong 6 tháng vừa qua, người dân phường Nguyễn Du đã góp phần giảm thiểu được một khối lượng rác thải phải mang đi chôn lấp lên tới 522 tấn rác. Thay vào đó, khối lượng rác này đã được đem đến Nhà máy chế biến phế thải Cầu Diễn để chế biến thành phân hữu cơ - một loại phân an toàn cho cả đất trồng và người sử dụng.
Tình hình vệ sinh
Theo kết quả một cuộc khảo sát được tiến hành bởi Dự án 3R-HN vào đầu tháng 9 năm 2007 vừa qua, 90% người dân trên địa bàn phường Nguyễn Du cho rằng tình hình vệ sinh môi trường hiện tại trong khu vực mình sinh sống sạch hơn so với thời gian trước khi thực hiện Dự án.
Ngoài ra, dựa vào số lượng xe thu gom rác trên đường phố, ta cũng có thể nhận thấy rằng khối lượng rác thải vứt bừa bãi ra vỉa hè, lòng đường đã giảm đáng kể so với trước.
Sự tham gia của người dân
Với sự hướng dẫn và nhắc nhở nhiệt tình của các bác cán bộ cơ sở, hầu hết hết người dân tại các tổ dân phố đã chấp hành đúng các quy định về vệ sinh môi trường và đặc biệt thực hiện phân loại rác tại hộ gia đình.
Theo kết quả khảo sát thực tế, có thể nhận thấy rằng tỉ lệ hợp tác của người dân trong việc thực hiện Phân loại rác tại nguồn là khá cao, đặc biệt đối với loại rác hữu cơ đạt 80%. Tuy nhiên, đối với rác vô cơ, tỉ lệ này chỉ đạt khoảng 59% có nghĩa là trong thùng đựng rác vô cơ, vẫn còn lẫn các loại rác hữu cơ:
Hình 2-2: Tỉ lệ hợp tác phân loại rác tại nguồn
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn tại phường Nguyễn Du - URENCO
Kết quả cụ thể từng điểm thu gom tập kết được thể hiện trong biểu đồ sau đây :
Hình 2-3:Tình hình phân loại và vệ sinh tại từng điểm thu gom tập kết
Chú thích: Tốt = 4, Khá = 3,Trung bình= 2, Kém = 1
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn tại phường Nguyễn Du - URENCO
Hình 2-4:Tình hình thực hiện phân loại rác tại nguồn và vệ sinh môi trường theo tháng
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn tại phường Nguyễn Du - URENCO
Ghi chú:
• Trong tháng 8 và tháng 9 năm 2007, kết quả thực hiện Phân loại rác tại nguồn và giữ gìn vệ sinh môi trường đạt kết quả khá tốt do đây là thời gian mới thực hiện mô hình phong trào thực hiện còn rất sôi nổi trong người dân. Đặc biệt, trong hai tháng này có sự hoạt động hết sức nhiệt tình của các cán bộ cơ sở trong việc hướng dẫn và tuyên truyền người dân tại cơ sở.
• Trong tháng 10,11,12 năm 2007 và tháng 1 năm 2008, nhìn chung, kết quả trung bình các tháng này đều thấp hơn hẳn so với hai tháng đầu. Điều này có thể lý giải bới qua một thời gian thực hiện, phong trào trong người dân không còn sôi nổi như trong thời gian đầu. Tuy nhiên, tại một số tổ dân phố, với sự hoạt động nhiệt tình và tâm huyết của các bác cán bộ cơ sở phong trào vẫn được duy trì như những ngày đầu và người dân đã hình thành thói quen phân loại rác thải và giữ đúng các quy định về địa điểm và thời gian đổ rác: Tiêu biểu như các tổ: Tổ số 43, Tổ số 12, Tổ số 25 và Tổ số 35
b. Phường Phan Chu Trinh
Phân loại rác tại nguồn
Người dân phường Phan Chu Trinh đã có khoảng 3 năm kinh nghiệm về việc thực hiện Phân loại rác tại nguồn trước khi thực hiện Dự án 3R-HN. Tuy nhiên, mô hình trước đây còn khá nhiều bất cập trong cả việc phân loại tại hộ gia đình và trong hệ thống thu gom rác cách biệt. Vì vậy, chưa thực sự hiệu quả trong việc khuyến khích người dân thực hiện phân loại rác tại nguồn.
