IV) Thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển KH-CN ngành Nông nghiệp
1) Định hướng phát triển KH –CN Nông nghiệp tỉnh đến năm 2015
1.1) Định hướng phát triển Nông nghiệp tỉnh Hưng Yên
Quan điểm phát triển
- Theo kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010, diện tích đất nông nghiệp năm 2010 của tỉnh còn 55208 ha, chiếm 59,8% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh, giảm 8968 ha so với năm 2000. Trong đó, diện tích đất trồng lúa dự tính còn 36510 ha, chiếm 39,5% tổng diện tích đất tự nhiên tỉnh, giảm 15674 ha so với năm 2000.
- Hiện tại nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Hưng Yên và là nơi có trên 60% LLLĐ xã hội của tỉnh. Trong thời kỳ đến năm 2020, nông nghiệp vẫn sẽ là cơ sở quan trọng để ổn định tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Phát triển nông nghiệp của Hưng Yên phải gắn liền với quá trình chuyển đổi tích cực và nhạy bén cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hướng tới một nền nông nghiệp hàng hoá mạnh, dựa trên cơ sở phát huy thế mạnh và các lợi thế so sánh của tỉnh như: vị trí địa lý – kinh tế, tác động tích cực của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các nguồn lực của dân, kết hợp có hiệu quả với sự hỗ trợ của nhà nước thông qua các chương trình, dự án theo quy hoạch - kế hoạch.
- Quá trình phát triển nông sản hàng hoá phải gắn liền với định hướng thị trường, cả cho tiêu thụ ở thị trường trong nước, chế biến và xuất khẩu. Trên cơ sở đó phát triển những nhóm sản phẩm chủ lực. Tập trung, đầu tư phát triển theo chiều
sâu, tạo thế mạnh trong cạnh tranh và thoả mãn nhu cầu thị trường cả về chất và lượng, cả trước mắt và lâu dài, nhằm đảm bảo tính ổn định trong phát triển.
- Hướng tới một nền nông nghiệp cung cấp sản phẩm an toàn và chất lượng cao vào năm 2020, đảm bảo cho phát triển bền vững, trong đó phát triển sản xuất đi đôi với bảo vệ và cải thiện độ màu mỡ của đất đai cũng như các điều kiện môi trường sinh thái khác.
Mục tiêu phát triển
+ Nhịp độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản hàng năm thời kỳ 2006-2010 đạt bình quân 5% và thời kỳ 2011-2020 bình quân 4-4,5%.
+ Nhịp tăng GDP ngành nông nghiệp, thuỷ sản bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2020 khoảng 3,1%.
+ Tỷ trọng GDP ngành nông nghiệp, thuỷ sản trong tổng GDP trên địa bàn tỉnh chiếm khoảng 20-21% vào năm 2010, 12-13% vào năm 2015 và 8-9% vào năm 2020.
+ Chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng gia tăng phát triển các nông sản chủ lực, có giá trị kinh tế cao để hình thành cơ cấu nông nghiệp tiến bộ với tỷ lệ giữa các ngành trồng trọt – chăn nuôi - dịch vụ: 51% - 45% - 4% vào năm 2010; 44% - 50% - 6% vào năm 2015 và 41% - 51% - 8% vào năm 2020.