II. Giải pháp và kiến nghị.
2.2.3 Hoạt động Marketing một cách có hiệu quả
Nói một cách chính xác là ngân hàng vẫn chưa có một chiến lược marketing cụ thể, mọi việc làm hiện nay của ngân hàng vẫn chỉ là nhất thời, lẻ tẻ, không hợp nhất giữa các bộ phận với nhau.
Marketing đã thực sự cấp bách đối với ngân hàng. Phải có một bộ phận tách riêng để thực hiện công việc này.
Tuy nhiên chúng ta cũng nên đặt vấn đề về thực trạng nền kinh tế thị trường bây giờ, thực tế là chưa đủ tính cạnh tranh, chưa phải một thị trường cạnh tranh hoàn hảo ít ra là trên thị trường tài chính tiền tệ ... Hay nói dúng hơn là giữa các ngân hàng chưa đặt tính cạnh tranh lên quá cao, chưa thực sự kinh doanh. Để mở rộng được số lượng khách hàng hay nâng cao dư nợ vẫn còn phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ kinh tế được thiết lập từ chế độ cũ, hoặc do quan hệ của cán bộ tín dụng với đơn vị đó. Các doanh nghiệp tìm đến ngân hàng vẫn dựa nhiều trên cơ sở thuận tiện, nghĩa là gần đơn vị mình, hay do đã có quan hệ từ lầu rồi. Chứ chưa thực sự do lãi suất ngân hàng đưa ra, hay những ưu đãi mà các ngân hàng cung cấp cho khách hàng... Do đó những nỗ lực Marketing đôi khi là chưa cần thiết. Tuy nhiên chúng ta phải có những biện pháp đón đầu hơn là để nước đến chân mới nhảy.
Do đó Marketing phải được lập thành chiến lược cụ thể. Ví dụ khi có thêm sản phẩm mới, ví dụ là một hình thức thanh toán mới, cũng cần qua các bước của Marketing
cơ bản đó là thu thập thông tin thị trường, phân tích xử lý để từ đó có những nhận thức về mức cầu đối với loại hình nay, tính toán chi phí lợi nhuận cân đối để tránh tình trạng có thêm sản phẩm mới nhưng làm lợi nhuận giảm (thời gian đầu thì có thể chấp nhận được nhưng trong lâu dài thì chắc chắn phải có lãi). Tung ra thị trường cũng cần có chiến dịch quảng cáo để khách hàng hiểu về nó. Ngân hàng kinh doanh dịch vụ là những vật vô hình, vì vậy việc quảng cáo càng quan trọng, càng hiện thực hoá, cụ thể hoá hàng hoá đó khiến khách hàng có thể cầm nắm được thì sản phẩm càng đi vào đời sống và có sức sống lâu dài.
Hoạt động Marketing cần một khoản chi phí lớn, không thể tiếc tiền mà làm qua quýt công tác này. Do đó cần dự phòng một khoản phí lớn cho hoạt động này. Hiện này chúng ta chưa thấy một hình thức khuyến mại nào đối với lĩnh vực ngân hàng. Đã đến lúc phải nghĩ tới vấn đề đó. Người trong cuộc sẽ nói khuyến mại chính là hình thức giảm lãi, hay giảm phí... nhưng những khoản đó đều được tính gộp vào khoản vay và người vay không được thấy khoản đó, việc tách nó ra sẽ đánh vào tâm lý của khách hàng hơn là có lợi cho khách hàng. Chúng ta có thể khuyến mại bằng hình thức vay nợ chịu lãi suất giảm dần (nhưng phải là nợ tốt), tặng quà đối với khách hàng thứ bao nhiêu đó, tặng quà đối với những dư nợ lớn đến giới hạn nào đó...
Tuy nhiên chúng ta cũng cần xem xét lại cho vay nhiều nhưng không có nghĩa là càng nhiều càng tốt như trong bán hàng thông thường mà càng nhiều càng tốt trong một quy chế nhất định về chất lượng món vay, về tài sản đảm bảo, về rủi ro có thể gặp của khách hàng....
Do đó thực chất việc cụ thể hoá, đồng bộ hoá hoạt động marketing vào một mối thực ra rất khó, cần có thời gian, công sức và chi phí hợp lý.