Từ khi thực hiện Phân loại rác tại nguồn theo hệ thống mới từ ngày 1/7/2007, với sự tham gia hướng dẫn nhiệt tình của các cán bộ cơ sở: các tổ trưởng tổ dân phố, cán bộ hội Phụ nữ và các ban ngành khác, người dân tại phường Phan Chu Trinh đã tham gia nhiệt tình hơn vào việc thực hiện Phân loại rác tại nguồn. Kết
quả là trung bình người dân trên địa bàn phường đã phân loại được khoảng 2,2 tấn rác hữu cơ/ngày đêm thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2-2: Khối lượng rác được phân loại tại phường Phan Chu Trinh
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn tại phường Phan Chu Trinh - URENCO
Hình 2-5: Khối lượng từng loại rác được phân loại trong 6tháng đầu năm tại Phan Chu Trinh
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn tại phường Phan Chu Trinh - URENCO
Như vậy có thể thấy rằng, trong 6 tháng vừa qua, người dân phường Phan Chu Trinh đã góp phần giảm thiểu được một khối lượng rác thải phải mang đi chôn lấp 396 tấn rác . Thay vào đó, khối lượng rác này đã được đem đến Nhà máy chế biến phế thải Cầu Diễn để chế biến thành phân hữu cơ – một loại phân an toàn cho cả đất trồng và người sử dụng.
Tình hình vệ sinh
Theo kết quả một cuộc khảo sát được tiến hành bởi Dự án 3R-HN vào đầu tháng 9 năm 2007 vừa qua, 95,6% người dân trên địa bàn phường Phan Chu Trinh cho rằng tình hình vệ sinh môi trường hiện tại trong khu vực mình sinh sống sạch hơn so với thời gian trước khi thực hiện Dự án (Xem bảng sau)
Ngoài ra, dựa vào số lượng xe thu gom rác trên đường phố, ta cũng có thể nhận thấy rằng khối lượng rác thải vứt bừa bãi ra vỉa hè, lòng đường đã giảm đáng kể.
Nếu như trước đây, số lượng xe gom rác từ vỉa hè lòng đường (bao gồm cả lá cây, bùn cống) là khoảng 52 xe/ngày đêm thì hiện tại, trung bình số lượng xe gom rác đường (bao gồm cả lá cây, bùn cống, rác hợp đồng) chỉ còn khoảng 21~25 xe/ngày đêm. Như vậy ta có thể thấy rằng, người dân đã dần hình thành ý thức về việc giữ gìn đúng các quy định về thời gian và địa điểm đổ rác.
Trước khi thực hiện Sau khi thực hiện
Buổi sáng 28 xe 11 xe
Buổi tối (Sau giờ thu gom)
24 xe 10~14 xe
Tổng cộng 52 xe 21~25 xe
Với sự hướng dẫn và nhắc nhở nhiệt tình của các bác cán bộ cơ sở, hầu hết hết người dân tại các tổ dân phố đã chấp hành đúng các quy định về vệ sinh môi trường và đặc biệt thực hiện phân loại rác tại hộ gia đình.
Kết quả cụ thể được thể hiện trong biểu đồ sau đây và trong phụ lục đính kèm:
Hình 2-6:Tình hình phân loại và vệ sinh tại từng điểm thu gom tập kết
Ghi chú: 4-Tốt; 3-Khá; 2-Trung bình; 1-Kém
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn tại phường Phan Chu Trinh - URENCO
Hình 2-7: Tình hình thực hiện phân loại rác tại nguồn và vệ sinh môi trường theo tháng
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn tại phường Phan Chu Trinh - URENCO
Ghi chú:
Trong tháng đầu tiên thực hiện, người dân lần đầu tiên tiếp xúc với hệ thống mới do đó hiệu quả phân loại và vệ sinh chỉ đạt 1,9/4.
