Bảo đảm lượng ngoại tệ cho hoạt động cho vay xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thánh toán quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng cổ phần PHƯƠNG NAM – Hà Nội ppt (Trang 54)

II. Giải pháp và kiến nghị.

2.2.4 Bảo đảm lượng ngoại tệ cho hoạt động cho vay xuất nhập khẩu

Trong năm qua tình trạng thiều hụt ngoại tệ chưa xẩy ra đối với Ngân hàng TMCP Phương Nam Hà nội nhưng thực tế là do nhu cầu ngoại tệ chưa thất sự cao vì tỷ lệ cho vay bằng ngoại tệ không cao, cũng như các khoản nhận nợ bằng ngoại tệ chiếm

tỷ trọng không đáng kể. Nếu nhu cầu ngoại tệ tăng lên trong năm tới thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn có thể dẫn đến mất khách hàng.

Để duy trì năng lực ngoại tệ thì có thể tiến hành các nghiệp vụ hiện đại như các hợp đồng Future, Option, ... những hợp đồng này tạo ra một thế chủ động hơn cho cả ngân hàng và khách hàng đồng thời giảm bớt rủi ro hối đoái, rủi ro thị trường. Vươn ra thị trường ngoại tệ với nước ngoài.

Tiến hành nhiều hơn nữa kinh doanh ngoại tệ, vươn tới không chỉ vì mục đích bảo đảm ngoại tệ mà phải vì mục tiêu lợi nhuận, tiến tới có mối liên hệ với thị trường tiền tệ thế giới, tuy nhiên để có thể thực hiện dự định này còn cần được sự cho phép của các cấp phía trên.

Mở rộng khách hàng trong lĩnh vực mở thư tín dụng L/C xuất. Đây chình là nguồn ngoại tệ “rẻ nhất” mà ngân hàng có thể huy động. Đồng thời phải đa dạng hơn nữa các loại ngoại tệ để đáp ứng được nhu cầu tín dụng thanh toán của khách hàng trên mọi thị trường với các loại ngoại tệ khác nhau.

2.2.5 Tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ trong ngân hàng

Theo thống kê thì tỷ lệ đại học trong ngành ngân hàng là cao hơn so với các ngành khác vì yêu cầu của ngành là phải luôn đi trước các ngành kinh tế khác một bước cho nên yêu cầu về cán bộ càng cần thiết. Cán bộ ngân hàng ngoài việc được đào tạo về nghiệp vụ cần phải có trình độ ngoại ngữ, máy tính để có thể tự làm được công việc của mình để không phải thông qua bất cứ một bộ phận nào khác. Ngoài ra họ còn phải là người thông thạo hơn cả về thị trường, những biến động của thị trường và nhạy cảm với những biến động đó.

Đối với cán bộ tín dụng đảm nhận các khoản vay xuất nhập khẩu, chuyên trách nhiệm vụ thanh toán với nước ngoài càng cần có trình độ ngoại ngưc để có thể lập hợp đồng theo ý của khách hàng ngay lập tức, đọc và phát hiện những sai sót trong hợp đồng kinh tế bằng ngoại ngữ. Thao tác trên máy tính nhanh gọn góp phần tăng tốc độ của thanh toán.

Do đó hàng năm ngân hàng cần có kế hoạch bồi dưỡng bổ xung kiến thức còn thiều, chưa cập nhật của cán bộ. Chấp nhận mất chi phí để việc đào tạo có hiệu quả hơn, tránh tình trạng học chỉ là hình thức, chỉ là thông báo về những văn bản mới. Cần đi sâu vào các nghiệp vụ thao tác.

Giải pháp này không có hiệu quả ngay trong thời gian ngắn mà có giá trị tích luỹ trong dài hạn.

2.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Phương Nam

2.3.1 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, tạo thế cạnh tranh mới.

Như chúng ta đã biết, ngân hàng là một ngànhkinh doanh mặt hàng là tiền tệ, nó phải đi trước các ngành khác về mọi mặt. Cho nên, ngay từ bây giờ các ngân hàng cần có kế hoạch nâng cấp công nghệ của mình để đáp ứng nhu cầu trong nước, sau đó tiến kịp với công nghệ của thế giới, đảm bảo các chỉ tiêu được quốc tế hoá, tiến tới hội nhập cả trên lĩnh vực tài chính tiền tệ.

