IV) Thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển KH-CN ngành Nông nghiệp
1) Định hướng phát triển KH –CN Nông nghiệp tỉnh đến năm 2015
1.2) Định hướng phát triển KH-CN ngành Nông nghiệp của tỉnh
1.2.1)Thuỷ lợi hoá Nông nghiệp
- Nâng cao năng lực của các hệ thống thuỷ lợi hiện có do nhiều hệ thống tưới tiêu nội đồng vẫn chưa hoàn chỉnh và kiên cố hoá, xuống cấp, hệ ssó tưới, tiêu còn thấp, thiết bị, máy bơm đã lâu nên năng lực tưới, tiêu cấp nước thấp so với thiết kế.
- Cải tạo và nâng cấp các hệ thống thuỷ lợi đã có (kiên cố hoá kênh mương, sửa cống, cải tạo thay thế máy bơm), hiện đại hoá trang thiết bị quản lí, vận hành các công trình đảm bảo tưới tiêu ổn định.
- Bổ sung thêm trạm bơm để giải quyết tiêu úng cục bộ cho những vùng trước tiêu tự chảy nay phải tiêu bằng động lực.
1.2.2)Cơ giới hoá Nông nghiệp
Tỉnh ta hướng tới thay thế toàn bộ máy móc , thiết bị hiện đại: máy kéo, máy cày… thay thế cho sức gia súc và sức người. Tiến tới phấn đấu đạt tỉ lệ cơ giới hoá
trong khâu làm đất cũng như trong việc vận chuyển sản phẩm nông lâm thuỷ sản và các yếu tố phục vụ sản xuất Nông nghiệp đạt 100%.
Việc chế biến, bảo quản nông thuỷ sản cũng phải được cơ giới hoá.
1.2.3)Điện khí hoá Nông nghiệp
Để đảm bảo điện khí hoá Nông nghiệp được nâng cao, tỉnh ta phải phấn đấu phát triển lưới điện đảm bảo cung cấp điện ổn định cho mọi thành phần kinh tế và đến tận nơi sản xuất.
Tiến tới hướng việc sử dụng nguồn năng lượng điện là chủ yếu trong các khâu của sản xuất nông nghiệp.
1.2.4)Hoá học hoá Nông nghiệp
- Nhiên cứu, ứng dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật mới hiệu quả nhằm xử lý một số vấn đề về sâu bệnh phát sinh đối với cây trồng: rầy, bệnh vàng lùn…
- Nghiên cứu và đưa vào sản xuất cũng như cung ứng nhằm đa dạng hóa trên thị trường các loại phân bón hoá học phục vụ trồng trọt. Cung cấp tới tận các địa phương nhằm phục vụ cho bà con nông dân.
- Nhiên cứu phát hiện và phòng trừ kịp thời các dịch bệnh trong chăn nuôi. Phát hiện và phòng trừ lây lan đối với các ổ dịch…Cung cấp vacxin kịp thời…
- Đa dạng hóa các loại thức ăn cho gia súc, gia cầm..
1.2.5)Sinh học hoá Nông nghiệp
- Ưu tiên nghiên cứu chuyển giao các giống cây trồng : lúa, ngô, đậu tương… có năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh và phù hợp với điều kiện môi trường của tỉnh, phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Nghiên cứu, ứng dụng các phế phẩm sinh học phục vụ chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi; bảo quản nông sản nhằm nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nghiên cứu, ứng dụng các vacxin phòng chống bệnh chủ yếu cho vật nuôi như: lở mồm long móng, cúm gia cầm…
- Nghiên cứu và phát triển các biện pháp canh tác, các mô hình sản xuất cho phù hợp với tình hình của địa phương và nâng cao hiệu quả trong sản xuất.