Trong tháng 8 hầu hết các tổ đều ra quân, lập kế hoạch cụ thể thay phiên nhau đứng tại điểm thu gom tập kết để hướng dẫn, nhắc nhở người dân do đó hiệu quả thực hiện đạt cao nhất với 2,7/4.
Trong tháng 9 ở một số tổ, các cán bộ vẫn duy trì tiếp tục hướng dẫn và nhắc nhở người dân nên hiệu quả đạt được cũng khá cao 2,6/4
Trong tháng 10,11,12 nhìn chung một số tổ được duy trì và dần đi vào thói quen. Tuy nhiên cũng có những tổ khi không được trực tiếp nhắc
nhở thường xuyên thì vẫn chưa hình thành thói quen. Do đó vẫn xả rác không phân loại và không đúng quy định.
B. Giáo dục môi trường về 3R tại cộng đồng
Sau 6 tháng triển khai PLRTN trên địa bàn 2 phường Phan Chu Trinh và Nguyễn Du, mảng GDMT về 3R tại cộng đồng dân cư đã thực hiện được một số các hoạt động sau.
Tổ chức thăm quan Nhà máy Chế biến phế thải Cầu Diễn
BQL Dự án đã phối hợp cùng UBND Phường PCT và ND, Xí nghiệp môi trường đô thị số 2 và số 3 tổ chức 2 đợt thăm quan học tập cho các cán bộ cơ sở của từng Phường đi thăm quan Nhà máy chế biến phế thải Cầu Diễn. Tại đây, các cán bộ cơ sở đi thăm quan quy trình sản xuất phân hữu cơ sinh học Cầu Diễn từ rác hữu cơ được phân loại tại nguồn. Sau đó, tất cả tham gia thảo luận theo nhóm về các chủ đề như: “Làm thế nào để vận động người dân tham gia PLRTN”; “Chia sẻ kinh nghiệm thực hành tiết kiệm Mottainai”.
TT UBND
Phường
Số người
tham gia Thời điểm
1 Phan Chu Trinh 45 07/07/2007
2 Nguyễn Du 73 04/08/2007
Khảo sát cân rác
Có 40 hộ gia đình thuộc 2 Phường tình nguyện tham gia hoạt động Khảo sát cân rác. Theo đó, trong vòng 1 tháng liên tục, trước khi đổ rác, các hộ gia đình sẽ cân rác đã được phân loại và ghi lại vào bảng theo dõi. Kết quả lượng rác trung bình của các hộ gia đình tương ứng với 2 Phường như sau:
Bảng 2-3: Kết quả lượng rác trung bình tại các hộ gia đình tại hai phường thí điểm Phường PCT Phường Nguyễn Du Số hộ gia đình 20 20 Thời gian Tháng 7- 8/07 Tháng 8- 9/07
Khối lượng rác (kg) trung bình 1 ngày của 1
hộ 2.544 1.071
Khối lượng rác vô cơ (kg) trung bình 1 ngày
của 1 hộ 0.694 0.273
Khối lượng rác hữu cơ (kg) trung bình 1 ngày
của 1 hộ 1.547 0.684
Khối lượng rác tái chế (kg) trung bình 1 ngày
của 1 hộ 0.303 0.115
Ước tính tỷ lệ lượng rác được giảm thiểu phải
mang đi chôn lấp 72.7% 74.5%
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn tại phường Nguyễn Du – Phan Chu Trinh - URENCO
Chiến dịch sử dụng túi Eco-bag
Cùng với việc phân phát gần 3600 túi Eco-bag tới từng hộ gia đình, cuộc thi “Hãy cùng Túi Eco-bag tạo nên sự khác biệt vì Hà Nội xanh tươi” đã thu hút được 1046 hộ gia đình tham gia, đạt tỷ lệ 30%. Những người tham gia viết về lợi ích của Túi eco-bag và thiết kế những chiếc túi Eco-bag mà mình mong muốn. Chiếc làn nhựa/làn cói truyền thống, một chiếc túi với nhiều ngăn thường được nhiều người lựa chọn.