Hoạt động này cần một số vốn rất lớn do đó rất cần một chương trình kế hoạch cụ thể của cấp trên, cụ thể ở đây là Ngân hàng TMCP Phương Nam . Hiện nay về công nghệ ngân hàng, đặc biệt là công nghệ thanh toán, nhìn chung Ngân hàng Công thương Việt Nam còn thua kém Ngân hàng TMCP Phương Nam. Mặc dù đã trang bị nhiều máy vi tính cho các ngân hàng chi nhánh nhưng vẫn chưa đủ và thiếu đồng bộ. Khi áp dụng phần mềm vào thì chưa đồng bộ, và hoạt động chưa hiệu quả vì hạn chế của cán bộ thực hiện.

Do đó, để việc áp dụng công nghệ mới hiệu quả cần có sự đào tạo cán bộ cho đồng bộ. Đồng thời cần một số vốn lớn để nhập công nghệ, chuyển giao và áp dụng công nghệ đó thật hiệu quả.

2.3.2. Củng cố và mở rộng hệ thống chi nhánh và đại lý.

Hệ thống ngân hàng đại lý có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế và tín dụng xuất nhập khẩu. Qua ngân hàng đại lý có thể trực hiện cho vay gián tiếp, khai thác các nguôn tại trợ để bổ sung cho nguồn vốn ngoại tệ,

tìm hiểu thông tin về các đối tác trong hợp đồng ngoại thương của khách hàng, nhằm tránh rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng của khách hàng cũng như của Ngân hàng TMCP Phương Nam.

Hiện nay Ngân hàng TMCP Phương Nam Hà nội có quan hệ đại lý trên cả nước, đã hình thành các cơ sở tại các tỉnh thành phía nam, từ Hà nội Ngân hàng sẽ mở rộng hoạt động trên khắp miền bắc; đồng thời tham gia các dự án cùng với các ngân hàng khác trên thị trường quốc tế... tiến tới thành lập các văn phòng đại diện, các chi nhánh của tại các thị trường này.

2.3.3. Nâng mức uỷ quyền phán quyết cho vay ngoại tệ.

Nhược điểm cơ bản khiến khách hàng lớn không muốn giao dịch tại Ngân hàng TMCP Phương Nam Hà nội là thời gian phán quyết đối với các món vay vượt mức phán quyết của giám đốc là còn chậm đồng thời còn thấp, không đáp ứng được nhu cầu vốn của họ.

Vì vậy, để thuận tiện hơn cho hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại chi nhánh, đề nghị tăng mức uỷ quyền cho các chi nhánh, tạo thể chủ động hơn cho các ngân hàng.

2.3.4. Nới lỏng hơn đối với hoạt động huy động vốn.

Như chúng ta vẫn biết, Ngân hàng Công thương Việt Nam ấn định lãi suất thu hút đầu vào cũng như các đợt phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, cả đến các kỳ hạn của các loại tiền gửi, ví dụ như hiện nay vẫn chưa có ký hạn 9 tháng. Chính tình trạng thu hút như vậy đã làm cho ngân hàng không chủ động được nguồn vốn kinh doanh của mình, đồng thời cũng gần như đặt ra một giới hạn dưới chung cho các ngân hàng chi nhánh cùng hệ thống, vì họ không thể cho vay thấp hơn lãi suất huy động.

Cho nên cần có những chính sách mới đối với lãi suất đầu vào. Có thể để các ngân hàng chi nhánh tự ấn định dựa trên thực lực kinh doanh của bản thân. Đồng thời trao cho các chi nhánh ngân hàng quyền tự ấn định các hình thức thu hút, các ký hạn của tiền gửi tiết kiệm để từ đó các chi nhánh có thể tự điều chỉnh được lãi suất thu hút trung bình, điều này hoàn toàn ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

2.4. Kiến nghị đối với Nhà Nước và Ngân hàng Nhà Nước. 2.4.1.Về hệ thống luật và văn bản dưới luật. 2.4.1.Về hệ thống luật và văn bản dưới luật.

Nhìn chung luật pháp của Nhà Nước ta nói chung và luật của ngànhngân hàng nói riêng đều có những sơ hở, những kẽ hở để những kẻ xấu có thể luồn lách được. Do đó công tác này phải được thực hiện tốt hơn.

Có thể nghiên cứu từ hệ thống luật của nước ngoài sau đó áp dụng có chọn lọc có sửa đổi cho phù hợp tình hình thực tế của nước ta.

Đối với các quyết định, các văn bản hướng dẫn cần cụ thể hơn, đi sâu nghiên cứu hơn và phải có thời gian thực hiện thí điểm, đồng thời liên tục được sửa đổi để phù hợp hoặc gạt bỏ những bất cập phát sinh khi đem ra thực hiện.

Tuy nhiên không được dựa vào việc có thể sửa đổi được mà cố tình làm luật một cách qua quýt. Càng như vậy càng cần một thái độ nghiêm túc trong công tác làm luật.

