Tín dụng theo hình thức thanh toán bằng L/C

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thánh toán quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng cổ phần PHƯƠNG NAM – Hà Nội ppt (Trang 38)

II. Tình hình hoạt động các nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại chi nhánh NHTMCP

2.3.3Tín dụng theo hình thức thanh toán bằng L/C

mạnh một số bước thực hiện như sau:

* Thẩm định khách hàng nhằm phân loại khách hàng, cho điểm tín dụng khách

hàng để từ đó có thể ra quyết định. Quyết định thường ở loại đồng ý hay không, và đồng ý ở mức tín dụng như thế nào, bao nhiêu phần trăm nhu cầu của khách hàng....

* Tiến hành cho vay:

- Lập hợp đồng tín dụng ngoại tệ: trong hợp đồng này xác định số tiền khách hàng nhận nợ từ khách hàng, thời hạn, lãi suất cùng các yêu cầu kèm theo khác. Nhận nợ bằng ngoại tệ cũng tương tự như bằng nội tệ, nghĩa là cũng có các hình thức như hạn mức, từng lần....

-Ký quỹ: đây là một bước không thể thiếu vì nó đảm bảo cho món vay của khách hàng, giảm rủi ro cho ngân hàng như đã nói ở trên. Tuy nhiên không phải bất cứ một thư tín dụng nào cũng làm phát sinh dư nợ mà còn tuỳ thuộc vào khách hàng thanh toán bằng vốn của khách hàng hay bằng vốn của ngân hàng.

Bảng 8:

I. Thư tín dụng xuất khẩu

Thông báo thư tín dụng

( Nếu NHPN là NH thông báo thứ hai)

12 USD ( giảm 10 USD) Miễn phí

1.2 Thông báo tu chỉnh tăng trị giá 5 USD

1.3 Thông báo tu chỉnh khác 3 USD

1.4 Chuyển tiếp L/C, tu chỉnh L/C qua NH khác 20 USD

Thanh toán L/C Tối thiểu Tối đa 0, 075% 10 USD 140 USD

II. Thư tín dụng nhập khẩu

2.1 Mở thư tín dụng *Ký quỹ 100% Tối thiểu Tối đa *Ký quỹ dưới 100% Tối thiểu Tối đa *Miễn ký quỹ Tối thiểu Tối đa 0,075% 5 USD 200 USD 0,1% 10 USD 300 USD 0,1% 20 USD 300 USD

2.2 Tu chỉnh tăng tiền Như mở thư tín dụng

2.4 Thanh toán ngay

Tối thiểu Tối đa 0,2% 10 USD 200 USD 2.5 Chấp nhận hối phiếu trả chậm Tối thiểu 0,25%/ quý ( trọn gói) 30 USD

2.6 Ký hậu vận đơn (B/L) 2 USD

2.7 Xác nhận thư tín dụng của NH khác mở Tối thiểu

0,25% 25 USD

2.8 Huỷ thư tín dụng 5 USD và các chi phí phải trả

cho nước ngoài (nếu có)

(Nguồn: văn bản hướng dẫncủa Hội sở)

Như vậy, mức ký qũy nhỏ nhất là 0% và lớn nhất là 100%. Phần chênh lệch giữa giá trị L/C và giá trị ký quỹ phải được khách hàng cam kết sẽ thanh toán bằng văn bản. Đối với một ngân hàng chi nhánh thì chỉ được cho phép ký duyệt đối với một mức tín dụng gọi là mức uỷ quyền. Tuy nhiên có sự phân biệt rất nhiều giữa doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh, phân biệt cả về mức ký quỹ và mức được phép cho vay của ngân hàng. Chính điều này đã hạn chế rất nhiều lượng khách hàng đến với ngân hàng. Do đó các khách hàng của ngân hàng cho đến nay đa phần là các doanh nghiệp quốc doanh, rất ít các đơn vị ngoài quốc doanh, một mảng khách hàng mà ngân hàng còn bỏ ngỏ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Đối với khách hàng thanh toán bằng vốn của ngân hàng:

 Cho vay ngắn hạn: giám đốc chi nhánh xem xét quyết định mức ký quỹ hoặc

 Cho vay trung dài hạn: khách hàng sẽ phải ký quỹ 100% vốn tự có của mình

tham gia vào dự án để nhập khẩu máy móc thiết bị. Hoặc phải ký quỹ theo phần vốn tự có tham gia vào nhập khẩu máy móc đối với các dự án có phần xây dựng cơ bản.

