II. Phân tích động thái phát triển xuất khẩu chè của các tỉnh và thành
1.2.2 Những tồn tại
Các nhà máy chế biến chè xây dựng nhiều nhưng quy mô nhỏ, trang thiết bị lạc hậu, đặc biệt là không cân đối với vùng nguyên liệu. Việc “ Bung ra” của các nhà máy chế biến tư nhân chưa được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát đầy đủ của các cơ quan công quyền: Khi cấp giấy phép xây dựng không căn cứ kết quả cung cấp nguyên liệu, trong quá trình sản xuất chưa chú ý kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra việc Luật lao động… Điều đó dẫn đến nhiều vấn đề bất cập trong phát triển ổn định của ngành, hầu hết các
doanh nghiệp phát triển thiếu bền vững, chủ yếu cạnh tranh trong nội bộ mà chưa tập trung được sức mạnh để cạnh tranh trên thị trường Quốc tế.
Các vườn chè vùng dân ít được đầu tư thâm canh, chăm sóc nên năng suất, chất lượng búp tươi đều rất thấp, bình quân cả nước chỉ đạt 5 tấn búp tươi/ha tình trạng cầu lớn hơn cung gấp nhiều lần nên hiện trạng hái chè không đúng quy trình kỹ thuật, thậm chí dùng liềm cắt chè. Phần lớn hợp đồng mua nguyên liệu giữa các doanh nghiệp Nhà nước với bà con nông dân theo Quyết định 80 của thủ tướng chính phủ đã không thực hiện được và cũng không có chế tài để giải quyết. Nguyên liệu xấu, công nghệ chế biến lạc hậu dẫn đến chất lượng sản phẩm chè của Việt Nam rất kém, giá bán chỉ bằng 60%-70% giá bán bình quân trên thế giới. Thậm chí, có lô chè với số lượng lớn chỉ bán với trên 300 USD/tấn.
Sản xuất chè được phát triển với tốc độ nhanh nhưng mang tính chất manh mún, không tạo ra được những đơn vị chủ lực, đủ sức mạnh cạnh tranh với công ty lớn của nước ngoài. Chè Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là bán thành phẩm làm nguyên liệu cho các nhà nhập khẩu để đấu trộn đóng gói mang thương hiệu họ. Bản thân chè Việt Nam chưa có thương hiệu với nhãn mác sản phẩm uy tín trên thị trường thế giới.