Để biên soạn cuốn sách Kinh nghiệm thực hành tiết kiệm Mottainai, dự án 3R Hà Nội đã tiến hành phỏng vấn 40 hộ gia đình về kinh nghiệm tiết kiệm của từng thành viên, và biên soạn thành cuốn “Mottainai ở Hà Nội”. Cuốn sách bao gồm 27 tình huống lãng phí với các hình ảnh minh họa, dự kiến sẽ được hoàn thành in ấn vào tháng 2 năm 2008.
GDMT về 3R tại trường học
Chương trình GDMT về 3R được triển khai tại 3 trường tiểu học Tây Sơn, Lý Tự Trọng và Võ Thị Sáu, thí điểm tại 13 lớp 3 và lớp 4 (với 457 học sinh).
Dự án phối hợp cùng các trường, cán bộ Sở GD& ĐT tổ chức 04 cuộc họp thảo luận, đóng góp ý kiến nhằm xây dựng và hoàn thiện tài liệu giáo dục 3R và giáo án cho chương trình.
Việc giảng dạy 3R được thực hiện 2 buổi/1 tuần từ 13/11/2007 đến 29/11/2007. Trước khi thực hiện và sau khi thực hiện chương trình 3R đều tiến hành khảo sát học sinh nhằm đánh giá hiệu quả chương trình trong việc tác động đến nhận thức của học sinh.
C. Một số vấn đề khó khăn và phương hướng giải quyết
Mặc dù đại bộ phận người dân đã hết sức nhiệt tình tham gia vào công tác phân loại rác tại nguồn và chấp hành đúng các quy định liên quan đến vấn đề quản lý rác thải. Tuy nhiên, vẫn cón một số khó khăn tồn đọng cần được giải quyết trong thời gian tới, như:
Một số người dân, đặc biệt là các cửa hàng kinh doanh buôn bán trên vỉa hè vẫn thường xuyên vi phạm các quy định về quản lý rác thải của UBND thành phố về việc vứt rác thải bừa bãi ra vỉa hè, lòng đường; đổ rác không đúng giờ quy định mặc dù các tổ trưởng tổ dân phố và công nhân thu gom của các Xí nghiệp Môi trường đô thị chiụ trách nhiệm thu gom đã nhắc nhở rất nhiều lần.
Ngoài ra, ngay tại các điểm tập kết thùng trên địa bàn, một số bà con
chưa hình thành được thói quen đổ rác đúng giờ và đúng nơi quy định, vẫn mang rác ra đổ vào các thùng thu gom tập kết gây mất vệ sinh tại các điểm tập kết.
Đa phần công nhân thu gom đã nhiệt tình trong công tác hướng dẫn người dân. Tuy nhiên, một số công nhân chưa thực sự hiểu rõ và nhiệt tình trong việc hướng dẫn người dân phân loại rác và giữ đúng các quy định về phân loại rác thải. Ngoài ra, một số công nhân lái và phụ xe con chưa giữ đúng các quy định về giờ thu gom rác, vẫn còn xảy ra hiện tượng thu gom trước giờ quy định.
TT Vấn đề tồn tại Biện pháp
1 Rác thải bừa bãi trên vỉa hè, lòng đường
- Công nhân thu gom tiếp tục hướng dẫn nhắc nhở các hộ vi phạm.
- Trong trường hợp đã nhắc nhở quá nhiều lần mà vẫn tiếp tục vi phạm, báo cáo lại với tổ trưởng tổ dân phố, các cán bộ cơ sở tại địa bàn
- Kiến nghị và đề xuất sự tham gia của UBND Phường và Công an Phường để xử phạt theo quyết định 3093/ QĐ-UB ban hành ngày 21/11/1996 của UBND thành phố
2 Đổ rác tại các điểm tập kết thùng
- Kiến nghị UBND Phường tiếp tục tuyên truyền, nhắc nhở người dân tuân thủ các quy định liên quan đến thời gian, địa điểm đổ rác quy định
3 Các cửa hàng kinh doanh buôn bán
- Kiến nghị và đề xuất sự tham gia của UBND Phường và Công an Phường để xử phạt theo quyết định 3093/ QĐ-UB ban hành ngày 21/11/1996 của UBND thành phố
TT Vấn đề tồn tại Biện pháp
- Kiến nghị UBND Quận có can thiệp về Giấy phép kinh doanh đối với các cơ sở kinh doanh lớn không