Kết quả khảo sát các chấ tô nhiễm để so sánh

Một phần của tài liệu tổng quan về các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động giao thông tại thành phố hồ chí minh và đề xuất một số biện pháp khống chế (Trang 79 - 102)

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

4.3.3 Kết quả khảo sát các chấ tô nhiễm để so sánh

Các trạm quan trắc trong mạng lưới quan trắc không khí của thành phố thường nằm cạnh đường, khó có thể phản ánh đúng tình trạng ô nhiễm ở các nút giao thông. Vì vây, để đánh giá tình hình ô nhiễm không khí tại các nút giao thông, cũng như tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe của các chiến sỹ

cảnh sát giao thông, đề tài đã tiến hành khảo sát đo đạc các thông số chính trong môi trường không khí tại một số giao lộ và đặc biệt là vị trí thường làm việc của các chiến sỹ cảnh sát giao thông. Thời gian khảo sát: tháng 4/2008 và tháng 1/2009. Một số hình ảnh đo đạc ở các giao lộ cho ở phụ lục 3

Kết quả này được dùng để đối chiếu, so sánh với các số liệu thu thập được từ các trạm ven đường của mạng lưới quan trắc nằm gần các giao lộ quan trắc, tìm ra sự chênh lệch để từ đó có thể hiệu chỉnh cho các giao lộ không khảo sát được. Như vậy việc đánh giá tình trạng ô nhiễm của các giao lộ sẽ sát thực hơn mà không cần phải tốn kém nhiều công sức và tiền bạc cho việc khảo sát đo đạc trực tiếp tại các giao lộ. Số liệu kết quả đo đạc khảo sát một số chất ô nhiễm để so sánh được trình bày ở phụ lục 8. Dưới đây là các biểu đồ thể hiện sự diễn biến nồng độ các chất ô nhiễm tại các giao lộ vào các thời điểm đo.

+ Vị trí 1: Vị trí thường làm việc của các chiến sỹ CSGT.

+ Vị trí 2: Vị trí ven đường tại các giao lộ (theo hướng giao thông chính) + Vị trí 3: Vị trí ven đường tại các giao lộ (theo hướng giao thông phụ)

4.3.3.1. Bụi tổng

Đồ thị 4-9: Kết quả đo đạc nồng độ bụi tổng (mg/m3) tại KCX Tân Thuận tháng 4/2008

Đồ thị 4-10: Kết quả đo đạc nồng độ bụi tổng (mg/m3) tại Ngã tư Gò Dưa tháng 4/2008

Đồ thị 4-11: Kết quả đo đạc nồng độ Bụi (mg/m3) tại Ngã tư Hàng Xanh tháng 4/2008

Đồ thị 4-12: Kết quả đo đạc nồng độ bụi tổng (mg/m3) tại Ngã tư Phú Lâm tháng 4/2008

Đồ thị 4-13: Kết quả đo đạc nồng độ Bụi (mg/m3) tại Ngã tư Bảy Hiền tháng 4/2008

Đồ thị 4-15: So sánh kết quả đo đạc nồng độ Bụi (mg/m3) tại ngã tư Gò Dưa tại vị trí 1

Đồ thị 4-16: So sánh kết quả đo đạc nồng độ Bụi (mg/m3) tại ngã tư Hàng Xanh tại vị trí 1

Đồ thị 4-17: So sánh kết quả đo đạc nồng độ Bụi (mg/m3) tại ngã tư An Sương tại vị trí 2

Đồ thị 4-18: So sánh kết quả đo đạc nồng độ Bụi (mg/m3) tại ngã ba Đài liệt sĩ Bình Thạnh

Nhận xét

Từ các số liệu đo đạc khảo sát về bụi tại các giao lộ có thể rút ra các nhận xét sau đây:

a) Tại các giao lộ có lưu lượng giao thông lớn cho thấy, nồng độ bụi ở tất cả các điểm đo, các thời điểm đo đều vượt tiêu chuẩn cho phép TCVN 5937 -2005.

Kết quả đo đạc tháng 4, nồng độ bụi vượt TCCP từ 1,73 đến 2,73 lần. Vào thời điểm lưu lượng xe tham gia giao thông lớn, tháng 1/2009, nồng độ bụi trong môi trường không khí có giá trị cao nhất là 1,71mg/m3 tại ngã tư Hàng Xanh, vượt TCCP 5,7lần. Cũng vào thời gian này tại các ngã Gò Dưa (10g30 ngày 8/1/2009), nồng độ bụi 1,28mg/m3 vượt TCCP 4,2lần; tại ngã tư Bảy Hiền: 1,41mg/m3 vượt TCCP 4,7lần; ngã tư Phú Lâm: 1,08mg/m3

b) Số liệu đo đạc bổ sung cũng cho thấy, nồng độ bụi trong môi trường không khí tỉ lệ thuận với lưu lượng xe tham gia giao thông. Nồng độ bụi trong không khí vào tháng 12/2008-1/2009 cao hơn so với tháng 4/2008.

