NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI TP.HCM 1 Ô nhiễm từ các phương tiện giao thông:

Một phần của tài liệu tổng quan về các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động giao thông tại thành phố hồ chí minh và đề xuất một số biện pháp khống chế (Trang 56 - 59)

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

4.2NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI TP.HCM 1 Ô nhiễm từ các phương tiện giao thông:

4.2.1 Ô nhiễm từ các phương tiện giao thông:

 Ô nhiễm không khí là dạng ô nhiễm trực tiếp nhất từ khói, bụi do các phương tiện giao thông thải ra, ô nhiễm khí thải công nghiệp và ô nhiễm tiếng ồn.

 Nồng độ bụi khói thải luôn vượt tiêu chuẩn:

Nhiều năm nay mức độ khói thải vào không khí luôn luôn vượt quá tiêu chuẩn cho phép, đáng lo ngại nhất là ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông gây ra. Lượng xe hai bánh ở thành phố quá lớn, một mặt do chất lượng phương tiện công cộng còn quá nghèo nàn và xuống cấp, mặt khác do công tác quản lý, đăng kiểm hoặc chưa có hoặc không xử lý triệt để. Theo báo cáo chung của môi trường năm 2009, hoạt động giao thông

đường bộ chiếm 75% về nguyên nhân gây ô nhiễm không khí vì từ hoạt động này phát sinh bụi, khí thải và tiếng ồn. Mỗi năm lượng xe máy ở Việt Nam tăng khoảng 15 – 18%. Theo thống kê, lượng xe máy ở thành phố sắp xỉ 4 triệu xe, ôtô khoảng 500.000 xe (chưa kể hàng triệu lượt xe ở các tỉnh về thành phố) và lượng khí thải, bụi thải từ các loại phương tiện này là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng.

Hoạt động phương tiện giao thông vận tải sử dụng đến 1,5 triệu tấn xăng và dầu diesel, thải ra không khí 6 triệu tấn CO2, 61 ngàn tấn CO, 35 ngàn tấn NO2, 12 ngàn tấn SO2 và 22 ngàn tấn CmHn. Tại một số nút giao thông chính, nồng độ SO2 phát thải ra môi trường không khí vượt mức cho phép. Ô nhiễm SO2 và CO2 ở nước này có thể gây mưa axit cho nước khác. Ở thành phố Hồ Chí Minh, tác hại của ô nhiễm khói bụi ngày càng kinh khủng vào những giờ cao điểm – thời điểm thường xảy ra kẹt xe. Hàng ngàn xe máy và xe tải tụ tập hàng giờ liền đã sinh ra một lượng khói thải đáng kể trong đó có chứa nhiều CO, NO2, NO, những hạt bụi chì, các hợp chất Benzen và dẫn xuất của Benzen là một tác nhân gây ung thư.

Theo Chi cục Bảo vệ môi trường TPHCM - cơ quan quản lý và điều hành các trạm quan trắc, ô nhiễm do bụi nhiều trong năm qua luôn ở trạng thái nguy hại cho không khí thành phố. Số liệu quan trắc cho thấy, chúng luôn ở trong mức từ 0,43-0,93 mg/m³, vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,43-3,1 lần, cá biệt có thời điểm giá trị quan trắc lên tới 1,36mg/m³, vượt tiêu chuẩn cho phép 4,5 lần. Cũng theo Chi cục Bảo vệ môi trường TPHCM, đây là hậu quả tất yếu của tình trạng hạ tầng giao thông lạc hậu, quá tải. Đặc biệt là việc phải đào đường liên tục trong môi trường khô, nóng của thành phố và “điểm nóng” nhất về ô nhiễm bụi của thành phố là khu vực ngã tư An Sương với 100% giá trị quan trắc không đạt tiêu chuẩn cho phép. Mức độ ô nhiễm do bụi ở đây có lúc lên tới 1,44mg/m³, vượt tiêu chuẩn cho phép 4,8 lần.

