Phương pháp lập kế hoạch

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh tại công ty tmxnk viễn đông (Trang 28 - 32)

Trong thực tế các doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều phương pháp hoạch định. Tuỳ thuộc vào mục đích, yêu cầu mà các doanh nghiệp áp dụng các phương pháp khác nhau. Ở Việt nam hiện nay các doanh nghiệp chủ yếu vẫn sử dụng phương pháp cân đối trong việc xây dựng kế hoạch.

4.1 Phương pháp cân đối

Phương pháp này gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định khả năng (bao gồm khả năng sẵn có và khả năng chắc chắn có) của doanh nghiệp và yếu tố sản xuất.

Bước 2: Cân đối giữa nhu cầu và khả năng về các yếu tố sản xuất.

Trong cơ chế thị trường, phương pháp cân đối được xác định với những yêu cầu sau:

- Cân đối được thực hiện là cân đối động. Cân đối để lựa chọn phương án chứ không phải cân đối theo phương án đã được chỉ định. Các yếu tố của cân đối là những yếu tố biến đổi theo môi trường kinh doanh, đó là nhu cầu thị trường và khả năng có thể khai thác của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch.

- Thực hiện cân đối liên hoàn, tức là tiến hành nhiều cân đối kế tiếp nhau để bổ sung và điều chỉnh phương án cho phù hợp với thay đổi của môi trường.

- Thực hiện cân đối trong những yếu tố truớc khi tiến hành cân đối tổng thể các yếu tố. Kết quả cân đối tổng hợp phải là căn cứ xác định năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là cơ sở để xác định hoặc điều chỉnh phương án kinh doanh của doanh nghiệp.

4.2 Phương pháp tỷ lệ cố định

Nội dung của phương pháp này là tính toán một số chỉ tiêu của năm kế hoạch theo tỷ lệ đã được xác định trong năm báo cáo trước đó. Có nghĩa là coi tình hình của năm kinh doanh giống như tình hình của năm báo cáo đối với một số chỉ tiêu nào đó.

Phương pháp này cho thấy kết quả nhanh nhưng thiếu chính xác nên chỉ sử dụng trong trường hợp không đòi hỏi độ chính xác cao và thời gian không cho phép dài.

4.3 Phương pháp phân tích chu kỳ sống của sản phẩm

Chu kỳ sống của sản phẩm (vòng đời của sản phẩm) là khoảng thời gian từ khi nó được đưa ra thị trường cho đến khi nó không còn tồn tại trên thị trường. Trừ một số sản phẩm hàng hoá thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày, hành hoá

có tính chất thời trang, mau hỏng hoặc sản phẩm có tính thời vụ... còn lại, nói chung chu kỳ sống của sản phẩm được đặc trưng bởi 4 giai đoạn chủ yếu (4 pha): Triển khai (thâm nhập), tăng trưởng, bão hoà và suy thoái. Tưong ứng với mỗi giai đoạn là các vấn đề và cơ hội kinh doanh. Doanh nghiệp cần nhận biết đặc điểm của từng giai đoạn để quyết định khối lượng sản xuất, vì mỗi giai đoạn của chu kỳ sống có mức độ tiêu thụ trên thị trường khác nhau.

4.4 Phương pháp đường cong kinh nghiệm

Thực chất của phương pháp này là phân tích đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành nghề trên cơ sở mối quan hệ giữa việc giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm và việc tăng số lượng sản phẩm, từ đó tiến hành lập kế hoạch.

4.5 Phương pháp mô hình PIMS (chiến lược thị trường ảnh hưởng đến lợinhuận) nhuận)

Theo phương pháp này, khi hoạch định kế hoạch doanh nghiệp phải phân tích 6 vấn đề lớn:

- Sức hấp dẫn của thị trường như: Mức tăng trưởng thị trường, tỷ lệ xuất khẩu...

- Tình hình cạnh tranh: Phân tích thị trường tương đối của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất.

- Hiệu quả của hoạt động đầu tư: Cường độ đầu tư, doanh thu trên mỗi hoạt động đầu tư.

- Sử dụng ngân sách doanh nghiệp: Chi cho marketing trong doanh thu, hệ số tăng sản xuất.

- Các đặc điểm của doanh nghiệp như: Qui mô doanh nghiệp, mức độ phân tán của doanh nghiệp.

- Phân tích sự thay đổi của các yếu tố: Phần thị trường liên kết, giá cả, chất lượng sản phẩm và sự thay đổi sản lượng.

Phương pháp này là phát hiện ra sự trao đổi các kết quả có tính chất chiến lược để từ đó xác định kế hoạch.

Phần II - THỰC TIỄN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCHSẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY TNHH TM & XNK

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh tại công ty tmxnk viễn đông (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w