Đối với các thư tín dụng mở 100% bằng vốn của khách hàng thì sẽ được thực hiện tại phòng kinh doanh ngoại tệ. Còn đối với các thư tín dụng mở bằng vốn của ngân hàng hoặc cả của ngân hàng và khách hàng thì sẽ được thực hiện tại phòng kinh doanh nội tệ nhưng sau đó tất cả sẽ được chuyển sang phòng kinh doanh ngoại tệ để thực hiện thanh toán với ngân hàng nước ngoài. Hầu như tất cả các hình thức thanh toán với ngân hàng nước ngoài của Ngân hàng PHƯƠNG NAM cũng như các chi nhánh ngân hàng khác đều được tiến hành thông qua Hội sở của Ngân hàng PHƯƠNG NAM, các chi nhánh tự lập hợp đồng tự tính toán lỗ lãi nhưng đều phải qua Hội sở của Ngân hàng PHƯƠNG NAM như một đầu mối chung chuyển. Hiện nay tốc độ thanh toán của Hội sở của Ngân hàng PHƯƠNG NAM nói chung và các chi nhánh Ngân hàng PHƯƠNG NAM đạt tốc độ khá cao, tương đương ngân hàng quốc doanh. Đôi khi đã có ưu thế hơn do số lượng khách hàng ít hơn nên có thể phục vụ tận tình hơn, có thể giúp khách hàng lập hợp đồng, tư vấn cho khách hàng về các hình thức thanh toán hợp lý, cho khách hàng vay khi có nhu cầu...

Hoạt động thanh toán quốc tế trong Ngân hàng chủ yếu chú trọng vào các mặt hàng:

- Đối với xuất khẩu bao gồm: Dệt may, sản phẩm lâm sản, gỗ, coffee

- Đối với nhập khẩu bao gồm: thiết bị Y Tế, Sắt thép, Nguyên vật liệu, Hoá chất

2.4 Ưu điểm và nhược điểm về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngân hàng tại hà nội

2.4.1. Ưu điểm

- Về cơ chế: Ngân hàng Nhà Nước, Ngân hàng Cổ phần PHƯƠNG NAM đã có những văn bản cụ thể, chi tiết hướng dẫn nghiệp vụ, đồng thời luôn luôn nhận phản hồi

từ phía chi nhánh ngân hàng để có thể sửa đổi kịp thời, phù hợp với tình hình thực tiễn. Ngân hàng cũng đã nghiêm túc làm theo quy định và góp ý kịp thời với cấp trên.

Có các thông tư liên bộ quan trọng thông báo về các chính sách liên quan đến vấn đề xuất nhập khẩu, đặc biệt là về bỏ các loại giấy phép kinh doanh, giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, hạn nghạch xuất nhập khẩu còn trong năm, cũng như các văn bản về các mặt hàng cấm xuất nhập khẩu...

- Về nghiệp vụ huy động: nằm trong khu vực dân cư đông nên thu hút được nhiều nguồn vốn của dân cư, tăng nhanh trong những năm gần đây. Số dư từ khu vực kinh tế cũng tăng trong thời gian qua. Luôn có vốn điều chuyển về trung tâm. Được đánh giá là chi nhánh có tiềm năng phát triển nhất trong các chi nhánh của ngân hàng.

- Về nghiệp vụ cho vay: đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, không phải từ chối yêu cầu nào của khách hàng khi đến với ngân hàng. Tình hình ngoại tệ luôn đủ để đáp ứng nhu cầu dư nợ bằng ngoại tệ.

Nghiệp vụ tiến hành ngày càng nhanh, thanh toán cũng nhanh đáp ứng được tốc độ kinh doanh của khách hàng. Có nhiều hình thức thanh toán, trong đó các giao dịch bằng L/C chiếm tỷ trọng lớn, tốc độ nhanh chính xác, thuận lợi cho khách hàng.

- Về tình hình dư nợ: dư nợ phát sinh lành mạnh, khách hàng kinh doanh nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, tuy nhiên cũng chưa phải là nhiều, có thể đêm được các doanh nghiệp kinh doanh trong khu vực này. Cho đến nay hồ sơ tín dụng đối với các đơn vị này đều không phát sinh sai sót gì, đảm bảo một mức sinh lợi hợp lý cho cả ngân hàng và khách hàng.

- Về tình hình dư nợ khó đòi, quá hạn: phát sinh ít. Trong những năm gần đây dư nợ giảm dần, thể hiện sự chất lượng của các khoản tín dụng. Dư nợ thường tập trung vào các khoản vay dài hạn. Ngân hàng thường tự giải quyết tài sản thế chấp với khách hàng, không liên quan đến Toà án.

- Cơ cấu khách hàng: chủ yếu là thành phần kinh tế khác nên tình hình vay nợ trả nợ diễn ra phức tạp nhưng những năm vừa qua chưa gặp trường hợp xấu nào xảy ra.

Trong những năm gần đây số lượng khách hàng đã tăng đáng kể. Tuy nhiên ít các đơn vị ngoài quốc doanh, các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài. Các hộ cá thể thường là đối tượng gây ra dư nợ khó đòi, quá hạn là chủ yếu.

