Các kiến nghị nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển KH-CN Nông nghiệp

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển KH-CN ngành Nông nghiệp pptx (Trang 73 - 83)

IV) Thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển KH-CN ngành Nông nghiệp

2) Các kiến nghị nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển KH-CN Nông nghiệp

Khoa học – Công nghệ ngành Nông nghiệp thể bao gồm các hoạt động chia thành các nhóm sau:

-Hoạt động nghiên cứu tạo ra KH – CN mới phục vụ trong sản xuất Nông nghiệp.

-Cung cấp đại trà các sản phẩm KH – CN : máy móc, trang thiết bị, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc…đến tận tay người sản xuất.

-Ứng dụng, triển khai máy móc, trang thiết bị….vào trực tiếp các khâu trong sản xuất Nông nghiệp.

-Ứng dụng KH – CN trong công tác bảo quản, chế biến sản phẩm Nông nghiệp.

Với mỗi nhóm hoạt động lại có nhứng đối tượng tham gia khác nhau, nó quyết định đến nguồn vốn phát triển KH – CN ở mỗi hoạt động là từ các nguồn khác nhau.

Nhóm các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo KH – CN mới phục vụ trong sản xuất Nông nghiệp là những hoạt động đòi hỏi vốn đầu tư nhiều, thời gian dài, rủi ro cao… nên chủ yếu do chính quyền địa phương, nhà nước làm, nguồn vốn chủ yếu lấy từ Ngân sách, hoạt động chủ yếu thông qua các chương trình, dự án nghiên cứu Khoa học…

Doanh nghiệp tư nhân và đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung trong các hoạt động nghiên cứu, sản xuất, cung cấp máy móc, trang thiết bị… phục vụ sản xuất Nông nghiệp. Công tác ứng dụng KH – CN trong việc bảo quản chế biến sản phẩm Nông nghiệp cũng do khu vực này đảm nhận.

Còn việc đưa KH – CN ứng dụng , triển khai vào trong trực tiếp quá trình sản xuất Nông nghiệp chủ yếu là do người nông dân thực hiện, việc quyết định có nên đưa KH – CN nào vào trong các khâu của sản xuất Nông nghiệp hay không là do người nông dân quyết định.

Để phát triển KH – CN ngành Nông nghiệp ta phải đi từ các giai đoạn cụ thể của nó: từ nghiên cứu, sáng chếsản xuấtứng dụng. Đối với mỗi giai đoạn lại sử dụng các nguồn vốn khác nhau phụ thuộc vào đối tượng thực hiện.

Nguồn vốn để phát triển KH – CN ngành Nông nghiệp thường được lấy từ 3 nguồn: từ Ngân sách; từ khu vực doanh nghiệp trong và ngoài nước; từ người nông dân. Hiện nay nguồn vốn phát triển KH – CN ngành Nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên chủ yếu vẫn là từ Ngân sách mặc dù tỉnh đã thực hiện nhiều chính sách hiệu quả nhằm thu hút vốn.. Do đó cần có những chính sách, biện pháp để thu hút một cách đồng bộ từ nhiều nguồn khác nhau. Sau đây em xin đề xuất một số ý kiến của mình về một số biện pháp thu hút vốn phát triển KH – CN ngành Nông nghiệp như sau:

Đối với nguồn vốn từ Ngân sách

- Cần tăng cường quản lý hơn nữa đối với các chương trình, dự án từ Ngân sách, tránh tình trạng đầu tư tràn lan kém hiệu quả.

- Tăng cường tổ chức các ban thanh tra, đợt thanh tra có thể là theo tháng, theo quý đối với quá trình thực hiện, phê duyệt các dự án, chương trình từ nguồn Ngân sách.

- Phát động các cuộc nghiên cứu KH – CN phục vụ sản xuất Nông nghiệp sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ từ Ngân sách.

- Xây dựng nguồn ngân quỹ cho công tác tuyên truyền, quảng bá…

Đối với nguồn vốn của doanh nghiệp trong và ngoài nước

- Tăng thời gian ưu đãi, mức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế đất đai, tiền thuê đất… đối với các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực có liên quan đến sản xuất, cung cấp tư liệu sản xuất hiện đại cho ngành Nông nghiệp.

- Đơn giản hóa hơn các thủ tục hành chính trong việc đăng ký cấp phép và các thủ tục sau cấp phép, các thủ tục về công tác tín dụng…

- Giảm thuế nhập khẩu đối với các tư liệu sản xuất hiện đại nhập từ nước ngoài mà trong nước không có.

