TMXNK VIỄN ĐÔNG

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh tại công ty tmxnk viễn đông (Trang 59 - 62)

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH TẠI CÔNG TY VIỄN ĐÔNG

TMXNK VIỄN ĐÔNG

Trong thời gian qua công ty TNHH TM & XNK Viễn Đông đã có những bước phát triển đáng mừng, khắc phục được nhiều khó khăn, dần dần đứng vững trên thị trường mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đời sống cán bộ công nhân viên tuy chưa cao nhưng đã được nâng lên nhiều trong những năm qua, số lượng việc làm nhiều hơn, cơ sở vật chất được cải thiện và nâng cấp đáng kể. Tuy nhiên công ty cũng còn có nhiều hạn chế cần khắc phục để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty hơn nữa. Qua phân tích ở chương II ta thấy có một hạn chế lớn trong công ty đó là việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty chưa sát với thực tế, chưa được chuẩn bị kỹ càng. Đây là công việc đầu tiên của quá trình sản xuất kinh doanh nên nó có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả cuối cùng. Kế hoạch sản xuất kinh doanh đặt ra các chỉ tiêu nhiệm vụ và cả các phương pháp, biện pháp để hoàn thành nhiệm vụ đó, kế hoạch phân bổ các nguồn lực cho nên nếu kế hoạch được lập không tốt thì sẽ lãng phí nguồn lực, không hoàn thành được nhiệm vụ và như thế sẽ không đóng góp vào việc đạt đến mục tiêu của doanh nghiệp. Do đó trong thời gian tới công ty cần phải hoàn thiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình để cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn nữa, khắc phục khó khăn và thu được lợi nhuận cao, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên cũng như cải thiện vị thế của công ty trên thương trường.

Nhiệm vụ trước hết của công ty trong việc hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình là xây dựng kế hoạch đầy đủ, có nghiên cứu

khoa học, phân tích cụ thể, đầu tư cho việc lập kế hoạch một cách thoả đáng, thu hút nhiều người cùng tham gia lập kế hoạch từ trên xuống dưới và phổ biến kế hoạch một cách rộng rãi trong toàn công ty.

Để thực hiện được nhiệm vụ đó, có nhiều vấn đề cần giải quyết không chỉ ở phạm vi công tác kế hoạch mà còn phụ thuộc vào chức năng nhiệm vụ ở các bộ phận phòng ban chức năng khác trong công ty, cần có thời gian để giải quết vấn đề này.

I. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ HOẠCH

Cũng như các công cụ quản lý khác, chuyển sang cơ chế quản lý kinh tế mới, kế hoạch cũng đã đổi mới để bắt kịp những yêu cầu khách quan, để khẳng định là công cụ quản lý cần thiết và quan trọng ở cả cấp vĩ mô và vi mô trong nền kinh tế thị trường. Kế hoạch đã được đổi mới cả về nộ dung, phương pháp, trình tự tiến hành theo hướng tăng quyền chủ động cho các doanh nghiệp trên cơ sở các định hướng của Nhà nước. Sau gần 10 năm đổi mới công tác kế hoạch đã có nhiều chuyển biến tích cực song còn nhiều khó khăn và hạn chế. Vì vậy, công tác kế hoạch nói chung đang tiếp tục được đổi mới và hoàn thiện trên các mặt sau:

- Triển khai đồng bộ và liên tục các kế hoạch, từ kế hoạch dài hạn, trung hạn đến hàng năm, từ kế hoạch sản xuất, tài chính đến các kế hoạch hỗ trợ. Các kế hoạch trong khi xây dựng và thực hiện được xem xét trong mối quan hệ ràng buộc qua lại lẫn nhau cả về mặt phạm vi, quy mô và thời gian.

- Tiếp tục thực hiện chính sách đào tạo, sắp xếp các phòng quản lý sự nghiệp để đưa những người không có năng lực, trình độ đi làm việc khác. Động viên

những người cao tuổi nghỉ hưu, tuyển chọn lớp trẻ thay thế để tăng cường quản lý. Kiện toàn bộ máy tổ chức và tăng cường hiệu lực của bộ máy quản lý.

- Đổi mới quan hệ giữa kế hoạch kinh tế quốc dân với kế hoạch doanh nghiệp. Kế hoạch nền kinh tế xã hội chỉ đóng vai trò định hướng, tham khảo cho các doanh nghiệp lập kế hoạch, giảm tới mức tối thiểu các chỉ tiêu pháp lệnh. Quá trình giao, xét duyệt kế hoạch nhanh gọn, giản đơn và khách quan, có căn cứ khoa học đảm bảo tính khả thi cao.

- Tiếp tục xây dựng công tác kế hoạch theo phương thức hạch toán kinh doanh theo hướng xã hội chủ nghĩa. Tức kế hoạch phải được xây dựng lấy thị trường làm căn cứ và thước đo, cần chú ý cả về mặt hiện vật lẫn giá trị, xoá bỏ triệt để bao cấp và ỷ lại ở cấp trên, đảm bảo sản xuất kinh doanh bù đắp được chi phí và có lãi.

- Tiếp tục hoàn thiện quy trình xây dựng và cân đối kế hoạch ở các cấp cơ sở. Các doanh nghiệp đảm bảo tính khả thi các bước của công tác kế hoạch. Đồng thời sự linh hoạt ở khâu cân đối, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với diễn biếncủa thị trường cần được coi trọng.

- Làm tốt công tác tư tưởng, để cho mọi cán bộ công nhân viên nhận thấy trách nhiệm, ý nghĩa công việc mình làm.

- Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, tăng cường công tác kiểm tra - kiểm soát. - Tổ chức hội thảo để đúc kết kinh nghiệm.

- Tiến hành xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh thực sự có hiệu quả: + Đảm bảo tính định hướng của chiến lược để công ty phát triển một cách liên tục và vững chắc trong môi trường sản xuất kinh doanh thường xuyên biến động. Việc “kết hợp mục tiêu công trình, và mục tiêu tình thế” trong thực hành

kinh doanh là yêu cầu rất cần thiết để đảm bảo hiệu quả kinh doanh và khắc phục sai lệch do tính định hướng của chiến lược gây ra.

+ Tập trung các quyết định chiến lược quan trọng về cấp lãnh đạo doanh nghiệp. Điều đó đảm bảo tính chuẩn xác của các quyết định dài hạn (về sản phẩm, về đầu tư, về đào tạo) và sự bí mật thông tin và cạnh tranh trên thị trường. Chiến lược luôn có tư tưởng tiến công, giành thắng lợi trên thương trường. Chiến lược được hoạch định và thực thi dựa trên phát hiện và sử dụng các cơ hội kinh doanh, các lợi thế so sánh của doanh nghiệp nhằm đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao.

Vậy muốn có chiến lược phát triển, doanh nghiệp phải tiến hành xây dựng chiến lược theo một tiến trình. Thực chất tiến trình chiến lược của doanh nghiệp là lựa chọn những lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh và đảm bảo các nguồn lực cho chúng nhằm duy trì và phát triển doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh tại công ty tmxnk viễn đông (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w