Hiện trạng chung:

Một phần của tài liệu tổng quan về các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động giao thông tại thành phố hồ chí minh và đề xuất một số biện pháp khống chế (Trang 60 - 61)

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

4.3.1 Hiện trạng chung:

 Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế - văn hoá của cả nước. Cũng chính vì vậy mà số lượng xe cộ trong thành phố tăng lên rất nhanh, dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm bụi và tiếng ồn tại các nút giao thông chính (hay còn gọi là giao lộ) thường xuyên xảy ra. Các nút giao thông chính trong thành phố là nơi mà hàng ngày có một số lượng lớn xe cộ lưu thông qua lại, gây nên tình trạng kẹt xe làm cho môi trường không khí nói chung, bụi, tiếng ồn nói riêng bị ô nhiễm. Trong đồ án này, em xin chọn 6 nút giao thông chính trong thành phố gồm: Vòng xoay Hàng Xanh (là đầu nút giao thông chính của thành phố và các tỉnh phía Bắc cũng như toàn miền Nam), Vòng xoay Phú Lâm (là vòng xoay có mật độ xe cao nhất là đầu nút giao thông xuống các tỉnh miền Tây Nam Bộ), ngã tư An Sương (là nút giao thông giữa thành phố và Tây Ninh, Biên Giới), ngã tư Đinh Tiên Hoàng – Điện Biên Phủ, ngã 6 Gò Vấp, ngã tư Nguyễn văn Linh – Huỳnh Tấn Phát là các nút giao thông dẫn đến sự lưu thông giữa các quận trong nội thành thành phố. Nồng độ ô nhiễm đo được tại các nút giao thông này vượt tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) rất nhiều. Ngoài nồng độ bụi trên các con đường vượt mức cho phép, nồng độ ô-xít ni-tơ (NO2) trong không khí trên toàn bộ sáu trạm quan trắc dao động ở mức 0,15-0,24mg/m3, nhưng tại ngã tư Ðinh Tiên Hoàng - Ðiện Biên Phủ và vòng xoay An Sương, nồng độ NO2 vẫn ở mức cao so với tiêu chuẩn cho phép (TCVN trung bình giờ: 0,2mg/m3). Tương tự, kết quả quan trắc nồng độ ô-xít các-bon (CO) tại các trạm đều đạt tiêu chuẩn cho phép, riêng tại ngã tư Ðinh Tiên Hoàng - Ðiện Biên Phủ và ngã sáu Gò Vấp nồng độ CO vẫn không đạt tiêu chuẩn, chỉ có vòng xoay Hàng Xanh nồng độ CO giảm đi 1,06 lần, nhưng nồng độ các-bon đi-ô-xít (C02) là khí thải gây hiệu ứng nhà kính lại tăng từ 1,02 đến 1,62 lần.

 Sự thay đổi nồng độ các chất ô nhiễm độc hại tại các nút gioa thông này phụ thuộc vào:

Sự thay đổi nồng độ các chất ô nhiễm dạng khí theo chiều xa dần so với trung tâm của nút giao thông phù hợp so với ô nhiễm dạng hạt. Dọc theo các con đường dẫn tới giao lộ, nồng độ của các chất độc hại thay đổi lớn nhất ở khoảng cách 30 – 40 m kể từ giao lộ. Các chất độc hại nhẹ hơn so với ô nhiễm dạng hạt. Do đó dòng chuyển động luôn mang chúng từ trung tâm rải ra các phía, nhất là phía cuối hướng gió.

Sự thay đổi nồng độ các chất độc hại tại giao lộ phụ thuộc vào số lượng xe chạy qua giao lộ. Số lượng xe càng nhiều thì mức độ ô nhiễm càng tăng.

 Trong nội thành, tình trạng ô nhiễm do bụi đã vậy; khu vực ngoại thành, tình hình còn tệ hơn. Khu vực phía nam TP, tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ (hay còn gọi là đường Bắc - Nam) đoạn từ đại lộ Nguyễn Văn Linh đi KCN Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, chẳng ai có thể nhận ra đó là một con đường. Những ngày mưa, mặt đường bị bao phủ bởi một lớp bùn. Những ngày nắng, lớp bùn biến thành một lớp bụi. Mỗi khi có xe tải chạy qua làm bụi tung mờ mịt, những người đi trên xe máy phải tấp vào lề vì không tài nào thấy đường. Lạ một điều, xe tải chở cát, đất nhưng không có bạt che chắn như quy định. Dọc theo tỉnh lộ 25, quận 2 (từ ngã ba Cát Lái đến cảng Cát Lái), một loạt các dự án phát triển đô thị đang trong giai đoạn thi công gấp rút lúc nào cũng ken dày xe tải ra vào các công trình. Trong buổi sáng 11.7, chúng tôi quan sát thấy xe tải từ công trường vô tư mang đất ra ngoài, đất bắn tung toé ra đường nhưng không ai phạt.

 Nút giao thông là nơi có nồng độ các chất ô nhiễm lớn nhất. Mức độ ô nhiễm mùa khô cao hơn so với mùa mưa.

Một phần của tài liệu tổng quan về các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động giao thông tại thành phố hồ chí minh và đề xuất một số biện pháp khống chế (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w