Những hạn chế còn tồn tại trong công tác thẩm định tài chính dự án

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn tại ngân hàng techcombank hai bà trưng pptx (Trang 70 - 73)

vay vốn tại Ngân hàng

* Về quy trình thẩm định

Việc phân cấp trong quá trình thẩm định có tác dụng làm chuyên môn hóa công tác thẩm định, giúp nâng cao chất lượng thẩm định. Nhưng nó có một nhược điểm là nếu không biết cách kết hợp giữa các phòng ban thì cũng có thể gây kém hiệu quả. Thực tế hoạt động thẩm định của ngân hàng cho thấy, do việc tách hoạt động của phòng khách hàng và phòng thẩm định nên nhiều khi cán bộ thẩm định gặp khó khăn trong việc thu thập và xử lý thông tin của khách hàng bởi phòng khách hàng là đơn vị trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, mọi thông tin phòng thẩm định có được đều phải thông qua phòng khách hàng, tính chính xác của thông tin cũng phụ thuộc vào phòng khách hàng. Ví dụ như khi phòng khách hàng có một mối quan hệ tốt với khách hàng, có cái nhìn lạc quan đối với dự án thì thông tin mà họ cung cấp cho phòng thẩm định nhiều khi không chính xác dẫn tới việc thẩm định không chính xác ngay từ những khâu đầu tiên. Điều này nhiều khi gây cản trở, giảm

chất lượng của hoạt động thẩm định. Hơn nữa, việc phòng thẩm định tiến hành thẩm định dự án đầu tư chỉ dựa trên hộ sơ có được từ khách hàng cung cấp nhiều khi làm cho việc thẩm định khó tránh khỏi chủ quan.

* Về nội dung thẩm định

- Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư khá chi tiết nhưng chưa đầy đủ và chính xác. Một số chỉ tiêu khác như B/C, RR…ít được đề cập, các nội dung mới còn chưa được bổ sung kịp thời nên họat động thẩm định vẫn còn một số khiếm khuyết nhỏ.

- Khi thẩm định các chỉ tiêu tài chính như tổng vốn đầu tư, doanh thu, chi phí… cần so sánh mới các dự án khác cùng lĩnh vực, cùng ngành. Tuy nhiên, số lượng dự án đem ra so sánh còn hạn chế, nhiều khi những dự án được đưa ra so sánh không phải là những dự án tiêu biểu cho lĩnh vực đó nên việc thẩm định không hoàn toàn chính xác, toàn diện.

- Số liệu dùng cho thẩm định tài chính dự án thường chỉ tính đến số liệu thời điểm mà chưa đánh giá được tính sát thực của dự án. Việc tính toán các định mức kỹ thuất còn gặp nhiều khó khăn.

- Việc tính toán doanh thu dự kiến hàng năm còn chưa chính xác. Khi thẩm định doanh thu dự kiến hàng năm của dự án, cán bộ thẩm định thường tính toán theo sản lượng và giá bán dự kiến của sản phẩm dự án. Tuy nhiên, sản lượng dự kiến lại phụ thuộc vào công suất thực tế của máy móc thiết bị, cung cầu trên thị trường, mà công tác dự báo về nhu cầu sản phẩm của dự án chưa thực sự hiệu quả nên việc tính toán doanh thu dự kiến của dự án chưa thực sự chính xác

- Khi thẩm hiệu quả của dự án mới chỉ tính đến giá trị thời gian của dòng tiền mà chưa tính đến các yếu tố lạm phát, trượt giá. Mà trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, thì các chỉ số này lên xuống rất thất thường, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tài chính của dự án.

- Khi tính toán các chỉ tiêu tài chính dự án đầu tư như NPV, IRR, thời gian thu hồi vốn đầu tư…, ngoài việc xác định chính xác doanh thu, chi phí, tổng vốn đầu tư ra thì tỷ suất chiết khấu đóng một vai trò hết sức quan trọng. Việc tính toán các chỉ tiêu này đều dựa trên giả định là tỷ suất chiết khấu không đổi qua các năm. Nhưng trong thực tế, nhất là trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay thì chỉ tỷ suất sinh lời thay đổi thường xuyên qua các năm thậm chí có năm có sự thay đổi mạnh dẫn tới các chỉ tiêu tài chính được tính toán không chính xác, có thể khác xa với thực tế, ảnh hưởng lớn đến tính khả thi của dự án,m từ đó ảnh hưởng tới việc đảm bảo an toàn vốn vay cho ngân hàng.

*Về phương pháp thẩm định

- Việc áp dụng phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu chưa toàn diện. Hầu như các chỉ tiêu tài chính mới chỉ dừng lại ở việc so sánh giữa các năm chưa có sự so sánh với các doanh nghiệp, dự án trong cùng một ngành, lĩnh vực.

- Phương pháp dự báo nhìn chung vẫn được áp dụng một cách hình thức, chưa thực tế và thực sự chính xác. Phương pháp dự báo được sử dụng chủ yếu trong việc thẩm định khía cạnh thị trường của dự án như dự báo cung cầu của sản phẩm đầu ra, đầu vào… từ đó xây dựng dòng tiền và tính toán hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. Tuy nhiên thì những thông tin phục vụ cho công tác dự báo chủ yếu là do khách hàng cung cấp, mà khách hàng thường có xu hướng cung cấp những thông tin có lợi cho dự án của họ để được ngân hàng cho vay vốn nên thường nguồn thông tin này không chính xác, dẫn tới việc xây dựng dòng tiền, tính toán các chỉ tiêu tài chính không chính xác, ảnh hưởng tới kết quả thẩm định.

- Phương pháp phân tích độ nhạy được áp dụng chưa thực sự toàn diện. Khi tiến hành phân tích độ nhạy, cán bộ thẩm định mới chỉ tính đến một số yếu tố chủ yếu có ảnh hưởng lớn như giá bán, tổng vốn đầu tư…mà chưa tính đến một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả dự án như doanh thu, chi phí dự án, thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Phương pháp triệt tiêu rủi ro tại chi nhánh vẫn chưa được coi trọng do tính chất phức tạp của nó. Việc sử dụng phương pháp này tại Chi nhánh hầu hết vẫn mang tính chất định tính, việc định lượng phân cấp rủi ro vẫn chưa được thực hiện tốt. Nguyên nhân là những rủi ro thường xảy ra đối với dự án đầu tư thường liên quan tới sự thay đổi chính sách của chính phủ, thị trường đầu vào đầu ra nên rất khó định lượng. Các rủi ro vẫn chưa được phân loại và đưa ra phân cấp cụ thể nhằm đưa ra những giải pháp tốt để đề phòng rủi ro.

Phương pháp thẩm định theo trình tự thường thiên về kiểm tra tính đầy đủ của các căn cứ pháp lý và hồ sơ trình duyệt, do đó bị hạn chế bởi tính xác thực trong hồ sơ xin vay vốn của khách hàng.

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn tại ngân hàng techcombank hai bà trưng pptx (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)