II. Tình hình hoạt động các nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại chi nhánh NHTMCP
2.3 Hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh Hà Nội
Chi nhánh Ngân hàng cổ phần PHƯƠNG NAM được thành lập năm 2001 tính đến nay đã đi vào hoạt động được hai năm. Có thể nói với hai năm tham gia một thị trường mới thực sự là rất khó khăn đối với doanh nghiệp , nhưng điều đó không làm cho ngân hàng cổ phần PHƯƠNG NAM lùi bước mà vẫn thâm nhập vào thị trường giàu tiềm năng này. Do có các chính sách ưu đãi hợp lý, các nghiiệp vụ giải quyết nhanh chóng không để dây rưa đã tạo cho ngân hàng tạo được uy tín khi mới thành lập với các khách hàng và các bạn hàng cũ của Hội sở cũng như ở các chi nhánh khác.
Với kế hoạch 5 năm (2001-2004) của Hội sở, chi nhánh Hà Nội cũng chú trọng phát triển các mặt về hoạt động tín dụng, hoạt động huy động vốn, hoạt động thanh toán quốc tế … cho phù hợp với vị thế là chi nhánh thuộc trung tâm kinh tế – chính trị – văn hoá của cả nước. Trong đó hoạt động thanh toán quốc tế góp phần quan trọng.
Hai năm vừa qua, hoạt đông thanh toán quốc tế góp phần không nhỏ trong mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh với các chỉ tiêu vượt định mức mà Hội Sở giao. Cụ thể:
Bảng 7: Doanh số thanh toán quốc tế
Đơn vị: 1,000 USD ST
T
Khoản mục Năm 2001 Năm 2002
Thanh toán quốc tế. 2020.000 5569.500
1 Doanh số L/C nhập khẩu 622.350 1023.500
2 Doanh số thanh toán Tài trợ nhập khẩu 947.650 3046.000
3 Thu hộ Ngân hàng nước ngoài 200.000 400.000
4 Doanh số L/C xuất khẩu 250.000 750.000
6 Chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam - 200.000
(Nguồn báo cáo tình hình kinh doanh khác của chi nhánh) Chi nhánh Hà Nội là một trong các chi nhánh mới đi vào hoạt động từ năm 2001, do đó dịch vụ thanh toán quốc tế cũng bước đầu thâm nhập vào thị trường nên hoạt động còn một số khó khăn, tuy nhiên qua bảng doanh số kim ngạch thanh toán quốc tế của chi nhánh cho thấy tình hình đáng mừng của bộ phận này. Chi nhánh mới hoạt động nhưng năm 2001 đã đạt được 2.020 triệu USD vượt kế hoạch 101% so với kế hoạch giao kể cả khi toàn bộ ngân hàng chỉ 30% kế hoạch năm. Đến năm 2002 doanh số thanh toán quốc tế tăng lên một cách đáng kể đạt 5.5695 triệu USD đạt 111,39% so với kế hoạch của năm và tăng hơn 2 lần doanh số năm 2001 đạt được.
Kết quả của dịch vụ thanh toán quốc tế tại chi nhánh đạt được là do:
-Chất lượng ngày càng được nâng cao, thể hiện được uy tín của Ngân hàng PHƯƠNG NAM với Ngân hàng trong và ngoài nước.
-Triển khai thực hiện Tín dụng Xuất – Nhập khẩu trực tiếp, kết quả giải quyết nhanh hồ sơ, góp phần thu hút và tăng thêm uy tín nơi khách hàng.
- Đội ngũ cán bộ được tăng cường cả về số lượng, chất lượng vàcó sự kết hợp giữa người cũ và người mới nhằm nâng cao nghiệp vụ và đảm bảo tính an toàn trong kinh doanh.
2.3.1 Phương thức thanh toán quốc tế L/C
Về các hình thức tín dụng xuất nhập khẩu, chi nhánh Ngân hàng PHƯƠNG NAM –Hà Nội nói riêng và các ngân hàng khác đều đặt ra rất nhiều hình thức tín dụng khác nhau. Tuy nhiên, vì tính chất của tín dụng xuất nhập khẩu, vì ưu nhược điểm của các hình thức tín dụng và quan trọng hơn cả là yêu cầu của thị trường nên chi nhánh Ngân
hàng PHƯƠNG NAM áp dụng hình thức tín dụng thông qua L/C là chủ yếu.
Sơ đồ quy trình thực hiện thanh toán quốc tế qua thư tín dụng (L/C)
(3) gửi L/C
(7) y/c thanh toán Ngân hàng
phục vụ nhà nhập khẩu Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu
(8) thanh toán
Y/c mở L/C (2) (9) báo nợ (4) báo có L/C (6) trình chứng từ (1) ký hợp đồng
(5)giao hàng
(1) Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ký kết hợp đồng ngoại thương.
