- Xưởng trưởng: 3 người cao đẳng
BẢNG CHẤM CÔNG
Ngày …./…./……
Tên nhân viên:……… Tuần: ……….
Họ và Tên Có mặt Giờ vào Giờ ra Trễ Ghi chú
……… ………... ……… ………... ……… ………... ……… ………... ……… ………... ……… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… …………
……… ………… ………… ………… ………… …………
“Nguồn P. nhân sự 2010 – Công ty TNHH CN Hung Cheng VN”
Trong biểu mẫu trên nhân viên cấp cao có trách nhiệm điền đầy đủ thông tin vào: ngày, tên nhân viên, tuần….
Mục họ và Tên: Trong biểu mẫu của công ty đã có sẵn tên cụ thể của từng công
nhân có trong phân xưởng kể cả xưởng trưởng và KCS, nhưng riêng đối với xưởng trưởng, nhân viên cấp cao không có quyền chấm công.
Khi công nhân vào xưởng từ 7h đến 7h30, mỗi công nhân tự đọc tên mình sau đó trình thẻ nhân viên để được vào cổng và đánh dấu vào ô có mặt.
Mục giờ vào: ghi giờ cụ thể của từng nhân viên đến.
Mục trễ: nếu có công nhân nào đến trễ so với giờ làm việc là 7h30, thì ghi vào
mục giờ vào và mục giờ trễ cụ thể là trễ bao nhiêu phút.
Mục ghi chú: khi công nhân đi làm trễ phải có lý do. Vì vậy, phải ghi vào ô ghi
chú: lý do mà công nhân đi làm trễ. Trong một tháng đi trễ quá nhiều lần thì sẽ bị phê bình và kỷ luật.
Mục giờ ra: trong suốt quá trình làm việc (một ngày), người lao động có sự cố gì
về sức khỏe hay việc gia đình đột xuất thì ghi giờ ra cụ thể của công nhân đồng thời ghi ở ô ghi chú lý do ra về.
Nhưng người lao động muốn rời bỏ công việc và rời khỏi công ty với bất cứ lý do gì thì phải có giấy xác nhận của tổ trưởng, tổ sản xuất. Có hai trường hợp nghỉ lao động tạm thời như sau:
Trường hợp 1:
Nghỉ việc tạm thời không dự tính: nghĩa là công nhân nghỉ việc do bệnh hay gia đình có việc đột xuất như: ma chay, tai nạn lao động…
Tổ trưởng, tổ sản xuất đã có sẵn biểu mẫu giấy xác nhận xin nghỉ việc đột xuất, khi công nhân trình bày lý do và điền đầy đủ vào giấy xác nhận tổ trưởng ký xác nhận. Sau đó công nhân cầm hai giấy xác nhận trình với nhân viên cấp cao và nhân viên cấp cao có trách nhiệm xác nhận cho công nhân nghỉ làm việc tạm thời, nhân viên cấp cao
giữ một bảng và công nhân giữ một bảng để ra cổng trình bảo vệ công ty. Sau khi xác nhận xong, nhân viên cấp cao có trách nhiệm điền thông tin vào bảng chấm công ờ các mục: giờ ra, lý do…
Trường hợp 2:
Nghỉ việc có dự tính: nghĩa là công nhân nghỉ việc có dự định trước và viết đơn xin phép. Nếu công nhân có nhu cầu nghỉ làm trong một hay hai ngày trong tuần có lý do hợp lý xác đáng đồng thời phù hợp với việc sản xuất, thì công nhân phải báo trước với tổ trưởng và nhân viên cấp cao. Nhận đơn từ nhân viên cấp cao điền vào thông tin sau đó nộp lại cho nhân viên chấm công.
Trong đơn phải có xác nhận của tổ trưởng thì nhân viên cấp cao mới được nhận đơn từ công nhân và xác nhận cho công nhân nghỉ làm việc ngày hôm sau.
Công nhân nghỉ việc sẽ không bị trừ lương trực tiếp vào ngày công lao động mà họ nghỉ trong tháng, công nhân phải trả ngày công bị thiếu vào ngày chủ nhật của tuần tiếp theo trong tháng và phải trả trong vòng một tháng. Đồng thời lương ngày chủ nhật vẫn được tính bình thường không theo mức lương ngày chủ nhật là nhân hai vì đây là trả công ngày lao động mà công nhân đã thiếu đối với công ty.
Bảng 2.17 Giấy xác nhận nghỉ việc tạm thời. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC NGẮN HẠN Tôi tên: ……… Sinh năm: ……… Chức vụ: ………. Thuộc bộ phận: ……… Thuộc tổ: ………. Số ngày nghỉ: ……….. Từ ngày: …………..Đến ngày: ……….. Lý do:………. ……….. ………...
………
Ký tên:
Xác nhận NVCC Xác nhận tổ trưởng
“Nguồn P. nhân sự 2010 – Công ty TNHH CN Hung Cheng VN”
Với cách thức quản lý nhân viên như thế này còn tồn tại nhiều khuyết điểm, trong thời gian tới công ty sẽ xem xét lại nên điều chỉnh cách quản lý nhân viên như hiện nay, điều này chưa khẳng định được tiềm năng về nhân sự cũng như sự phát triển của công ty.