- Phát triển công nghiệp chế biến, gắn kết người nông dân với các doanh nghiệp trong việc bao tiêu sản phẩm người nông dân…

- Phát triển thị trường KH – CN ngành Nông nghiệp trong tỉnh một cách công bằng, ổn định…

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin một cách đầy đủ, chính xác về các chính sách ưu đãi của tỉnh đối với việc thu hút vốn phát triển KH – CN ngành Nông nghiệp…

Đối với nguồn vốn của người nông dân

- Các địa phương trong tỉnh cần đầu tư xây dựng, kiên cố hóa các công trình giao thông, thông tin liên lac, hệ thống điện…tạo môi trường thuận lợi để người nông dân có thể áp dụng KH – CN vào sản xuất Nông nghiệp.

- Sở KH – CN, sở Nông nghiệp, sở Kế hoạch và đầu tư …cần có kế hoạch, chương trình hoạt động cụ thể đối với công tác tuyên truyền tập huấn đến người nông dân về Khoa học kỹ thuật mới. Tăng cường đưa công văn xuống các xã, phường về các giống cây, con giống mới phù hợp với điều kiện địa phương, cách chăm sóc…để xã thông báo cho người nông dân trên loa truyền thanh của xã. Cần có những buổi tập huấn, trao đổi kinh nghiệp giới thiệu các khoa học kỹ thuật mới cho bà con. Có thể cho ứng dụng thử trực tiếp trên địa bàn địa phương để người dân có thể nhìn thấy hiệu quả của chúng

- Chính quyền các cấp có thể hỗ trợ cho người nông dân một phần kinh phí để mua các giống mới, trang thiết bị mới…

- Chính quyền địa phương nên tìm đầu tư từ các doanh nghiệp chế biến sản phẩm Nông nghiệp để có sự cam kết chặt chẽ giữa người nông dân và doanh nghiệp. doanh nghiệp cung cấp giống, công nghệ, kỹ thuật cho người nông dân, người nông dân cung cấp sản phẩm cho họ. Doanh nghiệp đảm bảo việc bao tiêu sản phẩm cho người nông dân, người nông dân đảm bảo cung cấp cho doanh nghiệp nguyên vật liệu và đảm bảo một phần nào chất lượng sản phẩm cung cấp….

Hưng Yên là một tỉnh thuần nông, dân cư sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp: dân cư chủ yếu sống ở nông thôn (chiếm 90% dân số toàn tỉnh), số lao động làm việc trong ngành nông nghiệp, thủy sản chiếm tỷ lệ cao, hơn 60,34%...Do đó nông nghiệp là một trong những ngành rất quan trọng của tỉnh Hưng Yên.

Mặc dù có nhiều yếu tố thuận lợi như: điều kiện tự nhiên, khí hậu thời tiết, nguồn lao động dồi dào… nhưng đó vẫn chưa phải là toàn bộ những nhân tố quyết định tới sự phát triển của ngành nông nghiệp. Còn một nhân tố hết sức quan trọng nữa đó là KH – CN ngành nông nghiệp.

Trong những năm qua, bên cạnh sự phát triển không ngừng của KH – CN ngành nông nghiệp trên Thế giới và trong nước, UBND tỉnh cũng có những biện pháp nhằm phát triển KH –CN ngành nông nghiệp tỉnh nhà nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phù hợp với nhu cầu thực tế. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do thiếu vốn mà đặc biệt là thiếu sự tham gia đầu tư của khu vực tư nhân.

Với mục tiêu là tìm ra các giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư phát triển KH – CN ngành nông nghiệp tỉnh Hưng Yên, mà đặc biệt là thu hút vồn đầu tư từ khu vực tư nhân, đề tài đã tập trung nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lí luận về KH – CN ngành nông nghiệp và vốn đầu tư phát triển KH – CN ngành nông nghiệp. Từ đó làm rõ nội dưng cơ bản cũng như những tác động của vốn đầu tư đới với sự phát triển của KH – CN ngành nông nghiệp. Trên cơ sở lí luận, đề tài tiếp tực khát quát thực trạng phát triển KH – CN ngành nông nghiệp tỉnh Hưng Yên và thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển KH – CN ngành nông nghiệp tỉnh nhà, chỉ rõ kết quả, tòn tại và nguyên nhân của tồn tại. Từ đó đề xuất nhưng giải pháp, chính sách, định hướng cơ bản nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư phát triển KH – CN ngành nông nghiệp

tỉnh Hưng Yên.