2.4.2. Nhược điểm.

- Về hệ thống luật quy định quyền hạn của chi nhánh: Ngân hàng Cổ phần PHƯƠNG NAM chưa cho phép chi nhánh tự ấn định lãi suất đầu vào cũng như đầu ra, tức là khả năng cạnh tranh trên thị trường tài chính của chi nhánh còn rất thấp, trong khi đó chi nhánh phụ thuộc nhiều vào Ngân hàng Nhà Nước và Hội Sở chính của Ngân hàng Cổ phần PHƯƠNG NAM do đó phải thực hiện cả những khoản nợ chính sách, cũng như thực hiện các nghĩa vụ. Nói chung có nhiều nguyên tắc còn gò bó, trói buộc các chi nhánh nói chung và chi nhánh Ngân hàng cổ phần PHƯƠNG NAM tại Hà Nội nói riêng.

- Theo tính toán lãi suất đầu vào trung bình của ngân hàng cao hơn so với các ngân hàng khác nên chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra hẹp, tỷ lệ sinh lợi thấp.

- Thực chất vẫn chỉ là các hình thức vay nợ truyền thống, hình thức mở thư tín dụng mới bắt đầu được áp dụng và phổ biến trong thời gian gần đây, tuy nhiên số lượng lại chưa nhiều.

- Khả năng tự đáp ứng ngoại tệ cho bản thân là thấp. Nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ mới nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu ngoại tệ mà chưa vì mục đích kinh doanh lấy lợi nhuận là mục tiêu. Vẫn phải nhận vay điều chuyển từ Ngân hàng Cổ phần PHƯƠNG NAM, chưa sử dụng các hợp đồng như thị trương tài chính thế giới.

- Các nghiệp thanh toán vẫn phải thông qua hội sở Ngân hàng Cổ phần PHƯƠNG NAM vì cơ sở vất chất, điều kiện công nghệ kỹ thuật chưa cho phép. Hiện nay, các chi nhánh ngân hàng chưa có hệ thống máy rút tiền tự động nên cũng gây ảnh hưởng không ít tới hoạt động thanh toán của Ngân hàng.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Dư nợ cho vay XNK tăng trưởng chậm, số lượng khách hàng thấp và kém đa dạng, số lượng thanh toán L/C thấp, chênh lệch giữa L/C xuất và L/C nhập, cho vay xuất khẩu và cho vay nhập khẩu.

- Tình hình lãi suất, tỷ giá biến động phức tạp gây kho khăn và rủi ro lớn cho các khoản nợ nhận bằng ngoại tệ của khách hàng.

- Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam còn kém sôi động nên dư nợ xuất khẩu thấp, thậm chí không tăng trong thời gian qua.

Trên đây là những đánh giá về hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng. Từ chỗ nắm được những ưu và nhược, chúng ta sẽ đưa ra những giải pháp và kiến nghị giúp nâng cao hiệu quả hoạt động này tại ngân hàng.

chương III:

Một số giải pháp và kiến nghị dể phát triển hệ thống thanh toán quốc tế thông qua các phương thức thanh toán quốc tế hiện nay.

I. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của

nhthcp. phương nam

* Định hướng hoạt động chung trong toàn hệ thống của Ngân hàng Cổ phần PHƯƠNG NAM.

. Định hướng hoạt động chung của chi nhánh:

-Mức doanh số thanh toán quốc tế đạt: 20 triệu USD -Mức tăng huy động vốn: 20-22%.

-Mức tăng trưởng dư nợ tín dụng: 15-16%.

. Giải pháp cơ bản của chi nhánh Ngân hàng Hà nội cho thanh toán quốc tế trong ngoại thương.

-Ngân hàng cần phải đảm bảo rằng các ngân hàng tham gia vào hệ thống thanh toán phải lành mạnh về mặt tài chính. Điều này có thể thực hiện thông qua các quy định phù hợp về điều kiện tham gia hệ thống thanh toán đối với Hội sở chính của Ngân hàng.

-Tư cách người giám sát hệ thống thanh toán, Hội sở chính của Ngân hàng cần đảm bảo rằng bất kỳ rủi ro có liên quan đến hệ thống thanh toán nào đều được kiểm soát chặt chẽ,về hệ thống thanh toán phải hoạt động một cách an toàn.

-Đẩy mạnh việc thanh toán bằng (L/C), tiền điện tử… các phương tiện có tính ưu việt, mang lại hiệu quả cho việc trao đổi và đầu tư.

-Tăng cường cơ sở pháp lý, mở rộng quan hệ tín dụng thanh toán giữa các hệ thống liên Ngân hàng đa quốc gia.

-Bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ lành nghề về nghiệp vụ thanh toán qua Ngân hàng để tránh rủi ro không hiểu biết.

