Định hướng phát triển ngành chăn nuôi

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển KH-CN ngành Nông nghiệp pptx (Trang 70 - 71)

IV) Thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển KH-CN ngành Nông nghiệp

1) Định hướng phát triển KH –CN Nông nghiệp tỉnh đến năm 2015

1.1.2) Định hướng phát triển ngành chăn nuôi

- Chăn nuôi lợn

Chăn nuôi lợn là thế mạnh trong cơ cấu ngành chăn nuôi của Hưng Yên. Phấn đấu giá trị sản xuất chăn nuôi tăng bình quân hàng năm trong giai đoạn đến năm 2020 đạt 10%/năm. Đồng thời có có sự chuyển biến mạnh về chất, đến năm 2010, sự chuyển hóa về chất lượng đàn lợn thịt nhằm đáp ứng nhu cầu cạnh tranh trên thị trường và xuất khẩu, dự kiến dưa tỷ lệ lợn hướng nạc lên trên 60% vào năm 2010. Đồng thời trong cơ cấu sản phẩm sẽ hướng mạnh tới những sản phẩm xuất khẩu như thịt mảnh, thịt Block, lợn choai, lợn sữa. Để đảm bảo yêu cầu chuyển hóa đàn lợn về chất, cần tổ chức chỉ đạo đầu tư ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi, đặc biệt là về giống và thức ăn. Đi đôi với việc phát triển đàn lợn trên địa bàn toàn tỉnh, cần hình thành các vùng chăn nuôi theo hướng công nghiệp, trong đó, chú trọng xây dựng vùng chăn nuôi lợn xuất khẩu và nội tiêu chất lượng cao.

- Chăn nuôi đại gia súc

Đến năm 2010 đàn trâu, bò cày kéo giảm dần, tỷ trọng đàn trâu trong cơ cấu tổng đàn trâu bò chiếm 6,5% vào năm 2010, tỷ lệ đàn bò sẽ tương ứng 93,5% vào năm 2010. Đàn bò phát triển theo hướng sind hóa đảm bảo chất lượng nhằm nâng cao thể trọng xuất chuồng. Chăn nuôi đại gia súc Hưng Yên sẽ có sự chuyển hóa cơ bản về chất, đáp ứng yêu cầu theo hướng hàng hóa với chất lượng sản phẩm ngày càng cao và đa dạng.

- Chăn nuôi gia cầm

Phát triển đàn gia cầm về chất và lượng, chủ yếu là gà, vịt, ngan. Trong đó công tác thú y và giống, phòng bệnh cho gia cầm, tránh được dịch bệnh, tránh gây thiệt hại cho người chăn nuôi và cho nền kinh tế. Về quy mô đàn gia cầm, tùy theo nhu cầu của thị trường, sự phát triển công nghệ giống, trình độ thú y, khả năng

chống dịch bệnh của gia cầm để phát triển đàn gia cầm một cách hợp lý ở những vùng có khả năng phát triển gia cầm, chủ yếu ở Ân Thi, Phù Cừ và Kim Động, Khoái Châu, Tiên Lữ; phấn đấu đưa quy mô đàn gia cầm đạt trên 12 triệu con vào năm 2010.

- Thủy sản

Đến năm 2010, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản có thể đạt tới gần 5000ha, trong đó diện tích nuôi cá là 4200 ha, diện tích nuôi cá cao sản là 3000 ha; đến năm 2015, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 5600 ha, giành chủ yếu cho nuôi cá. Để đảm bảo chuyển đổi cả về chất lượng và quy mô trong sản xuất thủy sản cần đẩy nhanh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là về giống và thức ăn.

Trong cơ cấu từng bước mở rộng các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt ra thị trường ưa chuộng như chép lai, rô phi đơn tính, trê lai, tôm càng xanh…Đồng thời phát triển các giống truyền thống như: trắm, mè, chép… nhằm tận dụng mọi điều kiện nuôi thả và đảm bảo đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển KH-CN ngành Nông nghiệp pptx (Trang 70 - 71)