Trong những năm qua, công tác khuyến nông ngày càng được chú trọng nhờ vậy đã phát huy ngày càng hiệu quả và trở nên phổ biến KH – KT, chuyển giao Công nghệ tiến bộ cho nông dân, đồng thời nhiều hộ nông dân cũng đã năng động tự tìm đến với các tiến bộ kỹ thuật, các mô hình sản xuất hiệu quả và chủ động đầu tư phát triển sản xuất ở quy mô hàng hoá. Nhờ vậy những năm qua nhiều loại sản phẩm mới, nhiều giống cây trồng, vật nuôi tiến bộ kỹ thuật có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao đã được chuyển giao cho nông dân đưa vào sản xuất có hiệu quả ở diện rộng, góp phần tăng nhanh năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản, thúc đẩy nhanh tiến độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp, nông thôn.
Nhiều mô hình sản xuất hiệu quả như lúa – cá, lúa – cá - vuờn - quả, hoa – cây cảnh, chăn nuôi thuỷ sản - đặc sản… đã có xu hướng phát triển về bề rộng lẫn chiều sâu.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho Nông nghiệp – nông thôn được chú trọng đầu tư phát triển đặc biệt các công trình thuỷ lợi, giao thông, thông tin – liên lac… góp phần cải thiện, nâng cao khả năng thâm canh, lưu thông sản phẩm và thông tin kinh tế. Tỷ lệ cơ giới hoá trong các khâu canh tác được nâng cao: trên 90% trong khâu làm đất, 100% khâu tuốt và xay xát lúa.
1) Thuỷ lợi hoá Nông nghiệp
1.1)Về thuỷ lợi
Hưng Yên được bao quanh bởi 2 con sông lớn là sông Hồng ở phía tây và sông Luộc ở phía Nam. Ngoài ra còn có sông Đuống là con sông chuyển nước ngọt từ sông Hồng sang sông Thái Bình, tuy không chảy qua tỉnh nhưng chảy qua Hải Dương sát Hưng Yên góp phần quan trọng trong chế độ dòng chảy sông ngòi cũng như việc tưới tiêu của tỉnh.
Các sông nội đồng như: sông Kim Sơn, Cửu An, Điện Biên, Tây Kẻ Sặt là các trục tiêu rất quan trọng trong hệ thống tưới tiêu của Hưng Yên.
Ngoài hệ thống các con sông lớn và sông nội đồng, Hưng Yên còn có khoảng 4000 ha ao hồ đầm với dung tích trên 1 triệu m3, gần 10000 giếng đào thủ công và 5000 giếng khoan UNICEF; 6235 cầu , cống có khẩu độ >=4,0m (trong đó có 11 cống dưới đê) 9 tuyến kè và 79,706km đê tả sông Hồng và sông Luộc cùng hàng trăm km đê địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu, giảm nhẹ thiên tai phục vụ sản xuất và dân sinh trên địa bàn tỉnh.
Hưng Yên có hệ thống thuỷ lợi khá hoàn chỉnh với tổng số 415 trạm bơm đã được xây dựng, tổng công suất 1,9triệu m3/h. Trong đó có 143 trạm bơm do nhà nước mà trực tiếp là 9 công ty KTCTTL của 10 huyện, thị xã quản lý, gồm 647 máy bơm phục vụ được 33200ha. Số trạm bơm do địa phương (xã, phường) quản lý là 272 trạm với 416 máy bơm các loại, phục vụ được 17100ha.
Bảng 2.18 : Hiện trạng công trình thuỷ lợi tỉnh Hưng Yên
Tổng
Trạm bơm do huyện, thị xã quản lý Trạm bơm do xã, phường quản lý Loại từ 8000m3/h trở nên Loại 4000 m3/h Loại 2500 m3/h Loại 1500- 2500 m3/h Loại 1500- 2500 m3/h Loại 1000 m3/h Loại dưới 540 m3/h Số máy 1063 22 73 117 435 25 353 38 Đơn vị: máy
Nguồn: Sở NN – PT nông thôn tỉnh Hưng Yên
Toàn hệ thống có lưu lượng là 1827500m3/h, tổng công suất đặt máy 40078KW/h.
1.2)Phục vụ tưới
Nguồn tưới chính cho ruộng đồng của Hưng Yên là từ sông Hồng, được cấp qua công Xuân Quan - một công trình đầu mối tưới lớn nhất của hệ thống thuỷ nông
Bắc Hưng Hải – qua cống Báo Đáp, kênh Cầu, Lực điền, Cống Tranh, cấp nước vào sông Kim Sơn, Cửu An, Điện Biên, Tây Kẻ Sặt thuộc hệ thống Bắc Hưng Hải nối với các trung thuỷ nông và một hệ thống kênh mương khá đảm bảo từ kênh cấp I – II với tổng chiều dài 3515km (trong đó kênh tưới dài 1961km, đã cứng hóa được 243km) chưa tính kênh dẫn cấp IV và chân rết do địa phương quản lý. Từ sông trục qua các cống và trạm bơm, nước được đưa vào cấp cho toàn bộ các tiểu khu thuỷ lợi.