Tránh tình trạng trong một thời gian ngắn mà đã thay đổi chính sách đến mấy lần. Việc công bố lãi suất đầu vào và đầu ra cần được cụ thể hoá là lấy theo một nguồn nào đó như từ SIBOR hay theo lãi suất của ngân hàng ngoại thương Việt Nam để từ đó các chi nhánh ngân hàng áp dụng luôn không cần mỗi lần thay đổi lãi suất lại mất một lần thông báo bằng quyết định, điều này vừa lâu vừa không hợp lý trong tình hình thị trường đầy biến động như hiện nay.

Có những ý kiến của các cán bộ trong ngân hàng là quá nhiều văn bản hướng dẫn. Nếu nhiều văn bản nhưng văn bản này không trái ngược với các văn bản ra sau nó thì tốt. Nhưng trên thực tế, việc nhiều văn bản là do Nhà Nước và Ngân hàng Nhà Nước còn can thiệp quá sâu vào hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Hệ thống luật là bộ xương của ngành ngân hàng. Bộ xương đó có vững chắc thì cả cơ thể mới cơ thể phát triển một cách lành mạnh chắc chắn.

Trong năm 1999 Ngân hàng Nhà Nước đã ra Quyết định về việc tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Đây là một nghị định có tính hiệu quả cao nhưng hiện nay các ngân hàng mới đang ở những bước đầu để thực hiện.

Các ngân hàng đều có những bước đi cụ thể của mình, cụ thể đến từng chi nhánh nhưng thường tập trung vào:

- Xử lý nợ xầu: rà soát tình hình nợ quá hạn, phân loại nợ theo thành phần kinh tế, theo thời gian, nguyên nhân. Sử dụng quỹ dự phong rủi ro để xóa các khoản nợ quá hạn ra khỏi bảng cân đối tình hình huy động sử dụng vốn. Khai thách tài sản thế chấp, xin cấp cốn tự có. Thân trọng trong các món vay mới.

- Cơ cấu lại tổ chức hệ thồng, nâng cao hiệu lực điều hành, mở rộng mạng lưới, phát triển dịch vụ, quản lý rủi ro tín dụng

- Tăng cường tính minh bạch, đảm bảo an toàn, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh: kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, nhưng không chồng chéo nhau.

- Đổi mới công nghệ, đưa nhiều tiện ích ngân hàng mới phục vị khách hàng. Từ những hướng dẫn thực hiện đó, các ngân hàng thương mại cụ thể hoá để thực hiện một cách tốt nhất ở đơn vị.

Theo quyết định này, Ngân hàng Nhà Nước sẽ tăng vốn chủ sở hữu cho 4 ngân hàng thương mại quốc doanh của Việt Nam với điều kiện các ngân hàng này phải tự giải quyết đến một mức nào đó các khoản nợ, các tồn tại, làm trong sạch ngân hàng hơn.

Cũng theo quyết định này, các ngân hàng thương mại hy vọng Ngân hàng Nhà Nước sẽ tách cho vay chính sách và cho vay đối với các đơn vị kinh tế khác, có như vậy mới tạo cho các ngân hàng thương mại một động lực hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận là chính. Đồng thời các ngân hàng này cũng không thể đổ cho hoạt động cho vay chính sách đã làm suy kém hơn chất lượng các món vay của ngân hàng.

Theo mô hình ngân hàng của các nước tiên tiến trên thế giới, đặc biệt là hệ thống ngân hàng của Trung Quốc. Đây là một quốc gia có cấu trúc về văn hoá chính trị xã hội tương đối giống chúng ta. Việc đưa ngân hàng xuất nhập khẩu đã làm tăng mạnh khả năng xuất khẩu của Trung Quốc trong thời gian gần đây. Đó là một ví dụ để chúng ta học tập tuy nhiên cần có sự nghiên cứu để việc áp dụng có hiệu quả nhất.

Các hình thức hỗ trợ xuất khẩu được áp dụng có thể là: - Tín dụng hỗ trợ đầu tư xuất khẩu:

+ Cho vay đầu tư để sản xuất kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu mới nhằm thay đổi cơ cấu mặt hàng

+ Cho vay đầu tư để mở rộng sản xuất nhằm tăng thêm số lượng hàng hoá xuất khẩu. - Tín dụng hỗ trợ cho quá trình sản xuất, kinh doanh xuất khẩu: cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho quá trình sản xuất, kinh doanh, gồm các hình thức tín dụng trước khi giao hàng cho cả nhà xuất khẩu và cho nhà nhập khẩu.