(2) Nhà nhập khẩu làm thủ tục đề nghị ngân hàng phục vụ mình mở L/C theo yêu
cầu đã thoả thuận trong hợp đồng ngoại thương.
(3) Ngân hàng xem xét đề nghị mở L/C, nếu chấp nhận mở và gửi L/C sang ngân
hàng nước ngoài được chỉ định.
(4) Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu thông báo cho người xuất khẩu đã có L/C.
(5) Nhà xuất khẩu sau khi xem xét các ràng buộc trong L/C phù hợp với hợp đồng
đã ký kết, tiến hành giao hàng.
(6) Người xuất khẩu tập hợp chứng từ theo yêu cầu của L/C, xuất trình bộ chứng
từ cho ngân hàng phục vụ mình.
(7) Ngân hàng sau khi kiểm tra chứng từ lần nữa, sẽ gửi bộ chứng từ cho ngân
hàng phục vụ nhà nhập khẩu, yêu cầu thanh toán theo chỉ định
(8) Sau khi kiểm tra chứng từ, ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu tiến hành thanh
toán.
(9) Ngân hàng giao bộ chứng từ nhận hàng cho người nhập khẩu đổi lấy việc
thanh toán hoặc cấp tín dụng.
Trong hình thức tín dụng bằng việc mở L/C thì cả nhà xuất khẩu và nhập khẩu đều có lợi.
Nhà nhập khẩu ký hợp đồng với một nhà xuất khẩu là doanh nghiệp nước ngoài sẽ vấp phải nhiều vấn đề. Cả nhà nhập khẩu và xuất khẩu đều mong phía mình có lợi. Nghĩa là nhà nhập khẩu muồn biết chắc hàng hoá đã được giao phù hợp với các điều kiện của hợp đồng trước khi tiến hành thanh toán. Tương tự, nhà xuất khẩu cũng không muốn rời hàng thậm chí còn không muốn tiến hành sản xuất trước khi biết chắc là sẽ được thanh toán tốt đẹp. Do đó, nhà xuất khẩu sẽ muốn phòng ngừa trước những rủi ro không thanh toán trong tương lai của nhà nhập khẩu. Trong trường hợp này L/C sẽ đáp ứng nhu cầu của cả hai với tư cách là một phương tiện thanh toán. Nó đồng thời cũng có thể là công cụ tín dụng.
Thật vậy, với những đảm bảo mà nó mang lại cho mỗi bên, đảm bảo giao hàng đối với nhà nhập khẩu và đảm bảo thanh toán đối với nhà xuất khẩu, nên các bên có thể xin vay để phục vụ nhu cầu vốn của mình.
+ Đối với nhà nhập khẩu, mở L/C được xem là hình thức tài trợ của ngân hàng.Với mọi biến cố xẩy ra thì thương vụ vẫn được diễn ra. Mọi thư tín dụng đều được mở theo yêu cầu của nhà nhập khẩu. Khi ngân hàng đồng ý mở L/C, có nghĩa là ngân hàng cam kết thanh toán cho người hưởng lợi nếu bộ chứng từ hợp lý. Ngân hàng sẽ gánh hết rủi ro nếu như nhà nhập khẩu không có khả năng thực hiện hợp đồng với nhà xuất khẩu. Khi đó ngân hàng mở L/C sẽ vẫn thanh toán cho phía nước ngoài rồi chấp nhận cấp tín dụng cho khách hàng. Dó đó, trước khi mở L/C ngân hàng cũng phải tiến hành những bước thẩm định khách hàng như khả năng thanh toán, tình hình tài chính, uy tín vay nợ, tỷ lệ vốn xin mở L/C so với tổng vốn cần thiết,... và yêu cầu những khoản đảm bảo. ở đây, xin nói kỹ về các khoản ký quỹ là khoản mà ngân hàng thường yêu cầu khách hàng đối với hình thức này.
Mức độ ký quỹ sẽ tuỳ thuộc vào điểm tín dụng mà ngân hàng chấm cho khách hàng. ở Việt Nam mức ký quỹ có thể là 0% nhưng cũng có thể là 100%, tỷ lệ ký qũy càng lớn chứng tỏ mức rủi ro của L/C này càng cao. Đôi khi khoản tiền ký quỹ đã trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp, đặc biệt là các khoản ký quỹ 100%. Do đó để khắc phục, ngân hàng tiến hành cho khách hàng vay khoản ký quỹ đó. Như vậy mức độ rủi ro
đã giảm xuống vì dư nợ đã phát sinh ngay từ khi thương vụ chưa diễn ra thay vì nó phát sinh một cách bị động đối với ngân hàng khi thương vụ đã xảy ra, và trong tình trạng đó khách hàng thường có tư tưởng trốn nợ. ý nghĩa của khoản ký quỹ này là một khoản đảm bảo cho ngân hàng khi rủi ro xẩy ra, khi đó ngân hàng sẽ dùng khoản ký qũy này để bù đắp. Và, một khi khách hàng đã đồng ý ký quỹ chứng tỏ khách hàng có năng lực về vốn và ràng buộc khách hàng làm tròn nghĩa vụ của người nhận bảo lãnh. Có những quy định như là nếu khách hàng vi phạm hợp đồng hay hợp đồng chấp dứt thì khoản ký qũy này sẽ mất, coi như một khoản phí trả cho ngân hàng vì đã cung cấp dịch vụ.