 Ô nhiễm do chì, NO2, CO đang có dấu hiệu tăng. Những tháng đầu năm 2009, nồng độ chì đo được tại các trạm quan trắc dao động trong khoảng 0,22-0,38 µg/m³, trong đó nồng độ chì tại khu vực Gò Vấp trung bình 0,38µg/m³, cao nhất so với các trạm còn lại. So với những tháng đầu năm 2008 mức độ ô nhiễm chì có giảm từ 1,1-2,1 lần trên cả 6 trạm, tuy nhiên so với những tháng cuối năm 2008 mức độ ô nhiễm chì lại tăng từ 1,1-1,5 lần ở 5 trạm. Một trạm

có giá trị quan trắc ô nhiễm chì không thay đổi là ngã tư Hàng Xanh. Đây là một việc khá bất thường, vì Nhà nước đã có chủ trương không cho sử dụng xăng pha chì do chì rất độc hại với sức khỏe con người. Như vậy chỉ có một khả năng là trong xăng, dầu đang được sử dụng cho các phương tiện giao thông không hoàn toàn “hết” chì như quy định của Nhà nước.

 Nồng độ NO2 đo được tại tất cả 6 trạm dao động trong khoảng từ 0,19- 0,34mg/m³, trong đó số liệu NO2 đo được tại trạm quan trắc ngã tư Điện Biên Phủ - Đinh Tiên Hoàng cao nhất, trung bình đạt khoảng 0,34mg/m³. Tại trạm này, nồng độ NO2 vượt tiêu chuẩn cho phép 1,7 lần và tất cả giá trị quan trắc đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Các trạm còn lại, số lần quan trắc vượt tiêu chuẩn cho phép vào khoảng 68% và điều đáng lo ngại là số lần vượt tiêu chuẩn cho phép như vậy đang có xu hướng tăng. Nồng độ NO2 tăng chứng tỏ các phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố sử dụng động cơ đốt trong thải chất gây ô nhiễm môi trường đang có xu hướng tăng. Nồng độ CO trung bình dao động trong khoảng 9,93-21,37mg/m³, về cơ bản nó vẫn nằm trong mức cho phép. Tuy nhiên, vẫn có 4 trong tổng số 6 trạm quan trắc có từ 3%-17% giá trị quan trắc không đạt tiêu chuẩn cho phép.

 Tiếng ồn: Không xấu như tình trạng ô nhiễm do bụi, nhưng tình trạng ô nhiễm do tiếng ồn cũng rất đáng lo ngại. Kết quả quan trắc của Chi cục Bảo vệ môi trường TPHCM cho thấy, mức độ ô nhiễm tiếng ồn luôn dao động ở mức cao: 100% giá trị Max “lớn nhất” vượt tiêu chuẩn cho phép, 90% giá trị Min “nhỏ nhất” vượt tiêu chuẩn cho phép. Trong cả 3 năm 2006, 2007, 2008 và những tháng đầu năm 2009, tình trạng này vẫn không được cải thiện là bao. Ngã tư An Sương lại cũng là địa điểm ô nhiễm về tiếng ồn nhiều nhất (100% số liệu quan trắc về ô nhiễm tiếng ồn ở đây đều vượt tiêu chuẩn cho phép). Đây cũng là hậu quả của tình trạng giao thông còn nhiều bất cập, song không chỉ do hạ tầng giao thông lạc hậu mà chủ yếu do ý thức chấp hành luật giao thông của

một bộ phận không nhỏ người dân chưa tốt. Tiếng còi, tiếng động cơ xe… là nguyên nhân quan trọng gây ra ô nhiễm tiếng ồn.

Đồ thị 4 – 1: Dự báo tăng số lượng xe cộ tại thành phố Hồ Chí Minh

( Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành xe tại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015) Nhận xét:

Theo dự báo thì số lượng xe cộ ở thành phố Hồ Chí Minh ngày càng tăng và có xu hướng tăng nhiều hơn so với năm trước. Đặc biệt là lượng xe máy, như biểu đồ cho thấy từ năm 2006 – 2010 lượng xe máy tăng lên 1.100.000 chiếc (tăng 23,92%), nhưng năm 2010 – 2015 thì lượng xe máy tăng lên 4.400.000 chiếc (tăng 48,88%). Trong khi đó số lượng xe ôtô cũng tăng lên đáng kể đến năm 2015 lượng ôtô là 5.000.000 chiếc.

Một phần của tài liệu tổng quan về các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động giao thông tại thành phố hồ chí minh và đề xuất một số biện pháp khống chế (Trang 56 - 59)