NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH ONKK TẠI CÁC NÚT GIAO THÔNG CHÍNH

Một phần của tài liệu tổng quan về các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động giao thông tại thành phố hồ chí minh và đề xuất một số biện pháp khống chế (Trang 103 - 104)

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

4.4 NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH ONKK TẠI CÁC NÚT GIAO THÔNG CHÍNH

THÔNG CHÍNH

Kết quả quan trắc bổ sung tại các giao lộ có lưu lượng giao thông lớn của thành phố Hồ Chí Minh cho thấy:

a) Bụi là nguyên nhân gây ô nhiễm MTKK chính với 100% kết quả đo đạc vượt TCCP từ 1,73 đến 5,7lần. Nồng độ bụi tỉ lệ thuận với lưu lượng xe tham gia giao thông. Kết quả đo đạc vào tháng 1/2009 một trong những tháng có lưu lượng tham gia giao thông lớn trong năm cao hơn kết quả đo đạc vào tháng 4/2008.

Bên cạnh đó, tiếng ồn cũng l00% kết quả đo đạc tiếng ồn tại các giao lộ đều bằng hoặt vượt TCCP là 75dbA. Kết quả đo đạc tiếng ồn tại các nút giao thông có giá trị từ 75dbA đến 101dBA (kết quả đo đạc bổ sung tiếng ồn tại các nút giao thông xem phụ lục 7). Trong đó, ngã tư Gò Dưa có kết quả đo đạc cao nhất, với giá trị đo đến 101dbA vào khoảng thời điểm 10g trong ngày.

b) Các chỉ tiêu còn lại CO, NO2, SO2 đều nhỏ hơn TCCP.Nguyên nhân chính gây ô nhiễm bụi là các phương tiện giao thông vận tải, đặc biệt là các phương tiện vận tải cỡ lớn: xe container. Nồng độ ô nhiễm tại các khu vực tập trung đông loại phương tiện này: ngã tư Gò Dưa (cửa ngõ thành phố), KCX Tân Thuận (khu công nghiệp) cao hơn ở những giao lộ còn lại.

c) Chất lượng môi trường không khí tại vị trí làm việc của các chiến sỹ cảnh sát giao thông xấu hơn so với vị trí ven đường tại các ngã tư với nồng độ bụi vượt từ 5 đến 15%, nồng độ SO2 vượt từ 10 đến 30%. Hiện trạng tình hình giao thông thành phố thường xuyên xảy ra ùn tắc, nên lực lượng CSGT luôn phải làm việc tại những vị trí ô nhiễm nhất: giữa đường hoặc phía đường có lưu lượng phương tiện vận tải lớn.

d) Nhìn chung, diễn biến chất lượng môi trường không khí tỷ lệ thuận với số lượng phương tiện giao thông tham gia trên đường, đạt giá trị cao vào thời gian cao điểm sáng (7 - 9h) hoặc chiều (16 - 18h), có xu hướng giảm trong khoảng thời gian từ 10 đến 14h mỗi ngày. Và đặc biệt tăng cao khi có ùn tắc cục bộ. Tại giao lộ KCX Tân Thuận, nồng độ chất ô nhiễm tăng cao vào các thời điểm: vào ca, tan ca của công nhân và thời điểm bắt đầu các xe container hoạt động. Các giao lộ trong thành phố, mức độ ô nhiễm tăng lên vào các giờ đi làm và tan tầm.

e) Kết quả quan trắc phần lớn có giá trị tương đồng đối với kết quả quan trắc của các trạm tự động và bán tự động của thành phố.

Một phần của tài liệu tổng quan về các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động giao thông tại thành phố hồ chí minh và đề xuất một số biện pháp khống chế (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w