1. Giáo trình kinh tế Nông nghiệp – NXB Đại học kinh tế quốc dân – 2006 2. Giáo trình Công nghệ trồng trọt – NXB Đại học kinh tế quốc dân

3. Giáo trình kinh tế phát triển – NXB Lao động xã hội – 2005

4. Đầu tư trong nông nghiệp thực trạng và triển vọng – Nguyễn Sinh Cúc, Nguyễn Văn Tiêm – NXB Chính trị quốc gia – 1995

5. Báo cáo phát triển thế giới 2008. Tăng cường Nông nghiệp cho phát triển – NXB Văn hóa – thông tin.

6. Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát triển kinh tế nông thôn, thực trạng và giải pháp – NXB chính trị quốc gia.

7. Báo cáo kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên từ 2004 đến 2008. 8. Niên giám Thông kê tỉnh Hưng Yên 2007

9. Quy hoạch phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế vùng bãi tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2007 – 2010, định hướng 2015.

10.Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

11.Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản 2006 – NXB Thống kê.

12.http://www.hungyen.gov.vn : trang Web tỉnh Hưng Yên 13.http://www.baohungyen.org.vn

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ... Error! Bookmark not defined.

LỜI MỞ ĐẦU ...1

Chương I. Sự cần thiết thu hút vốn đầu tư phát triển Khoa học – Công nghệ cho ngành Nông nghiệp ...3

I) Vai trò của Khoa học – Công nghệ trong Nông nghiệp ...4

1) Khái niệm Khoa học – Công nghệ...4

1.1) Khoa học ...4

1.2) Công nghệ ...5

1.3) Mối quan hệ giữa Khoa học và Công nghệ ...6

1.4) Nội dung Khoa học – Công nghệ trong Nông nghiệp...8

2) Đặc trưng của KH-CN trong ngành Nông nghiệp ... 11

2.1) Tiến bộ Khoa học – Công nghệ phải dựa vào tiến bộ về sinh vật học và sinh thái học ... 11

2.2) Việc nghiên cứu ứng dụng KH – CN trong Nông nghiệp mang tính vùng, tính địa phương cao. ... 12

2.3)Tính đa dạng của các loại hình Công nghệ trong Nông nghiệp... 13

2.4) Tính đồng bộ cân đối trong phát triển KH – CN trong Nông nghiệp . 13 3) Vai trò của KH – CN đối với sự phát triển ngành Nông nghiệp ... 13

3.1) Mở rộng khả năng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển ngành Nông nghiệp ... 14

3.2) Thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành Nông nghiệp ... 15

3.3) Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm ngành Nông nghiệp, thúc đẩy phát triển Nông nghiệp hàng hoá ... 16

4) Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển KH – CN ngành Nông nghiệp .... 16

4.1) Sự phát triển của thị trường Khoa học – Công nghệ ... 16

4.3) Nguồn nhân lực ... 17

4.4) Cơ chế quản lí KH – CN ... 17

4.5) Quan hệ quốc tế về KH – CN ... 18

II) Sự cần thiết thu hút vốn đầu tư phát triển KH-CN ngành Nông nghiệp . 18 1) Khái niệm vốn đầu tư ... 18

2) Các nguồn vốn đầu tư cho phát triển KH-CN ... 19

2.1)Nguồn vốn đầu tư trong nước... 19

2.2)Nguồn vốn nước ngoài ... 20

3) Vai trò của vốn đầu tư đối với sự phát triển KH-CN ... 23

4) Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút vốn đầu tư phát triển KH-CN cho ngành Nông nghiệp ... 24

4.1) Môi trường đầu tư ... 24

4.2) Thị trường Khoa học – Công nghệ và thị trường vốn cho phát triển KH – CN. ...

25 4.3) Nguồn nhân lực ... 26

4.4) Các chính sách xúc tiến đầu tư nói chung và đầu tư vào KH – CN ngành Nông nghiệp nói riêng ... 26

4.5)Tình hình thế giới ... 27

Chương II. Thực trạng về vốn đầu tư phát triển KH-CN ngành ... 28

Nông nghiệp ... 28

I) Tổng quan về điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên ... 28

1) Điều kiện tự nhiên ... 28

1.1) Vị trí - địa lý ... 28

1.2) Khí hậu thời tiết ... 28

1.3) Tài nguyên thiên nhiên ... 28

1.3.1) Tài nguyên đất ... 29

1.3.2) Tài nguyên nước ... 29

2) Điều kiện kinh tế - xã hội ... 30

2.1) Dân số và nguồn nhân lực... 30

2.2) Cơ sở hạ tầng ... 31

2.3) Đánh giá tổng quan những tiềm năng và khả năng phát huy các lợi thế so sánh vào mục tiêu phát triển của tỉnh. ... 32

