I. Đặc điểm ngành chè của các tỉnh và thành phố có ảnh hưởng đến
3. Sản phẩm và thị trường
3.1 Cơ cấu sản phẩm.
Nhìn chung, ngành chè đã đạt được rất nhiều tiến bộ trong việc đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm chè cho xuất khẩu và đã chú ý nhiều đến việc năng cao tỷ trọng các mặt hàng chè chất lượng cao. Trong cơ cấu xuất khẩu chè của Việt Nam, chè đen chiếm tỷ trọng lớn, trung bình hơn 80%. Điều này cho thấy chè đen là mặt hàng chủ lực của ngành chè. Chè xanh và các mặt hàng chè khác có xu hướng giảm mặc dù gần đây nước ta đã xuất được một lượng chè sang Trung Quốc, Đài loan, Nhật Bản…Lượng chè xanh xuất khẩu giảm từ 10,2 % năm 2004 xuống còn 9,25% năm 2007, các loại chè khác ( chủ yếu là chè hộp nhỏ) giảm từ 8,55%(2004) xuống 7,71% (2007). Trong những năm tới ngành chè Việt Nam cần có những biện pháp tích cực để khắc phục tình trạng suy giảm này vì chè xanh và chè hộp nhỏ mang lại giá trị và lợi nhuận xuất khẩu cao hơn nhiều so với chè đen.
Bảng 1:Cơ cấu sản phẩm chè xuất khẩu của Việt nam.
đơn vị: % Năm 2004 2007 2004 2007 2007 2007 chè đen OTD 80,05 80,00 81,20 81,50 82,06 82,60 chè đen CTC 1,20 1,32 1,45 1,54 1,75 2,15 chè xanh 10,20 10,12 9,53 9,25 11,2 11,45 Các loại chè khác 8,55 8,56 7,82 7,71 8,09 8,45 Tổng 100 100 100 100 100 100
3.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu sản phẩm chè
Hiện nay sản phẩm chè của Việt Nam đã có mặt ở hơn 60 nước và vùng lãnh thổ. Các thị trường chủ yếu trong những năm qua là Irắc, Pakistan, Đài loan, Ấn độ… có thể nói rằng công tác thị trường của ngành chè đã đạt được những tiến bộ rõ rệt, một số sản phẩm bắt đầu chiếm lĩnh được thị trường một cách vững chắc.
Trước năm 1991, thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam chủ yếu là các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa và một số nước Châu Á, trong đó 60% khối lượng chè được xuất khẩu sang thị trưòng Liên Xô cũ theo hiệp định thương mại giữa hai nhà nước. Sau khi Liên Xô sụp đổ, xuất khẩu chè mất thị trường truyền thống và suy giảm nhanh chóng vào các năm sau đó.
Thời kỳ 2004-2007 chè Việt nam xuất khẩu sang các thị trường khá lớn và rộng khắp trên thế giới từ các nước Trung Đông đến các nước châu Âu, Bắc Mỹ, các nước châu Phi, châu Á…
Các nước nhập khẩu chè chủ yếu của Việt Nam hiện nay là Irắc, Nga, Ấn Độ, Đức, Nhật Bản, Đài Loan….
Những năm gần đây, các nước Trung Đông chiếm tỉ trọng lớn nhất và ngày càng tăng trong tổng khối lượng chè xuất khẩu của Việt Nam. Ngược lại, tỉ trọng của các nước châu Âu lại đang giảm.
Irắc là bạn hàng lâu năm của Việt Nam và hiện đang là bạn hàng lớn. Những năm gần đây thị trường Irắc chiếm tới 1/3 khối lượng chè xuất khẩu của Việt nam. 100% chè xuất khẩu của Việt nam sang thị trường này là chè đen. Thuận lợi của việc xuất khẩu chè sang thị trường Irắc nói riêng và thị trường Trung Đông nói chung là không bị cạnh tranh của các loại đồ uống có cồn và đồ uống có ga khác do quy định của tập quán tôn giáo. Hơn nữa, khu vực thị trường này không có những đòi hỏi ngặt nghèo về chất lượng sản phẩm như thị trường các nước Tây Âu, Bắc Mỹ hay thị trường Nhật Bản. Tuy
nhiên, chính phủ Irắc cũng đã khá quan tâm đến vấn đề chất lượng lương thực, thực phẩm nhập khẩu. Họ đã nhiều lần yêu cầu Việt Nam có biện pháp nâng cao chất lượng các sản phẩm xuất khẩu. Chính vì vậy, vấn đề cấp thiết là cần cải thiện chất lượng chè xuất khẩu nếu như chúng ta muốn duy trì lâu dài thị trường quan trọng này.
Trong số các nước châu Á, Nhật Bản và Đài Loan là hai bạn hàng quan trọng của Việt Nam. Khối lượng chè xuất khẩu vào hai thị trường này tăng nhanh và liên tục trong vòng mấy năm qua.Việt Nam xuất khẩu chè sang thị trường Đài loan chủ yếu để chế biến thành chè uống liền có pha thêm hương liệu. Nhật Bản là thị trường nhập khẩu chè xanh chủ yếu của Việt Nam. Hơn 50% khối lượng chè xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là chè xanh.
Xuất khẩu chè của Việt Nam vào thị trường Nga đã dần hồi phục sau thời kỳ bị sụt giảm. Khối lượng chè xuất khẩu năm 2007 đã vượt mức của năm 1991 và đạt 4777 tấn đến năm 2007 đạt 9985 tấn tăng gần gấp đôi so với năm 2007.
Cũng như tình hình xuất khẩu chè vào thị trường Nga, xuất khẩu chè vào thị trường các nước như Đức, Ba Lan… thuộc khu vực thị trường truyền thống trước kia đã bắt đầu được khắc phục và khối lượng ngày càng tăng trong các năm. Cụ thể lượng xuất khẩu sang Đức năm 2007 đạt lượng là 2055 tấn đến năm 2007 đạt 3494 tấn tăng một lượng khá cao.
Đối với thị trường Trung Quốc thời kỳ 2004-2007 lượng xuất khẩu chè Việt Nam vào nước này cũng ngày càng tăng về lượng và trị giá. Cụ thể là năm 2007 đạt 500 tấn với trị giá là 838 nghìn USD đến năm 2007 đạt 5828 tấn với trị giá là 6076 nghìn USD.
Bảng 2: Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của chè Việt Nam năm 2007
Tên thị trường Sản lượng (tấn) Kim ngạch
(1000USD) Irắc 8.367 12.641 Đài Loan 15.263 16.866 Pakistan 17.770 20.792 Ấn Độ 2.250 1.732 Nga 9.846 9.777 Đức 3.494 3.975 Nhật Bản 690 1.235 Mỹ 1.266 1.026 Ba lan 3.245 2.792 Anh 2.214 2.186 Thị trường khác 24.595 26.978 Tổng 89.000 100.000 Nguồn: Vinanet
S ả n l ư ợ ng ( tấ n) Các nước
Biểu đồ1: Biểu đồ sản lượng xuất khẩu chè của Việt Nam sang các thị trường các nước.