- Bảo lãnh cho hoạt động xuất khẩu, gồm các hình thức voả lãnh dự thầu; bảo lãnh thực hiện hợp đồng; bảo lãnh vay vốn tín dụng ngân hàng và bảo lãnh thanh toán ứng trước.

- Bảo hiểm xuất khẩu: khi mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu các ngân hàng phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng xuất khẩu hơn là chi phí mua bảo hiểm lại dễ dàng đưa vào trong cơ cấu chi phí của nhà xuất khẩu. Bảo hiểm xuất khẩu còn bảo vệ tránh cho nhà xuất khẩu một loạt các tủi ro tiềm ẩn trong, trước và sau khi giao hàng như: rủi ro thương mại, rủi ro trong thanh toán, rủi ro trong chuyển ngoại tệ và rủi ro chính trị.

Hoạt động của ngân hàng này sẽ giống như một ngân hàng chính sách, nhưng vì hoạt động xuất nhập khẩu khác hẳn với việc cho sinh viên vay hay cho hộ nông dân vay xóa đói giảm nghèo nên sẽ không phải là chỉ có vay mà không có trả mà chỉ là thu ít lợi nhuận hơn hoặc chấp nhận hoà vốn vì mục đích tạo ra năng lực xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp trong nước. Có nghĩa là ngân hàng này sẽ hỗ trợ về vốn cho các hoạt động xuất nhập khẩu bằng việc giảm lãi suất, giảm phí, kéo dài thời hạn, bớt những yêu cầu

có tính pháp lý, có những mức lãi suất khác nhau đối với các mục đích xuất nhập khẩu khác nhau....

Giải pháp này cũng rất phù hợp với các bước thực hiện tái cơ cấu lại ngân hàng của các ngân hàng thương mại. Đồng thời quy các hoạt động hỗ trợ xuất nhập khẩu vào một mối. Các hoạt động như trợ giá cho nông dân khi vụ mùa bị thất bại, khi bị thương nhân ép giá .... cũng có thể thông qua ngân hàng này. Như vậy có thể thống nhất được cả công tác quản lý kinh tế đối với mảng xuất nhập khẩu.

2.4.4 Phát triển thị trường hối đoái hoàn hảo để mở rộng nguồn vốn bằng ngoại

tệ, cung cấp cho hoạt động cho vay xuất nhập khẩu.

Có ý kiến cho rằng thị trường ngoại tệ của nước ta còn rất hẹp, các hợp đồng với nước ngoài cón rất ít, chủ yếu do Ngân hàng Nhà Nước đứng tên hợp đồng mà các ngân hàng Thương mại chưa được phép, hoặc để đảm bảo lượng ngoại tệ cho hoạt động xuất khẩu, Ngân hàng Nhà Nước thường dựa vào hoạt động nhập khẩu hoặc các khoản vay nợ của nước ngoại.

Trong khi đó, việc tạo ra một thị trường ngoại tệ mở với nước ngoài chỉ có Ngân hàng Nhà Nước mới có thẩm quyền quyết định, bằng việc trao cho các Ngân hàng

thương mại được tự do kinh doanh, tạo cho họ thể chủ động hơn.

Tóm lại, những giải pháp và kiến nghị trên đây là những đề xuất của bản thân sau một thời gian thực tập nghiên cứu thực tế tại chi nhánh Ngân hàng Cổ phần PHƯƠNG NAM tại Hà Nội. Đó có thể là những đề xuất đúng hoặc chưa đúng, phù hợp hay chưa phù hợp nhưng đều có tính đóng góp.

Kết luận

Trong những năm đầu phát triển của Việt Nam, cùng với sự phát triển vũ bão của kinh tế thế giới, tốc độ phát triển “thần kỳ” ở Nhật, sự đột phá của các “con rồng’’ Châu á và sự lớn mạnh về kinh tế của các nước Đông Nam á. Việt Nam từng bước hội nhập và phát triển, tiếp thu công nghệ của các nước đỉ trước dần khẳng định vị thế của mình ở khu vực và trên thế giới. Trong lĩnh vực thanh toán Ngân hàng hiện nay,với những áp dụng chưa từng có từ trước tới nay về các thành tựu của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, khó có ai có thể phủ nhận vai trò nền tảng của hệ thống thanh toán quốc tế trong cơ sở hạ tầng tài chính của một nền kinh tế thị trường phát triển. Hệ thống thanh toán quốc tế không ngừng được cải thiện với các phương tiện mang tính ưu việt

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thánh toán quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng cổ phần PHƯƠNG NAM – Hà Nội ppt (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)