+ Đối với nhà xuất khẩu. Cho vay thực hiện hàng xuất khẩu theo L/C đã mở: khi
đó L/C như một tài sản đảm bảo khách hàng sẽ có tiền trong tương lai và do đó những yêu cầu xin vay để thực hiện hợp đồng sẽ trở nên có đảm bảo hơn bao giờ hết, và vốn sẽ được cấp cho khách hàng để tiếp tục sản xuất. Rõ ràng, giữa khách hàng và ngân hàng có một đảm bảo tín dụng tốt nên ngân hàng sẽ không từ chối cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu, khi đó họ sẽ có đủ vốn để tiến hành gom hàng, sản xuất, đảm bảo cho việc giao hàng chắc chắn sẽ diễn ra.
Nhà xuất khẩu cũng có thể bán lại cho ngân hàng hợp đồng với nhà nhập khẩu để đổi lấy một khoản tiền. Chúng ta không nên hiểu là khi nhà xuất khẩu bán hợp đồng cho ngân hàng là vì họ không còn đủ khả năng thực hiện hợp đồng mà đơn giản vì việc bán đó đã mang lại lợi nhuận. Đồng thời việc ngân hàng mua hợp đồng không có nghĩa ngân hàng đứng ra gánh rủi ro cho khách hàng mà vì ngân hàng hi vọng sẽ thu được một khoản tiền cao hơn khi hợp đồng được thực hiện. Việc bán hợp đồng này là việc nhà xuất khẩu trao cho ngân hàng quyền truy đòi tiền thanh toán của nhà nhập khẩu, còn trách nhiệm của nhà xuất khẩu sẽ chỉ dừng lại ở bước giao hàng theo thoả thuận ba bên, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu. Như vậy, ngân hàng đã giúp cho khách hàng của mình rảnh tay sản xuất mà không phải lo đến việc thu tiền, trong khi đó ngân hàng càng ngày càng chuyên nghiệp hơn trong nghiệp vụ này.
Như chúng ta đã biết, trong thanh toán quốc tế, có rất nhiều hình thức thư tín dụng,
song tại chi nhánh Ngân hàng PHƯƠNG NAM áp dụng hai hình thức thư tín dụng
chủ yếu là L/C at sight và L/C trả chậm. Tuy nhiên, chỉ có L/C at sight được áp dụng
phổ biến vì mức độ rủi ro của hai loại thư tín dụng này khác nhau rất nhiều.
Sự khác nhau này do tính thời điểm của L/C quy định: như chúng ta đã biết, thời hạn càng dài thì độ rủi ro càng cao do tư bản luôn luôn vận động từ hình thái này sang hình thái khác. Cả hai hình thức thư tín dụng này đều có giá trị thanh toán khi ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu gửi về ngân hàng bộ chứng từ hoàn hảo. Và cả hai hình thức đều có thể mở bằng vốn của khách hàng hoặc vốn của ngân hàng (có quy định mức ký quỹ phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau).
+ Nhưng đối với L/C at sight việc thanh toán của ngân hàng với nước ngoài cũng
đồng thời (hoặc gần như đồng thời) với việc thanh toán của khách hàng với ngân hàng. Như vậy, nếu trong trường hợp mở bằng vốn của khách hàng thì khách hàng chuyển tiền vào cho ngân hàng thanh toán. Còn nếu bằng vốn của ngân hàng, khách hàng sẽ phải nhận nợ ngay lập tức do đó tính bảo đảm sẽ cao hơn vì ngân hàng thường nắm chắc số hàng hoá của khách hàng để thu nợ và gốc trên số hàng hoá đó, mọi động thái của khách hàng ngân hàng đều biết để có thể xử lý kịp thời.
+ Trong khi đó L/C trả chậm nghĩa là việc ngân hàng thanh toán cho ngân hàng
nước ngoài và việc khách hàng thanh toán cho ngân hàng diễn ra không đồng bộ. Khách hàng trả cho ngân hàng sau một thời gian như trong hợp đồng đã quy định. Khi đó ngân hàng thường khó kiểm soát được khách hàng do ngoài nguyên nhân kinh doanh không có lãi, không thu được tiền hàng thì còn có thể xẩy ra trường hợp khách hàng quay vòng vốn của ngân hàng, sử dụng vào mục đích khác khi chưa đến thời hạn thanh toán với ngân hàng. Đồng thời tính thời điểm còn ảnh hưởng đến rất nhiều loại rủi ro tín dụng khác nữa đặc biệt là rủi ro tỷ giá.