II) Tình hình phát triển ngành Nông nghiệp tỉnh Hưng Yên ... 34

1) Trồng trọt... 35

1.1)Cây lương thực ... 37

1.2)Cây rau đậu các loại ... 39

1.3)Cây CN ngắn ngày ... 39

2) Chăn nuôi ... 41

3) Thuỷ sản ... 44

4) Đánh giá chung về thực trạng ngành Nông nghiệp tỉnh Hưng Yên ... 45

4.1) Thành tựu ... 45

4.2) Hạn chế và nguyên nhân ... 46

III) Thực trạng về KH-CN ngành Nông nghiệp tỉnh ... 47

1) Thuỷ lợi hoá Nông nghiệp ... 47

1.1)Về thuỷ lợi... 47

1.2)Phục vụ tưới... 48

1.3)Phục vụ tưới tiêu ... 49

2) Cơ giới hoá Nông nghiệp ... 50

3) Điện khí hoá Nông nghiệp ... 52

4) Hoá học hoá Nông nghiệp ... 52

5) Sinh học hoá Nông nghiệp ... 53

5.1)Về trồng trọt ... 53

5.2)Về chăn nuôi ... 55

IV) Thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển KH-CN ngành Nông nghiệp tỉnh ... 56

1.1) Quy mô ... 57

1.2) Cơ cấu ... 58

2) Đánh giá ... 61

Chương III. Một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển KH-CN ngành Nông nghiệp ... 64

1) Định hướng phát triển KH – CN Nông nghiệp tỉnh đến năm 2015 ... 64

1.1) Định hướng phát triển Nông nghiệp tỉnh Hưng Yên ... 65

1.1.1) Định hướng phát triển ngành trồng trọt đến năm 2010 ... 66

1.1.2) Định hướng phát triển ngành chăn nuôi ... 70

1.2) Định hướng phát triển KH-CN ngành Nông nghiệp của tỉnh ... 71

1.2.1)Thuỷ lợi hoá Nông nghiệp ... 71

1.2.2)Cơ giới hoá Nông nghiệp ... 71

1.2.3)Điện khí hoá Nông nghiệp ... 72

1.2.4)Hoá học hoá Nông nghiệp ... 72

1.2.5)Sinh học hoá Nông nghiệp ... 72

2) Các kiến nghị nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển KH-CN Nông nghiệp tỉnh 73 KẾT LUẬN ... 75

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Vốn ODA qua các năm vào Việt Nam ... 22

Bảng 1.2: Vốn FDI qua các năm vào Việt Nam ... 22

Bảng 2.1: Cơ cấu đất tự nhiên tỉnh Hưng Yên ... 29

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu về dân số Hưng Yên... 30

Bảng 2.3 :Giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp ... 34

Bảng 2.4:Cơ cấu giá trị sản xuất Nông nghiệp ... 35

Bảng 2.5: Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành trồng trọt ... 35

Bảng 2.6 : Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất một số cây trồng ngành trồng trọt ... 36

Bảng 2.7: Diện tích gieo trồng các loại cây ... 36

Bảng 2.8 : Sản lượng, diện tích cây lương thực có hạt ... 37

Bảng 2.9: Một số chỉ tiêu về diện tích, sản lượng, năng suất lúa ... 38

Bảng 2.10: Diện tích, sản lượng và năng suất ngô ... 39

Bảng 2.11: Sản lượng, diện tích và năng suất một số cây CN hàng năm ... 40

Bảng 2.12:Diện tích và sản lượng một số loại cây ăn quả ... 41

Bảng 2.13: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ... 42

Bảng 2.14: Cơ cầu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi theo nhóm vật nuôi và sản phẩm ... 42

Bảng 2.15: Chăn nuôi gia súc ... 43

Bảng 2.16: Chăn nuôi gia cầm... 43

Bảng 2.17: Một số chỉ tiêu ngành thuỷ sản ... 44

Bảng 2.18 : Hiện trạng công trình thuỷ lợi tỉnh Hưng Yên ... 48

Bảng 2.19: Máy móc, thiết bị bình quân 100 hộ Nông nghiệp ... 51

Bảng 2.20: Máy móc thiết bị bình quân 100 hộ Nông nghiệp ... 51

Bảng 2.21: Cơ cấu vốn đầu tư theo khu vực kinh tế tỉnh Hưng Yên ... 56

Bảng 2.23: Vốn đầu tư cho nghiên cứu KH – CN và công tác khuyến nông ngành NN tỉnh Hưng Yên ... 58 Bảng 2.24: Cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển KH – CN ngành NN theo nguồn vốn đầu tư ... 59 Bảng 2.25: Cơ cấu vốn đầu tư KH – CN ngành Nông nghiệp theo tính chất đầu tư ... 60

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển KH-CN ngành Nông nghiệp pptx (Trang 73 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)