a. Kinh nghiệm về phân loại rác tại nguồn
Hệ thống phân loại tại nguồn rác thải rắn tại các thành phố của Nhật Bản
Hệ thống thu gom rồi phân loại rác tại nguồn rác thải rắn tại các thành phố ở Nhật Bản về cơ bản được chia làm 3 loại:
• Thu gom theo nhóm • Thu gom tại các điểm • Thu gom ven đường
Bảng 1-4: Các hình thức thu gom rác thải Hệ thống thu gom
phân loại rác
Tổ chức đảm nhiệm Tần suất thu gom
Thu gom theo nhóm Cộng đồng với sự hỗ trợ của chính quyền (kinh phí,v.v..)
Mỗi tháng 1 lần
Thu gom theo điểm Cửa hàng bán lẻ và chính quyền
Bất cứ thời gian nào
Thu gom ven đường Chính quyền Mỗi tuần 1 lần
Nguồn: URENCO Hà Nội
Những thành phần của Hệ thống thu gom rác ven đường.
Các thành phần cần nói đến của hệ thống này bao gồm:
Thùng đựng rác: Các thành phố của Nhật Bản khi triển khai hoạt động cơ bản đầu tiên của 3R là phân loại rác tại nguồn họ đã sử dụng những thùng đựng rác khác nhau với ưu và nhược điểm khác nhau và ở mỗi một nơi trên địa bàn thành phố lại thích hợp để sử dụng các loại thùng đựng rác đó.
Loại thùng đựng rác Ưu điểm Nhược điểm
Loại thùng hoặc túi đựng rác bất kỳ (túi nhựa hoặc thùng đựng rác)
Chính quyền không phải đầu tư bất kỳ loại thung hoặc túi đựng rác nào.
Rất khó kiểm tra tình trạng phân loại rác tại thời điểm thu gom nếu như rác đựng trong túi nhựa màu. Cần phải xé và loại bỏ túi nếu muốn lấy rác ra tái chế.
Loại thùng hoặc túi theo quy định (túi trong suốt hoặc bán trong suốt)
Dễ kiểm tra tình trạng phân loại rác vào thời điểm thu gom hơn. Tạo thuận lợi cho việc phân loại rác.
Dễ dàng hơn cho người dân phân loại rác thải và rác tái chế.
Chính quyền cần phải đầu tư mua thùng đựng hoặc túi nhựa theo đúng yêu cầu.
Thùng đựng rác hữu cơ có khả năng tách nước khỏi rác (chỉ sử dụng để lọc rác thải hữu cơ)
Người dân có thể giữ rác thải hữu cơ tại nhà vì nước tách khỏi rác thải hữu cơ nên rác sẽ khó phân huỷ.
Rác hữu cơ rất dễ lên men.
Người dân sẽ thi thoảng phải rửa sạch thùng rác.
Dùng giấy báo hoặc túi giấy đã qua sử dụng (chỉ để đựng rác hữu cơ)
Không cần phải tách túi giấy khỏi rác tại nhà máy xử lý.
Có thể túi giấy không kịp phân huỷ mặc dù đã qua quy trình xử lý.
Rất khó kiểm tra tình trạng phân loại rác vào thời điểm thu gom.
Người dân trực tiếp mang rác đến thùng đựng tại các địa điểm quy định.
Không cần phải mua túi hay thùng đựng rác.
Cần phải chuẩn bị và bảo vệ các túi và thùng đựng rác tại các địa điểm quy định.
Nguồn: URENCO Hà Nội
Địa điểm để rác
Bảng 1-6: Lựa chọn địa điểm thu gom rác
Địa điểm Ưu điểm Nhược điểm
Thu gom tại một địa điểm quy định (cứ khoảng từ 10 đến 20 gia đình thì lại có một điểm thu gom)
Việc thu gom tại một điểm quy định sẽ hiệu quả hơn việc thu gom tại cửa từng hộ gia đình.
Trách nhiệm của người xả rác không được xác định rõ ràng.
Người dân phải chấp nhận mang rác đến địa điểm quy định.
Thu gom tại cửa từng hộ gia đình
Trách nhiệm của người xả rác được xác định rõ ràng. Người dân thuận lợi trong việc mang rác đi đổ.
Hiệu quả thu gom kém hơn so với cách thức thu gom rác tại những địa điểm quy định.
Nguồn: URENCO Hà Nội
Tần suất thu gom
Rác tái chế: Mỗi tuần một lần.
Rác hữu cơ: Hai đến ba lần một tuần. Rác có thể đốt: Hai đến ba lần một tuần.
Rác không thể đốt: Một tuần một lần.
Tại Nhật Bản, việc thu gom các loại rác khác nhau được tiến hành vào các ngày khác nhau, việc này giúp người dân nhận ra sự khác biệt giữa rác thông thường và rác tái chế - đó chính là mục đích cốt lõi của hệ thống phân loại rác thải ngay từ nguồn.
Một số công cụ dùng để giúp người dân phân loại rác thải
Những bảng thông báo tại điểm thu gom rác.
