Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở tổng hợp tất cả kết quả của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Theo đó kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được hình thành từ tổng hợp kết quả kinh doanh của hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính.
Cách xác định kết quả kinh doanh:
Kết quả kinh doanh = Doanh thu thuần về tiêu thụ TP + DTTC - CPTC - GVHB - CPBH - CPQLDN
Doanh thu thuần về tiêu thụ TP = Tổng DTBH - CKTM - GVHB - DTHBBTL - Thuế TTĐB, xuất khẩu, GTGT theo phương pháp trực tiếp
Tài khoản sử dụng:
+ Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” + Tài khoản 421 “Lợi nhuận chưa phân phối” Phương pháp hạch toán:
Sơ đồ 1.15: Hạch toán xác định kết quả kinh doanh
1.7.1 Tổ chức hệ thống sổ kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh
1.7.1 Nhiệm vụ tổ chức hạch toán quá trình tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
- Xây dựng quy tắc, chính sách kế toán cho việc ghi chép nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm.
- Tổ chức hợp lý quy trình, thủ tục cho nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm.
- Tổ chức hệ thống sổ kế toán chi tiết và tổng hợp các quy trình kế toán chi tiết và tổng hợp cho nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. TK 911 TK 511, 512 K/c GVHB TK 635 TK 632 K/c CPTC
K/c doanh thu thuần
K/C DTTC TK 515 TK 641,642 K/c CPBH, CP QLDN K/C thu nhập khác TK 711 K/C lỗ TK 4212 K/c lãi
- Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về tình hình tiêu thụ cho nhà quản trị doanh nghiệp, và cho việc lập các báo cáo kế toán định kỳ cũng như việc phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ tại đơn vị.
1.7.2 Các hình thức ghi sổ kế toán
Mỗi doanh nghiệp tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác tổ chức kế toán sẽ áp dụng hình thức ghi sổ kế toán khác nhau. Có các hình thức ghi sổ kế toán như sau:
- Hình thức Nhật ký – Sổ cái - Hình thức Chứng từ ghi sổ - Hình thức Nhật ký chung - Hình thức Nhật Ký – Chứng từ
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT KINH DOANH
ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ VIỆT HÀ
2.1 Tổng quan chung về công ty sản xuất kinh doanh và đầu tư dịch vụ Việt Hà
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty sản xuất kinh doanh và đầu tư Việt Hà
Tên công ty: Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà Điện thoại: 043.862.2652
Fax: 84.4862.8643
Email: vietha_beer@fpt.vn
Trải qua hơn 40 năm trưởng thành và phát triển, công ty sản xuất kinh doanh và đầu tư Việt Hà đã và đang là một trong những lá cờ đầu của ngành giải khát. Quá trình hình thành và phát triển của công ty sản xuất kinh doanh và đầu tư Việt Hà có thể tóm lược qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1:
Trên cơ sở trang thiết bị nhà xưởng của hợp tác xã Ba Nhất, tháng 6 năm 1966 Nhà nước đã quyết định cho chuyển hình thức sở hữu toàn dân theo quyết định 1379/QĐ - TCCQ của Uỷ ban hành chính Thành phố Hà Nội và được mang tên xí nghiệp nước chấm trực thuộc Sở Công Nghiệp Thành phố Hà Nội. Sản phẩm của xí nghiệp là nước chấm và giấm, các sản phẩm đều sản xuất theo chỉ tiêu, kế hoạch pháp lệnh, giao nộp để phân phối theo chế độ tem phiếu.
Sau khi có nghị quyết đại hội Đảng V các xí nghiệp được quyền tự chủ xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, xí nghiệp nước chấm đã chuyển sản xuất một mặt hàng truyền thống sang đa dạng hoá sản phẩm. Từ mặt hàng chính là nước chấm, dấm, xí nghiệp đã chế thử thành công và đưa vào sản xuất các sản phẩm khác: rượu chanh, mì sợi, kẹo bánh các loại. Được phép của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, ngày 4/5/1982 xí nghiệp nước chấm đổi tên thành Công ty thực phẩm Hà Nội theo quyết định số 1625/QĐUB.
Thời kì từ năm 1987 đến năm 1993, có những thay đổi trong chính sách vĩ mô của Nhà nước. Theo quyết định số 217/HĐBT ngày 14/11/1987 đã xác lập và khẳng định quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đây nhà máy đã hoàn toàn tự chủ, được quyền huy động mọi nguồn vốn và chủ động xác định phương án sản xuất kinh doanh. Một nhu cầu bức bách đặt ra đối với Công ty là phải chuyển hướng sản xuất kinh doanh cho phù hợp. Công ty nhanh chóng mở hướng xuất khẩu sang thị trường Liên Xô cũ và Đông Âu dưới hình thức mua bán và trao đổi hàng hoá. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Công ty sang thị trường là kẹo bọc đường và nước chấm.
Cuối năm 1989, tình hình kinh tế chính trị của các nước Đông Âu và Liên Xô cũ đang lâm vào khủng hoảng. Công ty mất đi thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình và đứng trước tình thế hết sức khó khăn. Cuối giai đoạn này, nhà máy hầu như không sản xuất và chờ giải thể. Đứng trước tình hình đó ban lãnh đạo nhà máy đề ra mục tiêu là: đổi mới công nghệ, đầu tư chiều sâu, tìm phương hướng sản xuất sản phẩm có giá trị cao, liên doanh, liên kết trong và ngoài nước. Được sự giúp đỡ của các cấp, các ngành có liên quan, nhà máy đã quyết định đưa và sản xuất bia. Đây là hướng đi dựa trên các nghiên cứu về thị trường, nguồn vốn, phương hướng lựa chọn kỹ thuật và công nghệ. Nhà máy đã mạnh dạn vay vốn đầu tư mua thiết bị sản xuất bia hiện đại của Đan Mạch để sản xuất bia lon Halida với số vốn:
+Vay ngân hàng đầu tư: 28.438 triệu đồng. +Vay ngân hàng nông nghiệp: 5.800 triệu đồng. +Vay tổ chức Siđa: 1.578 triệu đồng.
