Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh tại công ty tmxnk viễn đông (Trang 67 - 72)

II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH TẠI CÔNG TY TNHH TM & XNK VIỄN ĐÔNG

2. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu và dự báo thị trường

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong những năm qua, công tác dự báo thị trường hầu như không được tiến hành nếu có chỉ ở mức khởi đầu và mang phần nhiều là các kinh nghiệm của các chuyên viên dự báo, chưa thường xuyên nghiên cứu dự báo nên dẫn đến tình trạng doanh nghiệp chịu tác động của nhiều yếu tố như tỷ giá đồng đô la thay đổi, lạm phát tăng cao... Do đó công tác lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch gặp nhiều khó khăn dẫn đến một số chỉ tiêu không đạt kế hoạch. Chính vì vậy công ty phải đẩy mạnh hơn nữa công tác dự báo qua các công việc sau:

- Dự báo là xác định các thông tin chưa biết có thể xảy ra trong tương lai của hiện tượng vấn đề mà mình nghiên cứu. Qua đó thấy được khả năng của nó sẽ xảy ra trong tương lai giúp ban lãnh đạo công ty trong công tác quản lý, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh.

- Hơn nữa, công ty phải đẩy mạnh công tác dự báo ở mức trung hạn và dài hạn nhằm phát hiện ra các nhân tố mới nảy sinh để có những đối sách, biện pháp nhằm điều chỉnh kịp thời và có lợi nhất.

Để nâng cao được chất lượng, độ chính xác của các kết quả dự báo, một vấn đề có ý nghĩa quan trọng và mang tính quyết định là lựa chọn phương pháp dự báo nào cho thích hợp. Trong thực tế có thể áp dụng nhiều phương pháp dự báo. Nhưng ở nước ta, với điều kiện kinh tế và khoa học như hiện nay, các doanh nghiệp thường áp dụng các phương pháp dự báo sau:

Phương pháp ngoại suy. Phương pháp chuyên gia. Phương pháp mô hình hoá.

Mỗi phương pháp dự báo đều có ưu nhược điểm riêng và phạm vi áp dụng nhất định. Trong quá trình dự báo không có một phương pháp nào có tính vạn năng và cho kết quả dự báo với độ chính xác cao. Vì vậy, trong thực tế để có được thông tin dự báo đủ độ tin cậy khi hoạch định chiến lược cũng như thực hành kinh doanh người ta sử dụng kết hợp nhiều phương pháp để bổ sung cho nhau.

Công ty TNHH TM & XNK Viễn Đông cũng đã nhận thức được vấn đề áp dụng cho dự báo cùng lúc nhiều phương pháp, nhưng mới chỉ dừng lại ở phương pháp giản đơn dễ tính và mang tính chủ quan như phương pháp chuyên gia và phương pháp ngoại suy xu thế. Chính vì vậy kết quả dự báo trong những năm qua còn nhiều hạn chế.

Trong điều kiện biến động của thị trường ngày càng tăng, sự thay đổi của nó từng ngày từng giờ ảnh hưởng tác động đến ngành thép ngày càng nhiều. Vì vậy công ty phải có những biện pháp dự báo hữu hiệu hơn, linh hoạt hơn để cho ta kết quả dự báo khả quan như phương pháp hệ số, phương pháp mô hình hoá. * Phương pháp mô hình hoá:

Phương pháp mô hình hoá có thể tiến hành trên cơ sở kế thừa và sử dụng các yếu tố của phương pháp ngoại suy và phương pháp chuyên gia. Phương pháp mô hình hoá phản ánh có chọn lọc những thuộc tính của ngành được nghiên cứu. Việc xây dựng mô hình được tiến hành dựa trên cơ sở nghiên cứu sơ bộ về kế hoạch sản xuất kinh doanh và tìm ra những đặc trưng của nó, phân tích mô hình thực nghiệm có thể bằng lý luận hoặc có thể so sánh khảo sát số liệu và tư liệu.

Phương pháp mô hình hoá không những có tác dụng trong việc mô tả về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, của toàn ngành mà còn là mô hình để dự báo tương lai phát triển của ngành. Trên cơ sở đó xây dựng nhiều phương án khác nhau làm cơ sở cho việc hình thành các quyết định.

Mô hình hoá là hình tượng đã được đơn giản hoá. Do vậy trong quá trình xử lý nghiên cứu mô hình hoá cần phải làm giảm bớt sai số so với thực tế, đảm bảo sự tin cậy của mô hình.

Kết quả dự báo là cơ sở căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch. Vì vậy việc từng bước hoàn thiện công tác dự báo là điều kiện tất yếu không chỉ riêng với công ty mà còn cả với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và Nhà nước.

* Phương pháp hệ số:

Phương pháp này được các doanh nghiệp sử dụng một cách rộng rãi trong công tác xây dựng kế hoạch và dự báo cơ cấu, mối quan hệ giữa các phân hệ trong hệ thống, giữa các phòng ban, các đơn vị trong công ty.

Phương pháp này tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, để xác định mối quan hệ tỷ lệ giữa lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty và các nhân tố ảnh hưởng đến nó. Ta có thể tính theo công thức sau:

Yij Xij

Trong đó: i: Biểu thị sự tác động của nhân tố thứ i đến đối tượng dự báo. j: Tần số quan sát.

Yij: Đối tượng dự báo (ví dụ: Lĩnh vực thi công xây lắp)

Xij: Các nhân tố tác động đến đối tượng dự báo (Dân số, thu nhập, tăng trưởng GDP, chính sách của Nhà nước, thời tiết khí hậu...)

Dựa vào công thức trên ta có thể tính được hệ số Kij tương ứng diễn ra trong quá khứ của ngành thép, từ đó phân tích và xác định tính quy luật phát triển của các hệ số Kij. Nhìn chung tính quy luật đó có thể xẩy ra theo một trong ba trường hợp sau:

- Quy luật Kij giao động ổn định và xoay quanh một giá trị trung bình nào đó trong suốt thời kỳ nghiên cứu. Khi đó:

Kij n

Giá trị dự báo được xác định theo công thức: Yi(t) = Kij x Xi(t)

Trong đó: Xi(t) là giá trị nhân Xi ở thời kỳ dự báo t Kij

t

Kij giao động quay quanh một trục.

- Quy luật các hệ số Kij có xu hướngtăng dần đều hoăc nhảy vọt. Khi đó Kij cần phải xác định tương ứng với từng trường hợp để đảm bảo tính quy luật của kết quả dự báo.

Kij Kij

t t

- Quy luật tăng dần và nhảy vọt

- Quy luật các hệ số Kij có xu hướng giảm dần và đột biến

Kij Kij

t t

Đây là phương pháp tương đối đơn giản, dễ làm. Nhưng đặc biệt phải quan tâm, phân tích thực trạng mối quan hệ giữa các yếu tố trực tiếp tác động đến sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh tại công ty tmxnk viễn đông (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w