Cơ cấu lao động.

Một phần của tài liệu quản lý lao động tại công ty cổ phần lilama 69-3 (Trang 32 - 35)

3. Thực trạng quản lý lao động tại Công ty cổ phần LILAMA 69 1 Số lượng lao động.

3.3. Cơ cấu lao động.

3.3.1. Cơ cấu lao động theo giới tính.

Bảng 11. Cơ cấu lao động theo giới tính

Số lượng %

Tổng số lao động 2534 100

Nam giới 2154 85

Nữ giới 380 25

(Nguồn Phòng lao động)

Do đặc thù là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lắp máy, đặc điểm công việc nặng nhọc, do đó lao động nam giới chiếm một tỷ lệ cao trong tổng số lao động của Công ty là 85%. Trong khi đó lao động nữ chỉ chiếm 25% và chủ yếu làm trong các bộ phận như: lễ tân, hành chính, đoàn thể…

3.3.2. Cơ cấu lao động theo ngành nghề.

Bảng 12. Cơ cấu lao động theo ngành nghề.

Số lượng %

Tổng số 2534 100

Công nhân 1991 78,5

CB KH-KT NV 543 21,5

Như vậy, công nhân chiếm tỷ lệ cao và trung bình cứ 3,7 công nhân thì có một CB KH-KT NV, đây là một tỷ lệ khá cao ở nước ta. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn chưa phù hợp và chỉ ở mức bằng 1/2 ở các nước phát triển khi 7 công nhân có 1 CB KH-KT NV. Đây là một điểm cần có thay đỏi của Công ty nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả lao động và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhận xét

Năm 2005 và 2006, số lượng và cơ cấu đội ngũ lao động của Công ty không có nhiều sự khác biệt. Tổng số lao động thực tế sử dụng bình quân là 2047 người, năm 2006 con số này chỉ giảm đi 6 người là 2041 người. Do đặc điểm của ngành xây dựng và lắp máy nên số lao động, mất việc, sa thải, nghỉ hưu là lớn. Năm 2005 con số lao động trên là 159 người, đến 2006 con số này tăng lên 263 người. Hằng năm lượng tuyển dụng thêm cũng rất nhiều, năm 2005 Công ty đã tuyển dụng thêm 170 lao động, đến 2006 thì Công ty đã tuyển dụng mới thêm 270 lao động. Nhưng trong 2 năm này cơ cấu lao động theo độ tuổi, theo trình độ và theo tính chất công việc không có nhiều thay đổi, do hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và không có biến động lớn. Nhưng đến năm 2007, đặc biệt là tháng 6 thì số lượng cũng như cơ cấu cán bộ công nhân viên trong Công ty có nhiều thay đổi. Đặc biệt là cơ cấu theo độ tuổi đã có những thay đổi rất lớn để phù hợp với tiến trình cổ phần hóa trên toàn Công ty.

Đến hết quý IV năm 2007, tổng số cán bộ công nhân viên toàn Công ty là 2305 người. Trong đó lao động nữ là 332 người, chiếm 14,40%. Điều này hoàn toàn phù hợp với tính chất công việc của 1 Công ty lắp máy và xây dựng. Đây là một ngành đòi hỏi thể lực lớn, vì vậy lao động nữ chiếm một tỷ lệ nhỏ, chủ yếu là cán bộ nghiệp vụ, cán bộ hành chính. Cán bộ nữ là 188 người, còn lại cũng chỉ có hơn 100 lao động nữ trực tiếp tham gia vào các công việc như: vận hành máy nổ, lắp máy, cơ khí (chiếm 1 lượng nhỏ) và công nhân điện.