Thông thường, rác được mang đến các điểm thu gom quy định, cứ khoảng 10-20 hộ gia đình thì lại có một điểm thu gom như vậy. Lịch thu gom sẽ quy định mỗi ngày thu gom một loại rác nhất định. Nếu người dân mang loại rác khác đến vào ngày đó thì sẽ không được chấp nhận.Chính quyền thành phố cần thông báo cho người dân để họ biết mà làm theo quy định về lịch thu gom rác.
Không chấp nhận thu gom rác thải/ rác tái chế không đúng lịch.
Rất nhiều chính quyền thành phố tại Nhật Bản không chấp nhận thu gom rác thải/ rác tái chế mang đến điểm thu gom không đúng lịch. Trong tình huống như vậy người thu gom sẽ không mang số rác đó đi mà sẽ dán một miếng dính cảnh cáo lên túi đựng số rác đó.
Hướng dẫn người dân phân loại rác đúng cách.
Nhân viên chính quyền thành phố sẽ đi trên một chiếc xe đặc biệt đến gặp người người dân thường xuyên vi phạm lịch thu gom rác để nhắc nhở và giúp đỡ họ phân loại và đổ rác theo quy định.
b. Tái chế:
Công tác giảm, tái chế và quản lý rác thải tại Nhật là vấn đề được ưu tiên hàng đầu nhằm duy trì và phát triển bền vững trong thế kỷ hai mươi. Yêu cầu cấp thiết ở đây là tạo dựng một hệ thống kinh tế mới cân bằng giữa lợi ích môi
trường và lợi ích kinh tế.
“Hội đồng Cấu trúc Công nghiệp” của Chính phủ Nhật Bản trong năm 1999 đã đưa ra đề xuất có tiêu đề “Hướng tới một Hệ thống Kinh tế dựa trên Tái Chế”. Quan điểm chủ đạo trong đề xuất này là triển khai các chủ trương của 3R, đó là thực hiện giảm, tái chế và tái sử dụng rác thải, trong đó tái chế rác thải là trọng tâm của dự án.
Trong khi triển khai 3R tại Tokyo từ 1989 đến 2000, Chính quyền Thủ đô đã thực những nỗ lực sau:
Thực hiện chiến dịch giảm lượng thải Phê duyệt gỗ thải từ vật liệu xây dựng
Xây dựng “Kế hoạch Hành động về Giảm lượng Thải” Phổ biến túi rác bán trong suốt
Phát hành Sách trắng về chất thải tại Tokyo Xây dựng “ Quy tắc Thu gom Tokyo năm 1996” Thực hiện chiến dịch Túi rác của Tôi
Triển khai dự án Mô hình về phục hồi nguồn (Tokyo Rule I) Xây dựng kế hoạch xử lý chất thải nội địa
“Trách nhiệm cá nhân thu gom” đối với chất thải từ hoạt động kinh doanh Xây dựng kế hoạch khẩn nhằm mở rộng phạm vi sử dụng giấy cũ
Uỷ ban báo cáo về tình hình quản trị mới đối với quản lý chất thải công nghiệp Hướng dẫn thăm quan (đối với chất thải cho phép)
Những hoạt động trong tương lai
Chính quyền trung ương và địa phương, các cơ sở kinh doanh và người tiêu dùng đã cùng nhau bắt đầu bằng nhiều cách giúp xây dựng và tạo bước thành công cho
hệ thống tái chế. Nhận thấy sự cần thiết cho các hoạt động trong tương lai, chính phủ Nhật Bản đang cho ra một khái niệm về 3R, bằng các phương pháp hữu hiệu, đảm bảo được những tác động thực tế và sự hợp tác trên thế giới để tiếp cận với các vấn đề 3R.
c. Giáo dục môi trường.
Quan hệ Công chúng và Giáo dục Môi trường về 3R tại Tokyo
Trong khi triển khai 3R tại Tokyo từ 1989 đến 2000, Chính quyền Thủ đô đã thực những nỗ lực sau
Thực hiện chiến dịch giảm lượng thải Phê duyệt gỗ thải từ vật liệu xây dựng.
Xây dựng “Kế hoạch Hành động về Giảm lượng Thải” Phổ biến túi rác bán trong suốt
Phát hành Sách trắng về chất thải tại Tokyo Xây dựng “ Quy tắc Thu gom Tokyo năm 1996” Thực hiện chiến dịch Túi rác của Tôi
Triển khai dự án Mô hình về phục hồi nguồn (Tokyo Rule I) Xây dựng kế hoạch xử lý chất thải nội địa
“Trách nhiệm cá nhân thu gom” đối với chất thải từ hoạt động kinh doanh Xây dựng kế hoạch khẩn nhằm mở rộng phạm vi sử dụng giấy cũ
Uỷ ban báo cáo về tình hình quản trị mới đối với quản lý chất thải công nghiệp Hướng dẫn thăm quan (đối với chất thải cho phép)
Nhật Bản là một trong những nước đứng đầu về Sáng kiến 3R và vì vậy việc thực hiện 3R ở Nhật Bản đã có nhiều thành công, trên đây là những hoạt động cụ thể nhất mà tôi đề cập đến để đưa ra những bài học đối với Việt Nam.