Chương 2: Chương trình 3R tại thủ đô Hà Nội.
2.1.3. Kinh tế, xã hộ
Trong 5 năm gần đây (2000-2004), Hà Nội đạt mức tăng trưởng GDP bình quân năm là 10,73% (cả nước là 6,7%), trong đó giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp xây dựng là 13,06%, dịch vụ tăng 9,71%, ngành nông lâm nghiệp tăng 3,51%. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2001 đạt 13,1%; ,ăm 2002 đạt 10,31%; năm 2003 đạt 11,1% và năm 2004 đạt 11,12%. Một số thành tựu năm 2007 so với 2006:
GDP tăng 12,07%;
Công nghiệp tăng 21,4%;
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 21,9%;
Xuất khẩu tăng 22%, so với mức tăng bình quân 15,3% cho giai đọan 2000- 2005; (Hà Nội đã mở quan hệ giao thương với trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ)
Vốn đầu tư toàn xã hội tăng 22%; Thu ngân sách tăng 19,2%;
Hàng hóa vận chuyện tăng 8,4%; 365 triệu lượt khách đi xe buýt; Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng 2,44%;
Tổng vốn huy động trên địa bàn tăng 36% so với 2006 lên 341,7 ngàn tỷ. Các ngành dịch vụ, du lịch và bảo hiểm giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố.Trong lĩnh vực công nghiệp, Hà Nội đã xây hoàn chỉnh 9 khu công nghiệp và 11 cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều sản phẩm công nghiệp trong đó có một số sản phẩm mới như công nghiệp điện tử, công nghiệp phần mềm, chế tạo khuôn mẫu..., đã đứng vững trên thị trường.Trong khi tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, nông nghiệp phải chuyển dịch cơ cấu để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả.Mặc dù chỉ chiếm 3,9% về dân số và khoảng 0,3% diện tích lãnh thổ, Hà Nội đóng góp 8,4% vào GDP cả nước, 8,3% giá trị kim ngạch xuất khẩu, 8,2% giá trị sản xuất công nghiệp, 9,6% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, 10,2% vốn đầu tư xã hội, 14,1% vốn đầu tư nước ngoài đăng ký và 14,9% thu ngân sách nhà nước.
Diện mạo của Hà Nội đang thay đổi. Các công trình xây dựng làm Hà Nội trở nên khang trang tuy nhất thời cũng gây ô nhiễm không khí. Đầu tư tăng cho xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, mở rộng các tuyến đường, nút giao thông quan trọng, triển khai xây mới các cầu qua sông Hồng và chuẩn bị đầu tư các tuyến đường sắt đô thị.Mức sống của người dân được cải thiện, GDP bình quân đầu người Hà Nội khoảng 18,2 triệu đồng/năm (2004). Những năm qua, Hà Nội dẫn
đầu cả nước về chỉ số phát triển con người, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức thấp nhất (hiện còn dưới 1%) và cũng hoàn thành xóa hộ nghèo diện chính sách, thực hiện xóa phòng học cấp 4, phổ cập trung học cơ sở, chính sách khuyến học, khuyến tài được coi trọng.
Thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục chuyển mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp, phát triển các ngành, các lĩnh vực và sản phẩm công nghệ cao. Đồng thời, phát triển công nghiệp có chọn lọc, ưu tiên phát triển các ngành: tự động hoá, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, tập trung phát triển các ngành và nhóm sản phẩm có lợi thế, thương hiệu.Bên cạnh đó, thành phố cũng phát triển thêm và cải tạo chất lượng các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ chất lượng cao như: công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng và y tế.Phát triển con người, đào tạo và thu hút nhân tài, phát triển cộng đồng cũng được đề cập đến trong mục tiêu phát triển chung của thành phố.