Kinh nghiệm của các nước cho thấy cần phải xây dựng một nền công nghiệp tái chế phát triển, thông qua nhiều biện pháp khác nhau như thúc đẩy nghiên cứu khoa học và công nghệ, tăng cường đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng về tái chế. Hiện nay ở nước ta các làng nghề tái chế ngày càng xuất hiện nhiều, và gần đây chúng ta có nghe nói đến việc có làng nghề tái chế tái chế chất thải bệnh viện nguy hại thành vật dụng được sử dụng rộng rãi nhưng chưa hề đảm bảo an toàn và không có bất kỳ sự chứng nhận nào về việc có an toàn cho sức khỏe người sử dụng hay ko. Vì thế nên có một cơ chế nhất định để có thể phát triển ngành công nghiệp tái chế với đúng mục tiêu của nó là tiết kiệm nguồn tài nguyên và mang lại lợi ích kinh tế xã hội đồng thời kiểm soát ô nhiễm một cách tối ưu.
Mặt khác, các hoạt động thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế cũng bao gồm việc thành lập các trung tâm, mạng cơ sở dữ liệu về chất thải để qua đó các doanh nghiệp có thể mua bán, trao đổi chất thải như ở Thái Lan. Việc thúc đẩy tiêu thụ các
sản phẩm tái chế thông qua quảng bá, tuyên truyền, thực hiện các chương trình mua sắm xanh của chính phủ cũng là một việc làm quan trọng và cần thiết.
Tóm lại, trên đây là những bài học có tính chất chiến lược để thực hiện sáng kiến 3R tại Hà Nội và sau đó là chiến lược quốc gia về 3R. Sáng kiến 3R thực sự là một sáng kiến mang lại lợi ích to lớn về kinh tế và xã hội trong điều kiện nguồn tài nguyên đang trở nên khan hiếm như hiện nay. Càng tiết kiệm được tài nguyên bao nhiêu, xã hội tuần hoàn vật chất càng hoàn thiện và phát triển bao nhiêu thì hiệu quả mà nó mang lại càng lớn bấy nhiêu. Tiếp sau đây, chúng ta sẽ đề cập tới những hoạt động 3R bước đầu được triển khai tại Hà Nội và đã mang lại những kết quả như thế nào, để từ đó chúng ta đưa ra được những giải pháp tối ưu cho việc thực hiện thành công Sáng kiến 3R.