Về cơ cấu cán bộ công nhân viên theo tuổi đời thì cũng đã có những bố trí phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh. Đội ngũ cán bộ công nhân viên đã được trẻ hóa từ sau khi thực hiện cổ phần hóa. Thực hiện theo nghị định 41 của chính phủ, Công ty đã giải quyết về hưu sớm cho 176 cán bộ công nhân viên có nhu cầu từ những người sinh năm 1971 đến 1947. Thay thế vào đó là việc tuyển dụng mới những công nhân viên có trình độ tay nghề cao, hầu hết đã qua đào tạo, hoặc đào tạo trực tiếp khóa học tại trường của Công ty, sau đó sử dụng. Theo bản báo cáo trên cho ta thấy lao động có tuổi đời từ 18 đến 30 là 1350 người chiếm 58,57%. Còn lại lao động trên 50 tuổi chiếm 4,90%. Đây là một cách giải quyết về nhân lực khá tốt của 1 Công ty cổ phần vẫn còn chiếm 51% vốn nhà nước.

Theo trình độ cán bộ đại học và trên đại học là 168 người chiếm gần 12%, đây là một con số lớn. Họ chủ yếu là lao động gián tiếp, phòng ban và lao động gián tiếp dưới các tổ đội công trình. Đây là đội ngũ cán bộ trẻ, có năng lực trong công việc. Hằng năm, hằng quý, hay khi có nhu cầu nhân lực, Công ty cũng gửi thông báo tuyển dựng tới các trường đại học để tuyển dụng nhân sự, chủ yếu là các trường thuộc khối kỹ thuật. Ngoài ra thì lao động có trình độ cao đẳng cũng có 76 người, chiếm 3,30%. Trong đó cán bộ thi công xây lắp và quản lý kỹ thuật là 53 người, cán bộ kế toán tài vụ là 9 người, cán bộ hành chính quản trị là 11 người, cán bộ giảng dạy là 3 người. Còn lại hầu hết công nhân viên trong Công ty đã có trình độ trung cấp hoặc học nghề con số này chiếm 80,52% tổng số cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Còn lại chỉ có 105 lao động phổ thông nhưng tất cả đã qua đào tạo các khóa học cần thiết. Theo tính chất của công việc thì tổng số cán bộ của toàn Công ty là 569 người, chiếm 24,69%. Trong đó cán bộ lãnh đạo quản lý là 47 người chiếm 2,04% và tất cả đều có trình độ đại học. Cán bộ làm khoa học kỹ thuật là 250 người cũng chủ yếu có trình độ đại học ở chuyên ngành cơ khí. Cán bộ nghiệp vụ là 100 người trong đó có 27 người có trình độ đại học thuộc khối ngành kinh tế…Còn lại là các cán bộ đảm nhận các mảng công việc khác. Là Công

ty cơ khí và xây dựng nên công nhân cơ khí chiếm một số lượng khá lớn là 874 người, trong đó chủ yếu là công nhân hàn điện và hàn hơi với 555 người (có 18 lao động là nữ) và là công việc có lao động nữ tham gia nhiều nhất. Ngoài ra số lượng công nhân cũng được phân khá đều cho các nghề khác như công nhân xây dựng là 165 người chiếm 7,16%, công nhân cơ giới là 110 người chiếm 4,77%, công nhân lắp máy chiếm 6,98%, công nhân điện chiếm 12,72% và 1,21% cho công nhân các ngành nghề khác như trắc địa, gõ rỉ sơn, cấp thoát nước…Lao động phổ thông đã qua đào tạo là 105 người chiếm 4,56%.

Với đặc điểm nhân lực như trên ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản trị nhân lực trong Công ty. Khâu thu hút nhân lực mới luôn diễn ra mạnh mẽ và đây cũng là đặc điểm riêng có của ngành lắp máy. Ngay từ những ngày đầu năm 2008, Công ty đã tuyển dụng thêm 50 lao động phổ thông vào nhiều ngành nghề khác nhau để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh đã được đề ra của Công ty. Ngoài ra, các hoạt động khác về tiền lương, thưởng, các chính sách, giải quyết quan hệ lao động cũng rất khó khăn, dòi hỏi phải có quá trình quản trị nhân sự bài bản để duy trì tốt các hoạt động trong Công ty.

Một phần của tài liệu quản lý lao động tại công ty cổ phần lilama 69-3 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w