I) Tổng quan về điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Hưng Yên
2) Điều kiện kinh tế-xã hội
2.1) Dân số và nguồn nhân lực
Nằm trong vùng ĐB sông Hồng, Hưng Yên là tỉnh có mật độ dân số đông đúc. Đến năm 2007, toàn tỉnh có 1156465 người, mật độ bình quân 1252 người/km2, đứng thứ 3 sau Hà Nội (3568người/km2), thành phố Hồ Chí Minh (3024người/km2) và cao gấp gần 5 lần mức trung bình của cả nước.
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu về dân số Hưng Yên
Chỉ tiêu 2001 2003 2004 2005 2006 2007
Dân số cả tỉnh (1000ng) 1094,7 1113,5 1120,3 1134,1 1143,1 1156,5 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%) 11,46 9,97 9,94 9,9 9,5 9,36 Mật độ dân số (người/km2) 1185,9 1206,3 1213,6 1222,5 1238 1252 a) Phân theo giới tính (1000người)
- Nam 528,5 535,6 540,7 546,6 552.7 557,4
- Nữ 566,1 577,9 479,6 587,6 590,4 559
b) Phân theo thành thị, nông thôn (1000 người)
- Thành thị 108,7 120,5 123,3 126 126,7 128,3 - Nông thôn 985,9 992,9 997 1008,1 1016,4 1028,2 - % dân số thành thị 9,94 10,82 11,01 11,11 11,08 11,09
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hưng Yên 2007
Lao động trong độ tuổi hiện có 702,1 nghìn người chiếm 60,71% dân số của tỉnh. Tỉ lệ lao động trong độ tuổi lao động được qua các chương trình qua đào tạo là không nhiều, trong số 702,1 nghìn người trong độ tuổi lao động, chỉ có 30% số người được đào tạo.
Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân năm 2007 có 674102 người, chiếm 96,01% lao động trong độ tuổi lao động, song cơ cấu sử dụng
lao động vẫn còn lạc hậu. Năm 2007 lao động Nông nghiệp và thuỷ sản vẫn chiếm tỷ lệ cao (60,34%); lao động trong các ngành CN – XD và dịch vụ rất ít, chỉ chiếm 39,66% lao động trong tỉnh. Số lao động chưa có việc làm vẫn còn nhiều. Đây sẽ là nguồn bổ sung nhân lực trong tương lai nếu có cách đào tạo tốt.
Như vậy Hưng Yên có nguồn nhân lực dồi dào, trẻ…thuận lợi cho việc thu hút vốn phát triển kinh tế nói chung và thu hút ốn phát triển KH – CN ngành nông nghiệp nói riêng do thu hút được bộ phận doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn tỉnh.
2.2) Cơ sở hạ tầng 2.2.1) Giao thông
Hệ thống giao thông tỉnh Hưng Yên gồm 3 loại : đường bộ, đường sông và đường sắt. Trong đó:
Đường bộ : đường bộ dài 6133 km (trong đó: QL dài 85km; tỉnh lộ dài 191km; huyện lộ dài 341km; đường đô thị và khu CN dài 52km; đường giao thông nông thôn 5464km)
- Quốc lộ gồm 3 tuyến:QL 5, QL 39, QL 38.
- Đường tỉnh: Hưng Yên có 10 tuyến đường tỉnh, gồm:tỉnh lộ 195, tỉnh lộ 200, tỉnh lộ 205, tỉnh lộ 39B, tỉnh lộ 199…
Đường sông: - Sông do TW quản lý: sông Hồng, sông Luộc - Sông do địa phương quản lý:sông Cửu Yên, sông đào Bắc –
Hưng – Hải, sông Chanh, sông Điện Biên, sông Tam Đô
Đường sắt
Tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng đoạn qua địa phận Hưng Yên dài 17km, khổ đường 1m, tải trọng trục trên tuyến 12,5 tấn/trục, sử dụng tà vẹt bê tông 2 khối, ray P43 và P38. Có ga trên tuyến là Lạc Đạo và Tuần Lương.
Hệ thống giao thông phát triển thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, giao lưu kinh tế… từ đó phát triển KH – CN và tăng khả năng thu hút vốn đầu tư phát triển KH – CN ngành nông nghiệp.