Ngân hàng thường đồng ý mở thư tín dụng cho các đối tượng có quan hệ tín dụng lành mạnh, uy tín, hoặc có bảo lãnh mở L/C, một hình thức đảm bảo cho loại tín dụng này.
Đối với các hình thức tín dụng này, khách hàng có thể nhận nợ bằng ngoại tệ nhưng cũng có thể nhận nợ bằng nội tệ với điều kiện trong hồ sơ vay nợ có hợp đồng mua bán ngoại tệ với ngân hàng. Tuy nhiên như chúng ta đã biết , với tình hình tỷ giá luôn biến động như trong 3 năm qua thì khách hàng luôn thay đổi thái độ của mình đối với các khoản nợ cho mục đích nhập khẩu. Khi giá ngoại tệ ổn định, khi đó tuỳ thuộc vào lãi suất trên thị trường của nội tệ và ngoại tệ, lãi suất nào nhỏ hơn sẽ là lãi suất được ưa thích. Nhưng khi tỷ giá biến động phức tạp thì họ thường thích nhận nợ bằng nội tệ hơn để tránh rủi ro tỷ giá bởi vì VNĐ là một đồng tiền yếu nên xu hướng chung là giảm giá so với ngoại tệ. Tuy nhiên khi đó còn phải tính đến sự tăng giảm tương đối giữa lãi suất với tỷ lệ tăng giảm ( chính là chỉ số giá) của đồng tiền đó để ra quyết định vay bằng đồng tiền nào thì có lợi. Như vậy, tình trạng nhận nợ bằng ngoại tệ thường thấy trong những năm trước năm 1999, còn những năm 2000, 2001 tỷ giá ngoại tệ tăng đáng kể, không ổn định nên các dư nợ phát sinh bằng nội tệ đã tăng, làm tổng dư nợ nhập khẩu tăng đáng kể như đã nói ở trên.
2.3.3 Tín dụng theo hình thức thanh toán bằng L/C là chủ yếu nên cân nhấn mạnh một số bước thực hiện như sau: mạnh một số bước thực hiện như sau:
* Thẩm định khách hàng nhằm phân loại khách hàng, cho điểm tín dụng khách
hàng để từ đó có thể ra quyết định. Quyết định thường ở loại đồng ý hay không, và đồng ý ở mức tín dụng như thế nào, bao nhiêu phần trăm nhu cầu của khách hàng....
* Tiến hành cho vay:
- Lập hợp đồng tín dụng ngoại tệ: trong hợp đồng này xác định số tiền khách hàng nhận nợ từ khách hàng, thời hạn, lãi suất cùng các yêu cầu kèm theo khác. Nhận nợ bằng ngoại tệ cũng tương tự như bằng nội tệ, nghĩa là cũng có các hình thức như hạn mức, từng lần....
-Ký quỹ: đây là một bước không thể thiếu vì nó đảm bảo cho món vay của khách hàng, giảm rủi ro cho ngân hàng như đã nói ở trên. Tuy nhiên không phải bất cứ một thư tín dụng nào cũng làm phát sinh dư nợ mà còn tuỳ thuộc vào khách hàng thanh toán bằng vốn của khách hàng hay bằng vốn của ngân hàng.
Bảng 8:
I. Thư tín dụng xuất khẩu
Thông báo thư tín dụng
( Nếu NHPN là NH thông báo thứ hai)
12 USD ( giảm 10 USD) Miễn phí
1.2 Thông báo tu chỉnh tăng trị giá 5 USD
1.3 Thông báo tu chỉnh khác 3 USD
1.4 Chuyển tiếp L/C, tu chỉnh L/C qua NH khác 20 USD
Thanh toán L/C Tối thiểu Tối đa 0, 075% 10 USD 140 USD
II. Thư tín dụng nhập khẩu
2.1 Mở thư tín dụng *Ký quỹ 100% Tối thiểu Tối đa *Ký quỹ dưới 100% Tối thiểu Tối đa *Miễn ký quỹ Tối thiểu Tối đa 0,075% 5 USD 200 USD 0,1% 10 USD 300 USD 0,1% 20 USD 300 USD
2.2 Tu chỉnh tăng tiền Như mở thư tín dụng
2.4 Thanh toán ngay
Tối thiểu Tối đa 0,2% 10 USD 200 USD 2.5 Chấp nhận hối phiếu trả chậm Tối thiểu 0,25%/ quý ( trọn gói) 30 USD
2.6 Ký hậu vận đơn (B/L) 2 USD
2.7 Xác nhận thư tín dụng của NH khác mở