Để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu chiến lược giai đoạn 2001-2005 và cụ thể năm 2002 của Hội sở chính chỉ đạo, chi nhánh Ngân hàng TMCP Phương Nam Hà nội đã có những bước đi cụ thể của mình.

II Giải pháp và kiến nghị

2.1 Đối với vấn đề thanh toán quốc tế

Tăng các dịch vụ thanh toán quốc tế đặc biệt hoàn thiện thêm về phương thức thanh toán L/C nên:

- Tăng nguồn ngoại tệ

- Giảm các biểu phí (Lệ phí và điện phí)

- Tăng hệ thống khách hàng.

- Mở rộng quan hệ khách hàng.

- Tham gia hệ thống thanh toán SWIFT để tiện giao dịch.

- Rút ngắn thời gian thụ lý hồ sơ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giải pháp mở rộng thanh toán quốc tế đối với các doanh nghiệp hoạt động

xuất nhập khẩu tại chi nhánh Ngân hàngTMCP PHƯƠNG NAM - Hà nội.

Giải pháp mở rộng tín dụng xuất nhập khẩu là một trong các giải pháp tốt nhất để

gián tiếp thúc đẩy vàphát triển dịch vụ thanh toán quốc tế. Do đó, chi nhánh cần phải:

Ta thấy tình hình nợ quá hạn, khó đòi đối với cho vay xuất nhập khẩu là không đáng kể. Cho nên để tăng dư nợ cho vay xuất nhập khẩu chúng ta cần tập trung vào quy trình, nghiệp vụ tốc độ của công tác cho vay.

Cần tách hẳn cho vay xuất nhập khẩu sang phòng kinh doanh ngoại tệ để luôn luôn chủ động trong công tác ra quyết định cho vay. Hai phòng kinh doanh phải liên kết chặt chẽ hơn để có thể đồng bộ trong việc ra quyết định, đồng thời giảm thời gian làm hồ sơ cho khách hàng.

Hiện nay, khi một khách hàng đến ngân hàng xin vay bằng nội tệ để nhập hàng, cần phải chuyển nội tệ đó sang ngoại tệ. Đầu tiên khách hàng phải làm việc với phòng kinh doanh nội tệ để làm hồ sơ nhận nợ, sau đó lại phải sang phòng kinh doanh đối ngoại để làm thủ tục mua bán ngoại tệ và nếu khách hàng có nhu cầu chuyển lượng tiền đó để thanh toán thì lại mất công làm những hồ sơ khác nữa, chính vì vậy đã gây khó khăn cản trở rất mất thời gian. Thường thì cán bộ tín dụng của hai phòng tự đi lại để làm hồ sơ thủ tục nhưng vẫn mất thời gian, mất chủ động và gây cho khách hàng cảm tưởng về sự không đồng nhất của ngân hàng. Vấn đề này cần được xem xét để có những hướng giải quyết cụ thể. Bằng cách chuyển hẳn mảng ngoại tệ sang phòng kinh doanh đối ngoại. Phòng này sẽ chủ động hơn nguồn ngoại tệ vào ra của ngân hàng.

Tuy nhiên chưa có dư nợ nhưng không có nghĩa là không phát sinh nên trong thời gian tới chúng ta luôn phải chú trọng đến chất lượng của khoản vay mới để đảm bảo đó là những món vay tốt trong thời gian tới. Khi ngân hàng cho vay, ngân hàng cần nghĩ đến trường hợp khách hàng trả nợ đúng hạn và đủ về số lượng hơn là việc ỷ lại khách hàng đã có tài sản thế chấp và chỉ cần phát mại là có thể thu được đủ vốn và lãi. Cách nghĩ đó là tiêu cực, cần phải xoá bỏ, chỉ có vậy cán bộ tín dụng mới tích cực trong công việc của mình ngay từ những khâu đầu tiên, thẩm định dự án.

Hiện nay chúng ta còn chịu quá nhiều luật lệ quy định về hồ sơ vay nợ và ngày càng được quy định rõ ràng hơn trong những năm gần đây. Điều đó là hợp lý để có được bộ hồ sơ có tính bảo đảm chắc chắn. Nhưng hiện nay chưa có sự đồng bộ giữa các ngành. Trong trường hợp khách hàng là hộ cá thể thế chấp bằng nhà ở yêu cầu phải có

sổ đỏ, nhưng khu nhà đó chưa được các cấp có thẩm quyền cấp sổ đỏ. Hoặc nếu khách hàng là đơn vị kinh doanh thuộc bộ quốc phòng thì bất động sản thế chấp đó phải được sự đồng ý của bộ quốc phòng... Chính sự không đồng bộ đó đã gây khó khăn các doanh nghiệp khi đến vay, đặc biệt là các công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty tư nhân có

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thánh toán quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng cổ phần PHƯƠNG NAM – Hà Nội ppt (Trang 38)