B. Phần bài tập
3.2. Thực nghiệm 1 Hệ thố ng các câu h ỏ i th ự c nghi ệ m
PHIẾU THỰC NGHIỆM Họ và tên: Lớp: Trường:
Giới thiệu các bài toán
Câu hỏi 1: Hãy khoanh tròn số thập phân trong các dạng viết dưới đây? 0,66; 1 3; 0,66666; 2; 1 9; 3; 21 25; 1 8; 1 10; 4; 3,14; 15,00; 5,7418; 11 7 ; 12 100; 30,06; 4 4 ; 0,3; 8; 15 75; 15 4 ; 13 3,7; 2 100; 0,333….; 0,1(2)
Câu hỏi 2: Có bao nhiêu số thập phân nằm giữa 12,23 và 12,232 ? Hãy liệt kê ?
Câu hỏi 3 :
a) Hãy điền vào chỗ trống 2 số thập phân có hai chữ số sau dấu phẩy mà em cho là tốt nhất :
b) Hãy điền vào chỗ trống 2 số thập phân có ba chữ số sau dấu phẩy mà em cho là tốt nhất:
….. < 4,1 < ……
Chúng tôi sử dụng lại một số câu hỏi thực nghiệm liên quan đến các vấn đề tương tự
trong các công trình đã có ở Pháp.
Câu hỏi 1 trên bắt nguồn từ câu hỏi của Neyret (1995) đối với thể chế dạy học của Pháp. Chúng tôi chỉ bổ sung thêm 2 dạng viết cuối cùng 0,333 … và 0,1(2) là dạng viết thập phân vô hạn tuần hoàn của một số hữu tỉ. Vì theo phân tích ở chương II, các sách giáo khoa Việt Nam và giáo trình Đại học ở Việt Nam dùng một cách nhập nhằng giữa số thập phân và dạng viết thập phân vô hạn.
Câu hỏi 2 chúng tôi sử dụng chính là câu hỏi 4.2 của Neyret (1995).
Câu hỏi 3 bắt nguồn từ các câu hỏi 3 và câu hỏi 4.1 của Margolinas (1985). Chúng tôi sử dụng nguyên mẫu và không có sữa chữa gì.
Việc sử dụng các câu hỏi được soạn thảo bởi các nhà nghiên cứu của Pháp có 2 lý do sau đây:
- Các câu hỏi này đã được soạn thảo rất tốt từ những nghiên cứu khoa học luận và nghiên cứu thể chế của Pháp. Nghiên cứu thể chế Việt Nam của chúng tôi cũng chứng tỏ
rằng học sinh Việt Nam sẽ gặp phải những khó khăn như học sinh Pháp vì chương trình và các sách giáo khoa Việt Nam đã không tính đến những khó khăn này.
- Ngoài ra, các kết quả thực nghiệm cũng cho phép đối chiếu với các kết quả đã thực hiện ở Pháp. Sự khác nhau trong các kết quả thực nghiệm có thể giải thích từ việc phân tích thể chế.