Đánh giá nồng độ ô nhiễm tại các nút giao thông chính:

Một phần của tài liệu tổng quan về các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động giao thông tại thành phố hồ chí minh và đề xuất một số biện pháp khống chế (Trang 61 - 79)

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

4.3.2 Đánh giá nồng độ ô nhiễm tại các nút giao thông chính:

4.3.2.1 Kết quả chất lượng không khí xung quanh ven đường năm 2009: Dựa theo kết quả quan trắc từ các trạm quan trắc kông khí tự động và BTX.

Bảng 4-1: Tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn WHO cho chất lượng môi trường không khí xung quanh ven đường.

STT Thông số

TCVN 5937 - 2005 Tiêu chuẩn WHO

T.bình 1h T.bình 8h T.bình 24h T.bình 1năm T.bình 1h T.bình 8h T.bình 24h T.bình 1năm 1 CO(mg/m3) 30 10 - - 30 10 - - 2 Bụi lơ lửng (SPM – mg/m3) 300 - 200 140 - - 100- 150 40-60 3 Bụi < 10µm (PM10 - µg/m3) - - 150 50 - - 50 20 4 O3 (µg/m3) 180 120 80 - 100 - - 5 NO2(µg/m3) 200 - - 40 - - - - 6 SO2(µg/m3) 350 - 125 50 - - 20 -

Bảng 4- 2: Nồng độ trung bình năm (µg/m3) của các chất ô nhiễm trong không khí đo ở các trạm ven đường từ năm 2002 đến 6 tháng đầu năm 2008.

Thông số Trạm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008* CO Thống nhất 4.148 3.2 4.162 4.565 4.103 3.792 4.120 Bình Chánh 1.996 2.748 3.951 3.24 4.747 9.466 2.900 Hồng Bàng 2.77 4.314 6.179 4.298 4.854 5.254 DOSTE 5.232 3.435 5.479 4.651 7.153 8.918 4.960 NO2 DOSTE 43.15 46.532 67.085 82.284 Thống Nhất 27.7 44.607 33.699 20.478 15.139 19.840 Bình Chánh 13.06 32.693 41.835 32.481 27.458 14.140 O3 DOSTE 21.56 15.24 21.41 26.568 19.882 20.843 13.800 Hồng Bàng 19.54 31.81 25.521 25.298 21.096 11.684 PM10 Thống nhất 114.34 63.6 62.28 62.35 47.95 53.23 Bình Chánh 132.025 101.84 87.46 103.08 93.98 78.19 + Khí CO

Nồng độ CO trung bình năm tại các trạm ven đường dao động trong khoảng từ 2,9 đến 9,5mg/m3, theo TCVN 5937-2005 không có quy định nồng độ CO trung bình

năm. Tuy nhiên các giá trị này nhỏ hơn TCCP nồng độ trung bình giờ và trung bình ca làm việc rất nhiều.

Nồng độ trung bình năm của các trạm theo hướng Đông Bắc - Tây Nam (hướng xuyên tâm) có độ biến thiên tương đối lớn. Riêng tại trạm Thống Nhất, nồng độ CO trung bình hàng năm dao động không lớn.

Đồ thị 4-2: Diễn biến nồng độ CO (µg/m3) trung bình năm 2002 - 6/2008 tại các trạm Quan trắc.

Khí NO2

chất lượng không khí (TCVN 5937-2005: NO2 trung bình năm là 40µg/m3) từ 1,08 đến 3,29 lần TCCP. Nồng độ NO2 trung bình năm tại trạm Bình Chánh và Thống Nhất đạt tiêu chuẩn (duy nhất năm 2003, tại trạm DOSTE vượt 1,08 lần).

Xét về xu hướng, nồng độ NO2 trung bình năm tại Thống Nhất và Bình Chánh có xu hướng giảm, riêng trạm DOSTE nồng độ NO2 có xu hướng tăng.

Đồ thị 4-3: Diễn biến nồng độ NO2(µg/m3) trung bình năm 2002 - 6/2008 tại các trạm Quan trắc

Bụi PM10

PM10 trung bình năm: 50µg/m3) đến 2,06 lần. Trong đó, hàm lượng bụi tại trạm Bình Chánh cao hơn trạm Thống Nhất. Hàm lượng bụi tại các trạm ven đường có xu hướng giảm qua các năm

Đồ thị 4-4: Diễn biến nồng độ PM10 (µg/m3) trung bình năm 2002 - 6/2008 tại các trạm Quan trắc

Ôzôn

cho phép trung bình năm, tuy nhiên các giá trị này thấp hơn nồng độ cho phép trung bình giờ, trung bình ca rất nhiều. Diễn biến nồng độ Ôzôn tại trạm DOSTE có xu hướng ổn định hơn khu vực trạm Hồng Bàng.

b. Kết quả quan trắc ô nhiễm BTX

Benzene

Bảng 4-3: Hàm lượng Benzene trung bình (µg/m3)từ năm 2005 - 7/2008

Trạm Bình Chánh DOSTE Hồng Bàng Thống Nhất TTSKLDMT TTYTDF TB TSH 2005 28.51 36.13 37.17 32.38 40.13 33.91 2006 38.75 57.83 46.96 36.25 80.22 38.09 2007 34.79 42.29 42.21 39.62 63.07 38.93 2008 79.1 64.6 71.05 58.08 121.28 65.97 70.94 36.4 TCVN 10 10 10 10 10 10 10 10

Đồ thị 4-6: Diễn biến hàm lượng Benzene (µg/m3) trung bình năm từ 2002 - 6/2008

Hàm lượng Benzene có khoảng dao động khá lớn: từ 28,51 đến 121,28µg/m3. Theo tiêu chuẩn TCVN 5938-2005 nồng độ cho phép Benzene trung bình năm:

10µg/m3 thì 100% số liệu quan trắc không đạt tiêu chuẩn cho phép. Vượt TCCP theo số liệu trung bình năm từ 2,85 đến 12,13 lần.

Kết quả quan trắc cho thấy, nồng độ Benzene có xu hướng tăng dần từ năm 2005 đến 7/2008. Trạm quan trắc TTSKLDDDMT có hàm lượng Benzene cao nhất.

Toluene

Bảng 4-4: Hàm lượng Toluene trung bình (µg/m3)từ năm 2005 - 7/2008

Trạm Bình Chánh DOSTE Hồng Bàng Thống Nhất TTSKLDMT TTYTDF TB TSH 2005 85.26 93.73 97.8 84.23 103.38 81.85 2006 104.52 107.34 106.64 77.69 170.11 88.41 2007 137.84 108.58 121.79 105.64 189.98 111.86 2008 79.1 64.6 71.05 58.08 121.28 65.97 70.94 36.4

Đồ thị 4-7: Diễn biến hàm lượng Toluene (µg/m3) trung bình năm từ 2002 - 6/2008

Toluene dao động từ 39 đến 189µg/m3, so với TCVN 5938-2005 trung bình giờ: 500µg/m3 và trung bình năm: 190µg/m3 thì 100% số liệu quan trắc nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Trong 05 năm quan trắc, hàm lượng Toluene cao nhất vào năm 2007, sang năm 2008 thì giảm mạnh. Trạm TTSKLĐMT là trạm có hàm lượng Toluene trong không khí cao nhất.

Xylene

Xylene dao động trong khoảng từ 13,8 đến 123,77µg/m3, với khoảng dao động này, hàm lượng Xylene 100% đạt TCCP của TCVN 5938-2005: trung bình giờ: 1000µg/m3 và trung bình năm: 950µg/m3. Kết quả đo đạc cho thấy hàm lượng Xylene có xu hướng giảm dần từ năm 2005 đến 7/2008, và trạm TTSKLĐMT vẫn là trạm có kết quả đo đạc hàm lượng Xylene trong không khí cao nhất.

Nồng độ CO trung bình quan trắc tại 06 trạm quan trắc trong vòng 08 năm (2000 - 2007) khá ổn định, dao động từ 6,86 - 18,72mg/m3, gần 100% giá trị quan trắc đạt tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5937 - 2005 trung bình giờ: 30mg/m3).

Trong số 6 trạm quan trắc thì trạm ngã tư Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ và ngã 6 Gò Vấp là hai trạm có nồng độ CO quan trắc cao hơn các trạm còn lại. Kết quả quan trắc những tháng đâu năm 2009 cho thấy nồng độ CO trung bình dao động trong khoảng 9,93 - 21,37mg/m3, về cơ bản vẫn nằm trong mức cho phép. Tuy nhiên, vẫn có 4 trong tổng số 6 trạm quan trắc có từ 3% - 17% giá trị quan trắc không đạt TCCP

Bụi tổng

Nồng độ bụi tổng trung bình quan trắc tại 06 trạm quan trắc trong vòng 08 năm (2000 - 2007) dao động từ 0,45 - 2,15mg/m3.So sánh với TCVN 5937 - 2005, TCCP bụi trung bình giờ: 0,3mg/m3, giá trị quan trắc vượt TCCP từ 1,51 đến 7,17 lần.

Nồng độ bụi quan trắc được trong năm 2000 rất cao, đặc biệt tại trạm ngã tư Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ có nồng độ bụi trung bình lến tới 2,15mg/m3 vượt TCCP 7,17 lần, trạm vòng xoay Hàng Xanh: 0,9mg/m3 vượt TCCP 3lần.

Trong 06 trạm quan trắc, trạm ngã tư An Sương luôn có nồng độ bụi tổng cao nhất kể từ khi trạm này thành lập vào năm 2005 và tăng liên tục từ đó đến 2007. Đây được coi là điểm nóng với 100% giá trị quan trắc không đạt TCCP. Mức độ ô nhiễm bụi ở đây có lúc lên tới 1,44mg/m3 vượt TCCP 4,8 lần.

Nồng độ NO2 trung bình quan trắc được tại 06 trạm quan trắc không khí bán bán tự động trong vòng 08 năm (2000 - 2007) dao động từ 0,07 - 0,34mg/m3, hơn một nửa giá trị quan trắc không đạt TCCP (68% giá trị cao hơn TCVN 5937 - 2005: NO2 trung bình 1h 0,2mg/m3).

Trong đó, trạm ngã tư Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ và ngã tư An Sương là hai trạm có nồng độ NO2 quan trắc cao hơn các trạm còn lại và thấp nhất là trạm vòng xoay Phú Lâm.

Chì

Nồng độ Chì trung bình quan trắc được tại 06 trạm quan trắc không khí bán bán tự động trong vòng 08 năm (2000 - 2007) dao động từ 0,24 - 3,18µg/m3. Nồng độ Chì giảm liên tục từ năm 2000 tới 2003 và có xu hướng tăng dần từ 2004 và đến năm 2006 thì đạt cực đại, vượt TCCP: 6,36lần. Bước sang năm 2007 nồng độ Chì bắt đầu giảm. Ngã tư An Sương và ngã tư Đinh Tiên Hoàng là hai trạm nồng độ Chì luôn cao hơn các trạm còn lại.

Tiếng ồn

Diễn biến tiếng ồn ở vòng xoay Hàng Xanh,vòng xoay Phú Lâm, ngã tư ĐTH - ĐBP, ngã tư An Sương, vòng xoay Gò Vấp, ngã ba NVL - HTP: Kết quả đo đạc tiếng ồn của chi cục Bảo vệ Môi trường tại 6 vị trí này trong thời gian từ năm 2000 đến 2007 được thống kê trong bảng sau dưới dạng giá trị trung bình năm của các mức ồn cực đại (max) và cực tiểu (min) ghi nhận được trong các lần đo đạc trong năm (12 tháng/năm x10 ngày/tháng x 3 lần/ngày =360 lần đo/năm):

Năm

Giá trị tiếng ồn

Hàng Xanh ĐTH-ĐBP Phú Lâm An Sương Gò Vấp NVL-HTP

Min Max Min Max Min Max Min Max Min Max Min Max

2000 72,77 80,32 81,74 88,06 72,38 80,34 - - - - - - 2001 72,64 79.13 81,12 87,73 72,79 79,26 - - - - - - 2002 73,49 79,45 79,38 80,81 73,31 79,20 - - - - - - 2003 73,47 79,53 79,38 80,81 73,31 79,20 - - - - - - 2004 74,74 80,38 80,13 85,23 72,79 79,26 - - - - - - 2005 74,74 80,77 77,60 82,18 75,12 79,74 77,27 84,89 76,94 82,61 75,64 80,24 2006 75,78 79,95 76,59 80,87 75,80 79,63 78,37 82,83 77,12 81,26 74,11 79,71 2007 75,42 80,32 76,11 80,83 75,26 79,80 77,54 82,72 74,80 80,96 74,54 79,56

(Nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường TP.HCM, 2000-2007)

Như vậy: Kết quả đo cho thấy hầu hết các giá trị tiếng ồn ghi nhận qua các năm từ năm 2000 đến năm 2007 tại 6 vị trí nêu trên đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép 75 dBA. Mức ồn tại vị trí ngã tư Đinh Tiên Hoàng -Điện Biên Phủ giảm đáng kể từ năm 2000 đến năm 2007, nhưng vẫn vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép

d. Nhận xét chung về tình trạng ONKK ven đường

Từ kết quả quan trắc của các trạm quan trắc chất lượng MTKK của Thành phố ta nhận thấy:

Nhìn chung nồng độ các chất ô nhiễm tại các trạm ven đường theo hướng Đông Bắc - Tây Nam (hướng xuyên tâm) của thành phố cao hơn các khu vực khác. Điều này chủ yếu là do hướng Đông Bắc - Tây Nam là hướng vận chuyển chính của thành phố cũng như của các tỉnh phía Tây Nam lên các tỉnh miền Trung và miền Bắc.

Trong đó, nồng độ các chất ô nhiễm (ngoại trừ bụi) tại khu vực cửa ngõ thấp hơn khu vực bên trong nội thành chủ yếu là do vấn đề kẹt xe bên trong nội thành.

Nồng độ bụi tổng quan trắc từ năm 2000 đến 2007 luôn ở mức nguy hại đến môi trường và sức khỏe cộng đồng, nồng độ trung bình vượt TCCP từ 1,45 đến 4 lần. Trạm ngã tư An Sương, trạm ngã tư Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ và ngã sáu Gò Vấp là những trạm có hàm lượng các chất ô nhiễm trong không khí rất cao: trạm ngã tư An Sương có thời điểm hàm lượng bụi tổng cao gấp 3-4 lần TCCP.Trong năm 2007, nồng độ bụi tổng có giảm nhưng không nhiều, cá biệt tại trạm quan trắc ngã tư An Sương vẫn tăng liên tục từ năm thành lập 2005 đến năm 2007. Theo diễn biến này, xu hướng sẽ ô nhiễm bụi sẽ ngày càng trầm trọng nếu các cơ quan quản lý không có các biện pháp giảm thiểu.

PM10

Nồng độ PM10 tại khu vực trạm Bình Chánh luôn luôn cao hơn khu vực trạm Thống Nhất, do Bình Chánh là cửa ngõ của thành phố, mật độ và lưu lượng giao thông rất lớn, tập trung chủ yếu là các xe khách và xe tải chạy với tốc độ cao do đó nồng độ bụi PM10 lớn. Trong khi đó, khu vực Thống Nhất là khu vực nội thành, chủ yếu tập trung xe máy, chạy với tốc độ nhỏ do đó không phát sinh nhiều bụi PM10.

Ô nhiễm chì đang có dấu hiệu tăng

Kết quả quan trắc nồng độ Chì cho thấy đây là vấn đề đáng quan tâm cho việc kiểm soát ô nhiễm không khí do giao thông trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Ngay sau quyết định không dùng xăng pha chì của Chính phủ năm 2001, nồng độ Chì quan trắc được giảm xuống nhanh chóng; từ nồng độ trung bình năm 2000 là 2,48µg/m3 giảm xuống 1,62µg/m3 vào năm 2001 và 0,65µg/m3 năm 2002. Nồng độ Chì tiếp tục giảm đến năm 2004 thì đạt cực tiểu, bước sang năm 2005 nồng độ chì bắt đầu tăng đến giữa năm 2007 thì giảm.

Những tháng đầu năm 2009, nồng độ chì đo được tại các trạm quan trắc dao động trong khoảng 0,22 - 0,38µg/m3, trong đó có nồng độ chì tại khu vực Gò Vấp trung bình 0,38µg/m3, cao nhất so với các trạm còn lại.

So với những tháng đầu năm 2008, mức độ ô nhiễm chì có giảm từ 1,1 - 2,1 lần trên cả 6 trạm. Tuy nhiên so với những tháng cuối năm 2008 mức độ ô nhiễm chì lại tăng từ 1,1 - 1,5lần ở 5 trạm.

Một trạm có giá trị quan trắc ô nhiễm chì không thay đổi là ngã tư Hàng Xanh Kết quả trên cho thấy sự bất ổn trong chất lượng xăng lưu thông trên thị trường trong thời gian gần đây.

NO2

Ô nhiễm NO2 tuy không nghiêm trọng như bụi tổng, nhưng cũng hơn 68% số liệu quan trắc vượt TCCP và ở mức gây hại cho con người và môi trường. Trong đó, nồng độ NO2 tại trạm DOSTE vượt tiêu chuẩn chất lượng không khí (TCVN 5937- 2005: NO2 trung bình năm là 40µg/m3) từ 1,08 đến 3,29 lần TCCP.

Nồng độ NO2 quan trăc tại ngã tư Điện Biên Phủ - Đinh Tiên Hoàng trung bình đạt khoảng 0,34mg/m3. Tại trạm này, nồng độ NO2 vượt TCCP 1,7 lần và 100% giá trị quan trắc đều vượt TCCP.

Điều đáng lo ngại là những lần vượt TCCP như vậy lại đang có xu hướng tăng. Nồng độ NO2 tăng chứng tỏ các phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố sử dụng động cơ đốt trong phát thải chất gây ô nhiễm môi trường đang có xu hướng tăng.

CO: Nồng độ CO nằm trong giới hạn cho phép.

Tiếng ồn

Số liệu đo tiếng ồn trong các năm qua tại các nút giao thông chính nêu trên cho thấy thành phố Hồ Chí Minh đang bị ô nhiễm tiếng ồn nghiêm trọng trong đó hoạt

trong những năm qua, các giá trị đo đạc được luôn vượt ngưỡng ồn cho phép lớn nhất quy định trong TCVN 5949 – 1999 là 75 dBA.Vào ban ngày (khoảng từ 6h – 18h), khả năng ảnh hưởng của tiếng ồn lên cộng đồng dân cư cư ngụ xung quanh la không lớn nhưng lại có tác động đáng kể lên các đối tượng thường xuyên làm việc và sinh hoạt ven đường như cảnh sát giao thông, người bán hàng tại các quán xá, xe đẩy ven đường. Ngoài ra, kết quả đo đạc từ đề tài của PGS.TS. Nguyễn Đình Tuấn còn cho thấy không có sự cách biệt lớn về mức ồn giữa thời gian ban ngày và ban đêm tại các nút giao thông này, mức chênh lệch chỉ từ 2-5 dBa. Đặc biệt vào ban đêm khi tiếng ồn tối đa cho phép hạ thấp xuống mức 50 dBA, vốn thích hợp cho điều kiện nghỉ ngơi của cộng đồng dân cư, thì mức ồn đo đạc tại các nút giao thông này vẫn duy trì ở mức từ 72 đến trên 82 dBA,tức là vượt tiêu chuẩn từ 22 đến 32 lần. Do đó vấn đề ô nhiễm tiếng ồn thực sự có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến cuộc sống và sức khoẻ của người dân sinh sống dọc theo các trục đường giao thông này.

BTX

Đánh giá diễn biến hàm lượng chất hữu cơ bay hơi (BTX) trong không khí trên địa bàn TP Hồ Chí Minh qua 04 năm quan trắc thấy rằng: Benzene luôn ở mức nguy hại cho sức khoẻ con người và môi trường với 100% số liệu quan trắc đều vượt

Một phần của tài liệu tổng quan về các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động giao thông tại thành phố hồ chí minh và đề xuất một số biện pháp khống chế (Trang 61 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w