Nhìn chung, hệ thống công trình thuỷ lợi của Hưng Yên đã phục vụ cho 57074 ha đất canh tác (trong đó 51270 ha trong đồng và 5804 ha ngoài bãi). Như vậy thuỷ lợi Hưng Yên đã cấp nước tưới cho 100% diện tích đất canh tác của tỉnh với hệ số tưới mặt ruộng bình quân toàn tỉnh đều đạt q = 1,51l/s/ha.
Tuy nhiên còn một số diện tích không nhiều ở vùng cao cục bộ, nơi xa công trình đầu mối hay ở cuối kênh do kênh dẫn quá dài và diện tích đất bãi vẫn chưa chủ động được nước tưới.
1.3)Phục vụ tưới tiêu
Với diện tích đất tự nhiên là 92309,32 ha, trong đó 79487 ha trong đồng và 10427 ha ngoài bãi, mặt nước sông suối 3684,69 ha (sông Hồng và sông Luộc), Hưng Yên đã hình thành 3 vùng tiêu chính:
Vùng tiêu trực tiếp ra sông lớn (như các vùng ven sông Luộc) bằng các trạm bơm tiêu.
Vùng tiêu động lực vào các trục Bắc Hưng Hải
Vùng tiêu tự chảy vào trục chính Bắc Hưng Hải rồi ra cống Cầu Xe, An Thổ.
Hàng năm, diện tích trong đồng được tiêu bằng động lực là 53674 ha (trong đó tiêu vào hệ thống Bắc Hưng Hải 41309 ha, tiêu trực tiếp ra sông Luộc 11246 ha bắng các trạm bơm Triều Dương, Mai Xá và Mai Động), diện tích ngoài bãi sông Hồng tiêu bằng động lực là 1120ha, còn lại là diện tích tiêu tự chảy vào các sông nội địa 26923 ha.
Như vậy tiêu ứng bằng động lực và tự chảy ở Hưng Yên đã đảm bảo tiêu được toàn bộ lưu vực ứng với hệ số tiêu đạt bình quân toàn tỉnh là 3,70l/s/ha.
Tuy nhiên hiện nay do có sự biến động và thay đổi của điều kiện khí
tượng thuỷ văn, sự hạn chế trong đầu tư và quản lý khai thác, sự tăng mực nước ở các cửa Cầu Xe, An thổ nên một ssó diện tích chưa đáp ứng được với hệ số tiêu mới và những vùng tự chảy nay phải tiêu bằng động lực do vậy cần thiết phải bổ sung thêm trạm bơm để giải quyết tiêu úng cục bộ.
1.4)Công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai
Hưng Yên đặc biệt chú trọng tới công tác này. Thường xuyên chỉ đạo lực lượng quản lý đê, kè, theo dõi, bám sát tình trạng của các tuyến đê, kè, cống qua dê… để có biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời, hiệu quả. Trong những năm vừa qua, với sự quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả của các cấp các ngành, Hưng Yên đã ngăng chặn và xử lý kịp thời được nhiều vụ vi phạm pháp lệnh đê điều… đảm bảo an toàn cho các tuyến đê, cho sản xuất và dân sinh góp phần tích cực cho phát triển kinh tế, ổn định xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân trong tỉnh.
2) Cơ giới hoá Nông nghiệp
Trong những năm qua việc sử dụng các máy móc, trang thiết bị vào sản xuất Nông nghiệp trong các khâu canh tác ngày càng được gia tăng.
Việc sử dụng máy cày, máy bừa, máy kéo…thay thế sức gia súc phục vụ sản xuất Nông nghiệp chiếm đa số. Cùng với quá trình phát triển cơ giới hoá trong Nông nghiệp, vai trò cày kéo của đại gia súc ngày càng giảm, đặc biệt với đàn trâu. Theo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản 2006, bình quân cứ 100 hộ Nông nhgiệp có 1,5 cái máy kéo và 3,81 máy bơm nước dùng cho sản xuát nông lâm thuỷ sản, thấp hơn so với vùng ĐB sông Hồng và của cả nước. Tỷ lệ cơ giới hoá trong khâu làm đất đã được nâng cao trên 90%.
