Chiến lược 3R của Nhật Bản.

Một phần của tài liệu hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng 3r để quản lý chất thải rắn tại thủ đô hà nội (Trang 25 - 28)

Chính phủ Nhật Bản đã ban hành một số luật về tái chế bao gồm:

- Luật khuyến khích phân loại và tái chế vỏ chai, lọ và bao bì 1995, - Luật tái chế các đồ dùng gia đình 1998,

- Luật Tái chế vật liệu xây dựng 2000, - Luật Tái chế thực phẩm 2000,

- Luật Tái chế các phương tiện giao thông đã qua sử dụng 2002, - Luật Mua sắm xanh 2000,

Các giải pháp này cùng với sự tự nguyện của khối doanh nghiệp đã mang lại tỷ lệ tái chế chất thải đạt 16,8% năm 2003, riêng đối với chất thải công nghiệp đạt 49% năm 2003. Hiện nay, sau 10 năm thực hiện, Hội đồng môi trường quốc gia và Hội đồng công nghiệp đã rà soát, đánh giá lại luật này, đề xuất sửa đổi với những biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn việc sản xuất bao bì, vỏ chai.

Chính phủ cũng đã ban hành “Kế hoạch hỗ trợ thiết lập một xã hội tái chê” (Support Scheme for Establishing a Sound Material-Cycle Society) năm 2005 với mục đích thúc đẩy các hoạt động 3R thông qua việc thiết lập các cơ sở, thiết bị xử lý và tái chế chất thải (cơ sở thu hồi năng lượng, tái chế vật liệu và chất thải hữu cơ) rộng rãi trên toàn quốc với sự tham gia của chính quyền trung ương và địa phương.

Một phần ba kinh phí cho các dự án này được chính phủ cấp, phần còn lại là đóng góp của địa phương. Tuy nhiên đối với những dự án công nghệ cao (như tận thu metan và các khí sinh học với hiệu suất cao), chính phủ trợ cấp đến 50% kinh phí. Trong năm 2005 có 237 thành phố/đô thị lớn nhỏ đã xây dựng xã hội tái chế theo mô hình này.

Về truyền thông, Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản đã đưa ra sáng kiến khuyến khích sử dụng furoshiki, một loại túi vải, khi mua hàng từ các siêu thị để giảm thiểu chất thải từ các loại túi nhựa bán sẵn. Mùa hè năm 2005, một chương trình quảng bá 3R đã được thực hiện trên cả nước Nhật Bản.

Về hợp tác quốc tế, Chính phủ Nhật Bản đã tổ chức hội thảo về chất thải điện tử tháng 11/2005 tại Tokyo, với sự phối hợp của Ban thư ký Công ước Basel. Hội thảo đã xây dựng chương trình hành động và đưa ra các khuyến nghị về thực hiện các dự án quản lý chất thải điện tử thân thiện với môi trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Cũng trong tháng 11/2005 Mạng lưới châu Á về phòng ngừa vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới đã tổ chức hội thảo lần thứ hai thảo luận về các vấn đề trong lĩnh vực này. Các hội thảo, hội nghị về 3R cũng đã được Chính phủ Nhật Bản tích cực tổ chức với sự tham gia của các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính phủ Nhật Bản, thông qua tổ chức JICA cũng đã tích cực hỗ trợ các nước đang phát triển trong lĩnh vực này.

Những kết quả về 3R ở Nhật Bản có thể kể đến tỷ lệ chất thải chôn lấp giảm từ 85 triệu tấn chất thải công nghiệp và 19 tấn chất thải đô thị xuống còn 40 và 9 tr. tấn và tỷ lệ tái chế tăng. Tỷ lệ tái chế một số loại sản phẩm đã tăng đáng kể, đến năm 2003: điều hoà: 81%, TV: 78%, tủ lạnh: 63%, máy giặt: 65%.

Kết quả này đạt được là nhờ những nỗ lực thực hiện các chính sách, xây dựng các diễn đàn về 3R. Một diễn đàn quan trọng là Diễn đàn thúc đẩy các hoạt

động về 3R với sự tham gia của chính quyền địa phương, các công ty tư nhân, công nghiệp, viện nghiên cứu và các tổ chức chính phủ/phi chính phủ được thành lập tháng 1/2006. Diễn đàn này đã tổ chức hội thảo “Zero-Waste Partnership Conference” (tạm dịch “Hợp tác về Không chất thải”) với mục tiêu xây dựng xã hội không-chất-thải.

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, việc giảm khối lượng chất thải phát sinh đang bị chậm lại. Vấn đề nữa là mặc dù việc chôn lấp chất thải bất hợp pháp (illegal dumping) và khối lượng chôn lấp có giảm song vẫn còn tồn tại. Chính phủ đã có một số biện pháp như tăng phí xử lý chất thải và chỉnh sửa lại Luật quản lý chất thải và vệ sinh công cộng để tăng mức phạt đối với hành động chôn lấp bất hợp pháp.

Về xuất nhập khẩu chất thải, Nhật Bản xuất khẩu các phế liệu kim loại (thép, đồng và nhôm), giấy, và nhựa với 90% sang Trung Quốc và Hồng Kông. Nhập khẩu các loại chất thải tái chế vào Nhật đã giảm xuống còn 60% so với 1990 với các chất nhập chủ yếu là dầu thực vật, xỉ lò cao và thép phế liệu. Cũng giống như các nước phát triển khác, việc phân biệt chất thải có thể tái chế nguy hại hay không ở các nước nhập khẩu thường không rõ ràng và gây cản trở. Mặt khác, các loại hàng cũ điện tử (second-hand) đôi khi cũngbị coi là chất thải và bị trả lại Nhật Bản.

Việc nhập xuất khẩu chất thải có thể tái chế như là phế liệu đôi khi có hiệu quả kinh tế cao, có lợi ích cho cả hai bên. Tuy nhiên, cũng có trường hợp lợi dụng chủ trương này để xuất khẩu và vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới. Để tránh tình trạng này Nhật Bản thường xuyên cung cấp thông tin đến các đối tác thông qua Mạng lưới châu Á về phòng ngừa vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới.

Một phần của tài liệu hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng 3r để quản lý chất thải rắn tại thủ đô hà nội (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w