Kết quả đo tại ngã tư khu chế xuất Tân Thuận (nơi tập trung hoạt động của các phương tiện giao thông tải trọng lớn - xe container) và ngã tư Hàng Xanh (nơi tập trung hoạt động các phương tiên giao thông cá nhân) có trị số cao hơn các ngã tư còn lại.

c) Nồng độ bụi tại các vị trí thường làm việc của các chiến sỹ cảnh sát giao thông cao hơn tại các vị trí ven đường tại các ngã tư từ 5 đến 15%. Các vị trí làm việc của các chiến sỹ CSGT thường ở tại giữa đường hoặc tại hướng ngã rẽ có lưu lượng giao thông lớn nhất hoặc phức tạp nhất tại các ngã tư.

d) Kết quả đo nồng độ bụi tổng phù hợp với thời gian hoạt động của các phương tiện giao thông: có trị số lớn nhất tại các thời gian cao điểm các phương tiện giao thông hoạt động: 7 - 9h và 15 - 16h, và giảm tại các thời gian thấp điểm 12 - 13h.

e) Các kết quả đo đạc bổ sung và kết quả quan trắc của các trạm quan trắc tự động, bán tự động của thành phố cho thấy: bụi là chất gây ô nhiễm nhiều nhất trong môi trường không khí của thành phố. Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do lưu lượng hoạt động của các phương tiện tham gia giao thông. Vấn đề đặc biệt nghiêm trọng khi tình trạng tắc nghẽn ngày càng xảy ra thường xuyên hơn.

Đồ thi 4-18: Kết quả đo đạc nồng độ SO2 tại vị trí CSGT làm việc (mg/m ) tại các ngã tư Đợt đo 4/2008

Đồ thị 4-19: Kết quả đo đạc nồng độ SO2 ven đường (mg/m3) tại các ngã tư đợt đo 4/2008

Đồ thị 4-20: Kết quả đo đạc nồng độ SO2 tại vị trí CSGT làm việc (mg/m3) tại các ngã tư Đợt đo 1/2009

Đồ thị 4-21: Kết quả đo đạc nồng độ SO2 ven đường (mg/m3) tại các ngã tư đợt đo 1/2009

Nhận xét: Từ các số liệu đo đạc khảo sát khí SO2 tại các giao lộ có thể rút ra các nhận xét sau đây:

a) Nồng độ khí SO2 có giá trị dao động từ 0,07mg/m3 đến 0,25mg/m3. Các giá trị này nhỏ hon tiêu chuẩn trung bình 1h: 0,35mg/m3 theo TCVN 5937 - 2005

b) Tại vị trí làm việc của các chiến sỹ cảnh sát giao thông trị số SO2 lớn hơn giá trị đo đạc tại vị trí ven đường của các ngã tư từ: 10 đến 30%.

c) Trong ngày, nồng độ SO2 thay đổi có xu thế tăng cực đại vào thời điểm cao điểm hoạt động của các phương tiện giao thông: 6-8h và 16-18h.

4.3.3.3 Khí NO2

Đồ thị 4-22: Kết quả đo đạc nồng độ NO2 tại vị trí CSGT làm việc (mg/m3) tại các ngã tư đợt đo 4/2008

Đồ thị 4-23: Kết quả đo đạc nồng độ NO2 ven đường (mg/m3) tại các ngã tư đợt đo 4/2008

Đồ thị 4-24: Kết quả đo đạc nồng độ NO2 ven đường (mg/m3) tại các ngã tư đợt đo 1/2009

Nhận xét

Nồng độ NO2 đo đạc được nằm trong khoảng từ 0,06 đến 0,15mg/m3, các giá trị này nằm dưới giới hạn cho phép trung bình giờ theo TCVN 5937 - 2005 1h là: 0,2mg/m3.

4.3.3.4. Khí CO

tại các ngã tư đợt đo 4/2008

Đồ thị 4-27: Kết quả đo đạc nồng độ CO tại vị trí CSGT làm việc (mg/m3) tại các ngã tư đợt đo 1/2009

Đồ thị 4-28: Kết quả đo đạc nồng độ CO ven đường (mg/m3) tại các ngã tư đợt đo 1/2009

Nhận xét

a) Nồng độ CO theo kết quả đo đạc có giá trị dao động từ 3,5mg/m3 đến 6,8mg/m3, so với TCVN 5937-2005, nồng độ CO trung bình 1 giờ: 30mg/m3, 8giờ: 10mg/m3, thì các giao lộ không bị ô nhiễm khí CO.

b) Trong ngày, nồng độ CO tăng vào thời gian cao điểm các phương tiện giao thông hoạt động và giảm vào thời gian từ 10 đến 14h, khi lưu lượng tham gia giao thông thấp.

Một phần của tài liệu tổng quan về các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động giao thông tại thành phố hồ chí minh và đề xuất một số biện pháp khống chế (Trang 79 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w