Bảng 2.19: Máy móc, thiết bị bình quân 100 hộ Nông nghiệp Máy kéo lớn
(từ 35CV trở nên)
Máy kéo trung bình (trên 12CV đến dưới 35CV) Máy kéo nhỏ (từ 12CV trở xuống) Máy tuốt động cơ Máy bơm nước dùng cho sản xuất NLTS Cả nước 0,17 0,88 0,43 5,36 15,21 ĐB sông Hồng 0,03 0,31 1,49 6,84 3,92 Hưng Yên 0,02 0,38 1,1 1,21 3,81 Đơn vị: cái Nguồn:Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản 2006 – NXBTK
Việc vận chuyển sản phẩm cũng như các yếu tố phục vụ cho sản xuất cũng được cơ giới hoá nhưng chưa cao, do tỷ lệ đường nông thôn chưa được kiên cố hoá vẫn còn cao, phần lớn đường ra các khu sản xuất (đường ra đồng) là nền đất nên hạn chế tới cơ giới hoá. Các chỉ tiêu về máy móc thiết bị hiện đại của Hưng Yên đều thấp hơn nhiều so với đồng bằng sông Hồng và cả nước.
Bảng 2.20: Máy móc thiết bị bình quân 100 hộ Nông nghiệp Ô tô Máy tính Lò, máy
sấy sản phẩm Máy chế biến lương thực Máy chế biến thức ăn gia súc Cả nước 0,16 0,69 0,64 1,96 0,3 ĐB sông Hồng 0,13 0,46 0,1 1,13 0,18 Hưng Yên 0,16 0,33 0,1 0,79 0,08 Đơn cị: cái Nguồn: Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản 2006 – NXBTK
Chế biến, bảo quản sản phẩm Nông nghiệp và sản phẩm phục vụ Nông nghiệp cũng ngày càng được cơ giới hoá. Trong những năm qua tỉnh ta phối hợp
với cục chế biến nông lâm sản chuyển giao 4 lò sấy Công nghệ sạch để chế biến nhãn, vải, táo, quất.. nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ xuất khẩu.
3) Điện khí hoá Nông nghiệp
Trong những năm gần đây việc sử dụng nguồn điện năng vào các hoạt động sản xuất Nông nghiệp cũng ngày càng gia tăng. Để thực hiện điện khí hoá Nông nghiệp thì cấn phải hình thành được mạng lưới điện thông suốt từ nơi phát điện đến tận các cơ sở sử dụng điện các trang trại trồng trọt, chăn nuôi…
Thực hiện chủ trương điện khí hoá nông thôn, hệ thống lưới điện đã được đưa về thôn xóm, phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Hệ thống đường dây tải điện có những bước phát triển đáng kể, tổng chiều dài đường dây cáp cấp điện áp 812,3km, trong đó có 72,5km đường dây 110KV, 453,1km đường dây 35KV, 286,7km đường dây 6-10KV và 86,7km đường dây0,4KV. Sản lượng điện thương phẩm dự kiến đạt 549,41 triệu KWh, giá bán bình quân 650đ/KWh. Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 100%.
Việc sử dụng điện trong một số khâu sản xuất Nông nghiệp ngày càng tăng. Trong công tác thuỷ lợi, đa số các máy bơm sử dụng trong các trạm bơm đều sử dụng nguồn năng lượng điện để hoạt động, tỷ lệ máy bơm sử dụng nguồn năng lượng khác chủ yếu là máy bơm nhỏ, dã chiến.
Trong công tác chế biến sản phẩm nông - thuỷ sản, đa số các máy xay, xát… đều sử dụng điện thay vì sử dụng dầu như trước đây.
Trong các trang trại chăn nuôi, việc sử dụng điện để sưởi ấm, thắp sáng hay ấp trứng… ngày càng lớn. Việc sử dụng điện trong công tác sưởi ấm cho vật nuôi và ấp trứng làm tăng hiệu quả trong công tác chăn nuôi và hiệu quả ngành Nông nghiệp.
4) Hoá học hoá Nông nghiệp
Hiện nay, do thời tiết thuận lợi, được chăm bón, bảo đảm đủ nước nên
nhìn chung các loại cây trồng sinh trưởng, phát triển khá tốt, bên cạnh đó tình hình sâu bệnh cũng ngày càng trở nên đáng lo ngại hơn. Nhiều sâu bệnh phát triển mạnh trên cây trồng: đạo ôn, khô xằn, rầy nâu… làm ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng sản phẩm.
Trước tình hình sâu bệnh gây hại, ngành nông nghiệp, Chi cục bảo vệ thực vật và các huyện tích cực hướng dẫn nông dân biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh và chăm sóc cây trồng. Kịp thời phát hiện và thông báo cho nông dân. Nông dân có thể tìm mua thuốc tại các cơ sở ở địa phuwong và phun phòng trừ. Tuy nhiên việc phát hiện sâu bệnh và theo dõi diễn biến tình hình phát triển của sâu bệnh cũng như việc hướng dẫn nông dân sử dụng loại thuốc cho phù hợp còn nhiều hạn chế.
