I. Phương hướng và mục tiêu xuất khẩu chè của các tỉnh và thành phố
1. Mục tiêu chiến lược
Ngày 10/3/1999, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 43/1999/QĐ- TTg về kế hoạch sản xuất chè năm 1999-2004 và định hướng phát triển chè đến năm 2007-2015 tạo hành lang pháp và cơ sở pháp quy cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển chè Việt Nam. Quyết định có nội dung cụ thể như sau đối với ngành chè.
Phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nứớc và tăng kim ngạch xuất khẩu lên mức bình quân 200 triệu USD/năm từ năm 2010 trở ra.
Ưu tiên phát triển ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và Lâm Đồng; tập trung đầu tư xây dựng các vùng chè chuyên canh, tập trung, thâm canh. ổn định về năng suất, chất lượng cao và từng bước thực hiện đại hóa. Diện tích được ổn định ở mức 150000 ha; năng suất tối thiểu 2 tấn quy khô/ha; doanh thu bình quân 20 triệu đồng/ ha, mức cao từ 50 triệu đến 70 triệu đồng/ha.
Giải quyết việc làm cho khoảng 1 triệu lao động
Nhiệm kỳ III Hiệp hội chè Việt Nam diễn ra trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới với phương châm của ngành chè là:
“ Không ngừng tăng trưởng – lấy chất lượng làm ưu tiên hàng đầu, lấy thị hiếu làm định hướng phát triển, coi hiệu quả bền vững là danh dự, là hạnh phúc, là văn hóa của ngành chè Việt Nam”
Bảng 9: Một số chỉ tiêu chủ yếu.
Chỉ tiêu 2004 2007 2010 2015
Tổng diện tích(ha) 120.000 125.000 150.000 170.000
Diện tích kinh doanh 102.000 109.000 135.000 150.000
Năng suất bình quân(tấn tươi/ha) 5,2 5,3 6,0 7.2
Tổng sản lượng chè búp tươi(tấn) 530.400 577.700 870.000 112.000
Tổng sản phẩm(tấn khô) 117.860 128.370 180.000 240.000
Tổng sản XK(tấn) 72.000 80.000 120.000 170.000
Kim ngạch XK(triệu USD) 79,2 100 200 350
1.1 Về sản phẩm .
Mục tiêu đầu tiên được đặt ra là sản phẩm chè phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn quốc gia chè Việt Nam và thế giới, đựợc mang thương hiệu quốc gia chè Việt Nam với thương hiệu xuất xứ
"Chè an toàn- Chè vì sức khỏe người tiêu dùng"
Chiến lựơc phát triển này đã định hướng mục tiêu phát triển đến năm 2007 ở mức 104000 ha,108000 tấn sản phẩm và 78000 tấn chè xuất khẩu. Đến năm 2010 tổng diện tích chè cả nước đạt 104000, tổng sản phẩm đạt 147000 tấn, xuất khẩu đạt 110000 tấn với tổng kim ngạch 200 triệu USD.
Công suất sản xuất của công nghiệp chế biến chè Việt Nam đảm bảo tổng khối lượng xuất khẩu hàng năm từ 75-82 ngàn tấn. Thực hiện chiến lược hiện đại hóa, công nghiệp hóa toàn diện công nghiệp chế biến định hướng xuất khẩu, cần xây dựng thêm 95-100 nhà máy chè có công suất chuẩn 12 tấn chè đọt tươi/ngày. Mặt khác ngoài xuất khẩu sản phẩm, sản phẩm tiêu dùng trong nước được định hướng như sau: 65% được chế biến dưới các dạng tinh chế, chế biến thủ công, sản phẩm đặc hữu cao cấp phục vụ các tầng lớp dân cư có thu nhập khác nhau; 20% là các loại chè thực phẩm (giống địa phương), tự sản tự tiêu theo truyền thống và tập quán uống
chè của dân tộc, như: Chè Gay hái cả cành, chè lá xanh ủ nống, chè đắng, chè hạt…15% là các loại sản phẩm phái sinh, các chế phẩm chè theo hướng đa dạng hóa sản phẩm. Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, trên cơ sở điều tra thị trường và thị hiếu tiêu thụ, định hướng chung là 50% chè đen và CTC; 50% chè xanh và các loại khác.
1.2. Về thị trường xuất khẩu.
Phấn đấu sản xuất chè tốt, giá phù hợp với chất lượng cao để bán khắp các nước trong WTO.
Tổ chức tốt tiêu thụ ở thị trừơng ASEAN với mức tiêu dùng 0,2 kg/người, trong nước đạt 0,6 kg/người với các siêu thị chè, các quán uống chè trong khắp nước.
Mục tiêu là tiếp tục giữ vững thị trường hiện có, mở ra các thị trường mới. Bằng việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm chè có chất lượng cao và giá cả hợp lý, hấp dẫn người tiêu dùng, cần phải tổ chức quảng cáo và xây dựng đội ngũ tiếp thị, chuyên viên thị trường thành thạo.
Đặc biệt coi trọng thị trường Nga và SNG, thị trường Pakistan. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và bền vững lâu dài.
Thị trường, với mục tiêu xuất khẩu là chính, dành 75-80% sản phẩm để xuất khẩu, vì vậy cần: tiếp tục phát triển thị trường Trung Cận Đông- đảm bảo ở mức 30-45 ngàn tấn/ năm; Châu Âu : 20-35 ngàn tấn/năm; Châu á 20- 25 ngàn tấn/năm; Châu Mỹ- Châu Phi khoảng 10-18 ngàn tấn/năm, để trong vòng 5 năm tới cả nước có thể xuất khẩu hàng năm được từ 90-110 ngàn tấn.
1.3 Về giá.
Trước tiên là phải rà soát lại toàn bộ định mức kinh tế- kỹ thuật trong sản xuất và quản lý, tìm mọi biện pháp hạ giá thành sản phẩm 5-7% để nâng cao sức cạnh tranh của chè Việt Nam. Tất cả mục tiêu về sản phẩm hay thị trường điều phải đảm bảo doanh thu ngành chè khi định hình đạt 1000 triệu USD từ chè. Trong nhiệm kỳ này doanh thu ngành chè vào năm 2011 phải đạt 300 triệu USD. Cụ thể cho giá từng sản phẩm sau.
Búp chè tươi: 2.800đ/kg – 16.000 đ/kg Chè đen đạt bình quân : 1,7 USD?kg
Chè xanh : 1,9 USD/kg Chè xanh cao cấp : 9,0 USD/kg Chè đặc sản : 20,0 USD/kg
Chè hương các loại và chè thực phẩm : 10,0 USD/kg