Kể từ khi tái lập, cùng với sự phát triển chung của cả tỉnh về mội mặt kinh tế – xã hội, cơ sở hạ tầng, bưu chính viễn thông được mở rộng đưa thêm nhiều dịch vụ mới vào khai thác, chất lượng dịch vụ được nâng lên, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hết năm 2007, tỉnh có tổng số hơn 511780 thuê bao điện thoại, đạt bình quân 45,06 máy/100dân. Hệ thống cung cấp dịch vụ truy cập internet phát triển nhanh, đạt hơn 5880 thuê bao.
Các dịch vụ chuyển phát bưu phẩm nhanh, chuyển tiền nhanh, FAX…cũng đã tăng nhịp độ phát triển. Dịch vụ tiết kiệm bưu điện đã được đưa vào khai thác tại bưu điện huyện để cùng các dịch vụ đại lý phân phối, bưu chính uỷ thác…tạo hướng phát triển mới cho ngành trên địa bàn tỉnh.
2.2.3) Cấp điện, nước
Thực hiện chủ trương điện khí hoá nông thôn, hệ thống lưới điện đã được đưa về thôn, xóm phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Trong giai đoạn 2000-2008, bằng nhiều nguồn vốn đầu tư, hệ thống đường dây tải điện trên địa bàn tỉnh đã có những bước phát triển đáng kể. Tổng chiều dài đường dây cáp cấp điện áp khoảng trên 812,3km trong đó có 72,5km đường dây 110KV, 453,1km đường dây 35KV, 286,7km đường dây 6-10Kv và 86,7km đường dây 0,4Kv.
Trong giai đoạn qua , toàn tỉnh đã quan tâm đầu tư phát triển và cải tạo, nâng cấp lưới điện, xây mới các trạm biến áp, nâng tỷ lệ hộ sử dụng điện trên
địa bàn tỉnh đật 100%, đáp ứng cơ bản nhu cầu điện sản xuất và tiêu dùng trong nông dân.
Vấn đề cấp nước sinh hoạt được chính quyền và nhân dân tỉnh quan tâm. Trong tổng số các loại hình cấp nước, loại hình cấp nước bằng giếng khoan chiếm đa số, các loại hình cấp nước băng giếng đào, bể chứa nước mưa, loại hình cấp nước tập trung dẫn nước bằng đường ống rất ít.
2.3) Đánh giá tổng quan những tiềm năng và khả năng phát huy các lợi thế so sánh vào mục tiêu phát triển của tỉnh. vào mục tiêu phát triển của tỉnh.
Các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên có những lợi thế và hạn chế cơ bản sau:
2.3.1)Lợi thế
- Vị trí của tỉnh nằm ở trung tâm ĐB Bắc Bộ, gần thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh; là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm trên 2 hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng và Quảng Ninh - Lạng Sơn – Hà Nội - Hải Phòng, có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Đất đai của tỉnh bằng phẳng, màu mỡ, nắm trong vùng có điều kiện kinh tế tương đối thuận lợi, phù hợp với nhiều loại cây trồng cho năng suất cao, nhất là những cây đặc sản, cây có giá trị kinh tế cao, tạo ra 1 khối lượng nông sản hàng hoá lớn, chất lượng cao phục vụ cho thị trường Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác trong vùng và cả nước.
- Hưng Yên có nguồn lao động dồi dào, giàu truyền thống, có khả năng tiếp thu nhanh Công nghệ hiện đại, phục vụ cho quá trình phát triển CNH-HĐH của tỉnh cũng như của cả nước.
- Có nhiều tuyến giao thông quan trọng của Hà Nội chạy qua - Có cơ sở hạ tầng đang từng bước được đổi mới phát triển.
Hưng Yên là một tỉnh thuần nông, có điều kiện, tiềm năng…thuận lợi
cho phát triển ngành nông nghiệp nói chung cũng như phát triển Khoa học – Công nghệ ngành nông nghiệp nói riêng. Bên cạnh đó Hưng Yên nằm ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng phát triển nên cũng rát thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư phát triển KH – CN từ dân cư trong tỉnh và từ các trung tâm kinh tế lớn lân cận.
2.3.2) Những hạn chế
- Là tỉnh có diện tích nhỏ, mật độ dân số lớn, tài nguyên đất đai chủ yếu là đất Nông nghiệp nhưng diện tích đất Nông nghiệp bình quân đầu người thấp so với cả nước và trong vùng, nền kinh tế còn nặng về sản xuất Nông nghiệp, Công nghiệp chưa phát triển mạnh, thu nhập bình quân đầu người thấp.
- Tài nguyên khoáng sản ít là một hạn chế đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
- Lao động có trình độ KHKT chiếm tỷ trọng thấp nên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.