Sự quá tải tại các cảng biển khu vực phía Nam

Một phần của tài liệu thực trạng hệ thống cảng biển và dịch vụ logistics ở việt nam (Trang 41 - 42)

Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước, kéo theo sự phát triển mạnh của ngành khai thác cảng trong khu vực. Năm 2004, thành phố Hồ Chí Minh chiếm 78% các chuyến hàng vận chuyển container của cả nước so với 19% từ các cảng khu vực miền Bắc và 3% từ các cảng khu vực miền Trung.

Mặt khác, thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung đầu tư trực tiếp nước ngịai (FDI), nên lượng hàng hĩa tại đây rất lớn. Năm 2006, các cảng của khu vực TP HCM xếp dỡ 2.352.000TEU, tăng 28 % so với năm trước và chiếm gần 3/4 thị phần container của cả nuớc. Đặc biệt năm 2007, sản lượng container của khu vực TP HCM tăng khỏang 31,8 %, một mức tăng kỷ lục từ trước đến nay, đạt 3,1 triệu TEU [Xem phụ lục 2, bảng 2.12], chiếm đến 70% sản lượng container của cả nước. Do vậy mà hệ thống cảng biển nơi đây đang phải đối mặt với áp lực quá tải về cơng suất.

Tuy nhiên theo dự báo của các cơ quan chính phủ Việt Nam, cụ thể là Bộ Giao thơng vận tải và Bộ Kế hoạch đầu tư [Xem phụ lục 3, bảng 3.1], thì mức tăng trưởng hàng container ở khu vực phía Nam trong dài hạn sẽ vào khoảng 10 - 15% mỗi năm và như thế thì sự thiếu hụt cơng suất cảng biển sẽ khơng xãy ra trước năm 2018.

Trong khi đĩ theo số liệu thống kê thực tế, lượng hàng container qua các cảng phía Nam trong những năm gần đây đều tăng trên 25% năm. Trên cơ sở đĩ, bằng phương pháp trung bình tịnh tiến dựa trên khả năng cung - cầu [Xem phụ lục 3, bảng 3.2], ta dễ dàng thấy được, nếu mức tăng trưởng container là 25% mỗi năm, thì ngay năm 2008 TPHCM sẽ phải bắt đầu đối mặt với sự thiếu hụt về cơng suất cảng biển.

-42-

Cơ cấu vốn trong đầu tư xây dựng cảng biển ở Việt Nam

(nguồn: Bộ Giao thơng Vận tải)

Vốn ODA 81.43% Vốn ngân sách 12.30% Vốn từ các nguồn khác 4.27% Vốn tư nhân 2.00%

Áp lực thiếu hụt cơng suất sẽ giảm dần khi các cảng mới ở khu vực Hiệp Phước (Nhà Bè - TP.HCM) và Cái Mép - Thị Vải bắt đầu đi vào họat động. Nếu như năm 2008 cơng suất thiếu hụt là 424.000 TEU, thì đến năm 2012 cung và cầu về cảng biển ở khu vực này dần cân bằng. Tuy nhiên đến năm 2013 thì sự thiết hụt cơng suất cảng biển sẽ trở nên gay gắt hơn, do hầu hết các cảng mới đưa vào sử dụng đều đã đạt đến cơng suất thiết kế.

Vì vậy nếu khơng cĩ kế hoạch kịp thời nhằm xây dựng thêm các cảng container ở khu vực phía Nam, thì khu vực TPHCM sẽ thường xuyên phải đối mặt với sự quá tải do thiếu hụt cơng suất.

Một phần của tài liệu thực trạng hệ thống cảng biển và dịch vụ logistics ở việt nam (Trang 41 - 42)