Với số vốn trên, Công ty đã nhập một dây chuyên mini với công suất 3.000.000 lít/1 năm.
Sau một thời gian chạy thử dây chuyền sản xuất bia lon mang nhãn hiệu Halida xuất hiện trên thị trường Việt Nam. Trong quá trình sản xuất Công ty phối hợp với trung tâm nghiên cứu thực nghiệm của Liên hiệp thực phẩm vi sinh để sản xuất nước ngọt Vinacola trên dây chuyền lon để tận dụng nguyên vật liệu và công suất dây chuyền.
Với dây chuyền sản xuất bia lon hiện đại sản phẩm bia lon Halida, tháng 6 năm 1992 nhà máy đổi tên thành nhà máy bia Việt Hà, theo quyết định số 1224/QĐUB của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Từ đây sản phẩm của nhà máy bia Việt Hà được người tiêu dùng ưa chuộng và được nhiều giải thưởng lớn trong nước và quốc tế. Tháng 2/1993 bia Halida được tổ chức quản lý chất lượng Liên hiệp Anh tặng cúp bạc về chất lượng Carlberg nổi tiếng của Đan Mạch (1/4/1993). Tháng 10/1993 liên doanh chính thức đi vào hoạt động với tên gọi “Nhà máy bia Đông Nam Á” phần góp vốn của nhà máy bia Việt Hà là: 72,67 tỉ đồng, chiếm 40% tổng số vốn liên doanh.
Giai đoạn 3:
Ngày 2/11/1994 nhà máy bia Việt Hà đổi tên thành công ty bia Việt Hà với sản phẩm chủ yếu là bia hơi chất lượng cao. Ngoài ra công ty còn đầu tư vào dây chuyền sản xuất nước khoáng OPAL. Hiện nay sản phẩm này còn đang thử nghiệm và xâm nhập vào thị trường.
Năm 1998, theo quyết định số 35/98/QĐUB ngày 15/9/1998 của UBND thành phố Hà Nội chủ trương cổ phần hoá DN nhà nước, công ty đã tiến hành cổ phần hoá phân xưởng sản xuất bia số 57 Quỳnh Lôi thành công ty cổ phần. Công ty bia Việt Hà giữ số cổ phiếu chi phối 20%. Như vậy công ty bia Việt Hà là công ty có nhiều mô hình sản xuất: sản xuất, kinh doanh đầu tư và dịch vụ.
Giai đoạn 4:
Ngày 4/9/2002 căn cứ theo quyết định số 6130/QĐUB của UBND Thành phố Hà Nội, công ty bia Việt Hà đổi tên thành “công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà”. Ngay từ khi ra đời, với các hoạt động đầu tư hiệu quả, sự lựa chọn công nghệ và thiết bị tiên tiến, hệ thống quản lý chất lượng cao ISO, đặc biệt vận dụng một cách khoa học các kinh nghiệm Marketing quốc tế đặc thù văn hoá Việt Nam, bia Việt Hà đã được người tiêu dùng mến mộ. Với hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả cao, tốc độ tăng trưởng liên tục trong suốt 10 năm qua công ty đã là một trong những đơn vị dẫn đầu thi đua ngành công nghiệp thủ đô từ năm 1997 tới nay. Hiện nay công ty Việt Hà không những mở rộng về quy mô kinh doanh mà còn có cả hoạt động liên doanh liên kết, có cả các công ty con.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, công ty luôn có được tốc độ phát triển là 10-15%/năm. Để có được kết quả đó là sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên cùng ban lãnh đạo.
Sau đây là số liệu thống kê 1 số chỉ tiêu chính về tình hình kinh doanh của Công ty trong 3 năm vừa qua:
Đơn vị : nghìn đồng
Các chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Doanh thu 143.114.332 157.425.766 181.039.631 Các khoản giảm trừ doanh
thu
11.765.037 12.941.541 14.882.772
Doanh thu thuần 131.349.295 144.484.225 166.156.859 Giá vốn hàng bán 94.291.493 103.720.642 119.278.738 Lợi nhuận gộp 37.057.802 40.763.583 46.878.121 Doanh thu tài chính 36.750.584 40.425.643 46.489.489 Chi phí tài chính 6.558.855 7.214.741 8.296.952 Chi phí bán hàng 31.142.261 34.256.487 39.394.960 Chi phí QLDN 11.695.871 12.865.458 14.795.276 Lợi nhuận thuần từ hoạt động
sản xuất kinh doanh
24.411.399 26.852.540 30.880.422
Lợi nhuận khác 1.683.960 1.852.356 2.130.209 Chi phí khác 1.222.962 1.345.258 1.547.046 Lợi nhuận khác 460.998 507.098 583.162
Lợi nhuận trước thuế 24.872.397 27359638 31.463.584 Vốn kinh doanh 300.000.000 300.000.000 300.000.00 Số lượng lao động 324 người 358 người 398 người
Thu nhập bình quân 1 tháng / lao động
2.250 2.500 3.000
Bảng 01: Một số các chỉ tiêu kinh tế tài chính của công ty sản xuất kinh doanh và
đầu tư Việt Hà trong giai đoạn năm 2006-2008.