Quản lý lao động theo biện pháp hành chính. Ngoài những quy định của Nhà nước ban hành, trong quy chế về lao động, Công ty có đưa ra quy định riêng. Quy định được đề ra nhằm giáo dục cán bộ nhân viên nghiêm chỉnh, tự giác, chấp hành những quy định, có ý thức cao đối với trách nhiệm được giao.
Nội quy của quy định bao gồm: - Qui định về phạm quy trách nhiệm. - Kỷ luật lao động.
- Kỷ luật quản lý tài chính, tài sản. - Điều khoản thi hành.
Trong đó đối với trường hợp vi phạm nhẹ hoặc vi phạm lần đầu thì nhắc nhở, phê bình. Tái phạm hoặc vi phạm nặng thì sẽ bị xử phạt có thể trừ vào tiền lương. Nếu lỗi nặng thì xử lý kỷ luật tuỳ theo mức vi phạm. Tuy nhiên trong thời gian thực tế tại đây tôi thấy việc quản lý lao động của công ty vẫn chưa chặt chẽ, các cán bộ quản lý chưa thật sự nghiêm khắc với nhân viên cho nên tác phong làm việc của nhân viên trong công ty chưa được tốt.
Khen thưởng
Sau khi hoàn thành bản chấm công lao động cho công nhân trong một tuần (từ thứ 2 đến thứ 7), nhân viên phòng nhân sự xem xét và hệ thống xem trong bảng chấm công lao động ai là người đi trễ, đi sớm, số người đi làm trong ngày trong tuần và những lý do mà công nhân nêu ra khi đi làm trễ. Sau đó đánh dấu và ghi chép cụ thể vào bảng theo
dõi của mình. Thứ 7 mỗi tuần nhân viên cấp caonhân viên cấp cao phải gặp bảo vệ thu lại bảng chấm công của 2 ca còn lại và thực hiện công việc chấm điểm. Nhân viên cấp cao hệ thống những vi phạm của công nhân trong vòng một tuần và đưa vào bảng mẫu như trên và làm trong bốn tuần.
Điểm A:
- Công nhân trong một tuần không đi trễ.
- Đi làm đúng giờ từ 7h đến 7h30 -14h đến 14h30 – 22h đến 22h30 - Không xin nghỉ tạm thời có lý do.
- Hoàn thành tốt công việc được giao.
Điểm B:
- Công nhân đi trể một lần trong một tuần. - Không nghỉ phép tạm thời có lý do.
Điểm C:
- Công nhân đi trễ ba lần trong một tuần. - Nghỉ phép tạm thời có lý do.
- Không hoàn thành trách nhiệm được giao.
Nhân viên cấp caocó trách nhiệm đánh vào những mục có điểm A,B,C phù hợp với những vi phạm nêu trên.
Đến cuối tháng, nhân viên cấp cao có trách nhiệm nộp lại bảng theo dõi cho phòng nhân sự, đồng thời nộp thêm giấy đề nghị khen thưởng, phê bình công nhân. Trưởng phòng nhân sự xem xét và phê duyệt giấy đề nghị khen thưởng , sau dó dán tại bảng thông báo chung của công ty.
Nhằm tạo động lực thúc đẩy cho công nhân làm việc tốt hơn cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, trung thành với công ty và đi làm đều đặn đúng giờ nhằm nâng cao năng xuất lao động cho công ty, góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty. Đồng thời công nhân sẽ có thói quen, lề lối trong công việc và tác phong trong công nghiệp.
Phê bình.
Sau khi hệ thống thang điểm, Phòng nhân sự trực tiếp thông báo cho người bị điểm B sẽ bị phê bình nếu trễ quá 4 lần /tháng. Nếu không sửa chửa ở các tháng tiếp theo,
và 3 tháng liên tục sẽ bị kỷ luật hành chánh. Nhắc nhở, nhằm giúp công nhân vươn lên không rơi vào kỷ luật hành chánh.
Kỷ luật
Nếu công nhân trong một tháng suốt bốn tuần liền đều trễ và xin nghỉ có lý do sẽ bị khiển trách trên bảng thông báo, không chấp hành nội quy công ty đề ra, có thái độ không hợp tác, không mang đồng phục, sử dụng đúng những công cụ, dụng cụ trong quá trình làm việc….. Nhân viên phòng nhân sự có trách nhiệm nhắc nhở vào mỗi tuần để người lao động biết và tránh việc đi trễ. Đồng thời công nhân đó sẽ bị trừ lương tương ứng là 100.000 VNĐ nếu trễ trên 8 lần/ tháng. Việc nhắc nhở và trừ lương phải thông báo rõ ràng cho công nhân biết trong tháng. Với việc kỷ luật này
Việc kỷ luật về mặt hành chánh sẽ tạo sự công bằng trong công việc và lương thưởng, tránh tình trạng kẻ đến sớm người đi muộn, số tiền phạt sẽ chuyển sang tiền khen thưởng làm cho nguồn tiền của công ty không bị ảnh hưởng nhiều.
Tạo tâm lý thúc đẩy sự thi đua nhau trong công việc, và công nhân sẽ đi làm đúng giờ. Phòng nhân sự sẽ tiến hành cho thôi việc nếu những nhân viên này cố chấp không sữa chữa gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất.