HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN TẠI CÁC NÚT GIAO THÔNG CHÍNH TRONG THÀNH PHỐ:

Một phần của tài liệu tổng quan về các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động giao thông tại thành phố hồ chí minh và đề xuất một số biện pháp khống chế (Trang 104 - 106)

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

4.5HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN TẠI CÁC NÚT GIAO THÔNG CHÍNH TRONG THÀNH PHỐ:

CHÍNH TRONG THÀNH PHỐ:

hoạt động giao thông đường bộ là một trong những nguồn đóng góp chủ yếu. Liên tục trong những năm qua, các giá trị đo đạc được luôn vượt ngưỡng ồn cho phép lớn nhất quy định trong TCVN 5949 – 1999 là 75 dBA.Vào ban ngày (khoảng từ 6h – 18h), khả năng ảnh hưởng của tiếng ồn lên cộng đồng dân cư cư ngụ xung quanh la không lớn nhưng lại có tác động đáng kể lên các đối tượng thường xuyên làm việc và sinh hoạt ven đường như cảnh sát giao thông, người bán hàng tại các quán xá, xe đẩy ven đường. Ngoài ra, kết quả đo đạc từ đề tài của PGS.TS. Nguyễn Đình Tuấn còn cho thấy không có sự cách biệt lớn về mức ồn giữa thời gian ban ngày và ban đêm tại các nút giao thông này, mức chênh lệch chỉ từ 2-5 dBa. Đặc biệt vào ban đêm khi tiếng ồn tối đa cho phép hạ thấp xuống mức 50 dBA, vốn thích hợp cho điều kiện nghỉ ngơi của cộng đồng dân cư, thì mức ồn đo đạc tại các nút giao thông này vẫn duy trì ở mức từ 72 đến trên 82 dBA,tức là vượt tiêu chuẩn từ 22 đến 32 lần. Do đó vấn đề ô nhiễm tiếng ồn thực sự có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến cuộc sống và sức khoẻ của người dân sinh sống dọc theo các trục đường giao thông này.

 Đêm khuya cũng “điếc tai” than vãn trên không phải là cảm tính mà được các nhà khoa học chứng minh có cơ sở. Tiến hành đo tiếng ồn tại 150 điểm quan trắc đặt trên 30 tuyến đường của TP HCM, tiếng ồn ở mọi nơi mọi lúc ở đây “đều vượt mức cho phép”.

 Theo đó, ở tuyến đường đông xe có hầu hết số lần đo vượt tiêu chuẩn ở mức cao; còn những tuyến đường khác cũng không có kết quả khá hơn. Đáng báo động nhất là ngay cả đêm khuya, từ 10 giờ đêm đến 6 giờ sáng, mức độ ồn đo được vẫn quá giới hạn gấp nhiều lần. Không riêng kết quả đo nói trên, kết quả quan trắc tiếng ồn của Chi Cục bảo vệ môi trường TP HCM từ đầu năm 2009 cũng đáng lo ngại.Tất cả các lần đo ở 6 trạm quan trắc gồm: Ngã tư An Sương, Ngã sáu Gò Vấp, Vòng xoay Hàng Xanh, Đinh Tiên Hoàng- Điện Biên Phủ, Vòng xoay Phú Lâm và Ngã tư Huỳnh Tấn Phát- Nguyễn Văn Linh nhiều lần đạt tới 85 dBA, vượt xa ngưỡng tiếng ồn cao nhất cho phép là 75dBA. Chi cục

bảo vệ môi trường TP HCM, nhận xét: “Trạm có mức độ ồn cao nhất là trạm An Sương”. “Thủ phạm” là do ở đây lượng xe tải, xe cơ giới qua lại gây hiệu ứng cộng hưởng tiếng ồn quá lớn.

 Mức độ ô nhiễm tiếng ồn gia tăng chóng mặt. Trước năm 2008, mức tăng trung bình tiếng ồn trên địa bàn TP HCM khoảng 0,2-04 dBA nhưng từ năm đến năm 2009, độ ồn đã gia tăng chóng mặt bằng 14 năm trước đó cộng lại.

 Trong 3 nguồn gây tiếng ồn chính: hoạt động công nghiệp, giao thông, xây dựng- dịch vụ thì tại TP HCM, nguyên nhân của sự gia tăng mức độ ồn phần lớn đều do giao thông gây ra. Trong mấy năm gần, mỗi năm TP tăng 10% xe hơi cá nhân. Dự kiến, nhu cầu sử dụng xe hơi sẽ còn tăng cao hơn nữa và tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng là điều khó tránh khỏi. Với tình hình này, ô nhiễm tiếng ồn sẽ còn tăng vùn vụt hơn, chỉ cần quá ngưỡng cho phép, tiếng ồn đã rất đáng báo động.

CHƯƠNG 5:

Một phần của tài liệu tổng quan về các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động giao thông tại thành phố hồ chí minh và đề xuất một số biện pháp khống chế (Trang 104 - 106)