Bên cạnh đó công tác thú y ngày càng được coi trọng, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin đạt khá (trên 80%), công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y và khoanh vùng dập dịch được thực hiện tốt, khống chế kịp thời không để bùng phát ra diện rộng.
Ngành thú y tại địa phương tiếp tục tăng cường kiểm tra giám sát tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; tuyên truyền phổ biến Pháp lệnh thú y, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; thường xuyên củng cố công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y thịt gia súc, gia cầm; phối hợp với các địa phương xây dựng các lò mổ, cơ sở giết mổ tập trung... UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí mua vắc xin tiêm phòng 3 bệnh đỏ (dịch tả, tụ huyết trùng, đóng dấu) cho đàn lợn; hỗ trợ tiền mua vắc xin tụ huyết trùng đối với đàn trâu, bò. Riêng kinh phí dành cho mua vắc xin tiêm phòng bệnh lở mồm long móng cho đàn gia súc được thực hiện theo Quyết định số 192/QĐ-UB ngày 25.1.2000 của UBND tỉnh, vắc xin tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó được thực hiện theo công văn số 1023/CV-UB ngày 21.12.1999 của UBND tỉnh.
Thức ăn gia súc cũng ngày càng được phổ biến. Có nhiều chủng loại phù hợp với nhiều loại vật nuôi, cũng như với từng độ tuổi vật nuôi.
5) Sinh học hoá Nông nghiệp
5.1)Về trồng trọt
Nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả thâm canh cây trồng, trước hết phải có giống chất lượng tốt, chuyển giao công nghệ thâm canh, luân canh, tuyên truyền khuyến cáo các mô hình có hiệu quả kinh tế cao cho nhân dân áp dụng. trong những năm qua tỉnh ta đã đạt được một số kết quả tiêu biểu:
Cây lúa: Phối hợp với Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương Viện Cây lương thực và cây thực phẩm triển khai thực hiện dự án “Xây dựng hệ thống sản xuất giống lúa của
tỉnh giai đoạn 2000-2005” nhằm chủ động sản xuất và cung cấp giống lúa chất
lượng từ 8% lên trên 70% (2005) nhu cầu giống lúa của tỉnh.
Sau hơn 3 năm thực hiện, dự án đã lựa chọn được một số giống lúa bổ sung cơ cấu mùa vụ như: Khang dân 18, Xi23, X21, ĐH 104, ĐV108, NĐ3, HT1, ĐB1, AYT77..., đã tổ chức trên 400 lớp tập huấn chuyển giao công nghệ cho trên 70 xã tham gia sản xuất và cung cấp tại chỗ giống lúa chất lượng đạt trên 70% nhu cầu của nhân dân.
Cây nhãn lồng: “Ứng dụng khoa học, công nghệ phát triển nhãn lồng Hưng Yên” là dự án được phối hợp chặt chẽ với Viện nghiên cứu rau quả thực hiện từ năm 1997 đến nay. Năm 1999 tổ chức Hội đồng bình tuyển giống nhãn lồng đặc sản Hưng Yên lựa chọn 39 cây nhãn đầu dòng, trong đó 11 cây được công nhận là giống quốc gia; dự án đã đạt được một số kết quả như hoàn thiện và phổ biến, tập huấn kỹ thuật cho hàng nghìn hộ nông dân áp dụng quy trình thâm canh nhãn lồng, trồng vườn nhãn mới; áp dụng KHCN bảo tồn nguồn gen kết hợp với khai thác nhãn quả và sản xuất giống tại 34 hộ có những cây nhãn đầu dòng được bình tuyển; xây dựng vườn bảo tồn tại Sở Khoa học và Công nghệ trên diện tích 9.000 m2 trồng 350 cây chiết, ghép từ cây nhãn đầu dòng để thực hiện 3 mục tiêu: bảo tồn nguồn gen, tạo mô hình trình diễn, chuyển giao kỹ thuật thâm canh nhãn và là nguồn cây mẹ cung cấp mắt để nhân giống.
Phối hợp với Trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương tổ chức 6 lớp tập huấn chuyển giao, hướng dẫn khoa học kỹ thuật về trồng dâu lai, nuôi tằm giống mới kén trắng lưỡng hệ cho trên 1.200 lượt hộ nông dân của 3 xã, phường tham gia mô hình và tập huấn mở rộng 2 lớp cho nhân dân làm nghề trồng dâu nuôi tằm 12