Dạng viết thập phân vô hạn không tuần hoàn

Một phần của tài liệu khái niệm số thập phân đối với học sinh trung học phổ thông (Trang 25 - 26)

Tương tự như dạng viết thập phân vô hạn không tuần hoàn, các tác giả sách giáo khoa Việt Nam cũng gọi dạng viết thập phân vô hạn tuần hoàn là số. Sách giáo khoa dùng dạng viết này đểđịnh nghĩa số vô tỉ như trong lời giải thích của sách giáo khoa lớp 7 trang 45.

Theo sách giáo viên lớp 7, sách giáo khoa giới thiệu cho học sinh thấy sự tồn tại của số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Đó là số vô tỉ. Số vô tỉ đầu tiên học sinh nhận biết đó là 2– số đo độ dài đường chéo hình vuông có cạnh bằng 1. GV không nên đi sâu vào lí thuyết chặt chẽ về số vô tỉ.

(Toán 7, Sách giáo viên, trang 45)

Nhận xét: Việc so sánh các số thực được quy về việc so sánh trên các dạng viết thập phân của chúng.

Vì tập hợp các số thực bao gồm các số hữu tỉ và vô tỉ nên có thể nói: Nếu a là số thực thì a biểu diễn được dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn. Khi đó, ta có thể so sánh hai số thực“tương tự như so sánh hai số hữu tỉ viết dưới dạng số thập phân” (sách giáo khoa

Toán 7 trang 43) Ví dụ:

b) 1, 24598... 1, 24596...

GV cho học sinh thấy: Ta có thể so sánh hai số thực viết dưới dạng số thập phân tương tự như so sánh hai số hữu tỉ viết dưới dạng số thập phân.

(Toán 7, Sách giáo viên, trang 48).

Vấn đề: So sánh 0,999… và số 1 không được đặt ra.

Việc gọi các dạng viết thập phân vô hạn là số có thể gây hiểu nhầm rằng tất cả các dạng viết thập phân đều là số thập phân. Kĩ thuật so sánh hai số thực chỉ dựa vào kĩ thuật so sánh hai dạng viết thập phân của chúng càng làm gia tăng sự hiểu nhầm.

Một phần của tài liệu khái niệm số thập phân đối với học sinh trung học phổ thông (Trang 25 - 26)