Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu nâng cao phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (lc) tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam(eximbank)-chi nhánh tân sơn nhất. (Trang 70 - 73)

5. Kết cấu của đề tài

3.3.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

Sựđổi mới hoạt động của ngân hàng nói chung và lĩnh vực thanh toán nói riêng không thể tách rời cơ chế, chính sách của Đảng và nhà nước. Trong thời gian qua, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật tạo môi trường thuận lợi cho sản

xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường như: luật thương mại, luật đầu tư nước

ngoài, luật dân sự, luật các tổ chức tín dụng, luật thương mại quốc tế... Tuy nhiên, một số văn bản đã ban hành từ lâu đến nay không còn phù hợp, nhiều văn bản được

bổ sung và sửa đổi nhiều lần nên việc thực thi và áp dụng rất khó, đặc biệt là các

quy định pháp luật của Việt Nam trong thanh toán bằng thư tín dụng vẫn còn nhiều

tranh cãi. Vì thế, yêu cầu đổi mới, chỉnh hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng

theo pháp luật Việt Nam, cùng với việc sử dụng các thông lệ và tập quán quốc tế sao cho phù hợp với hoàn cảnh mới là vấn đề tất yếu, góp phần đem lại sự ổn định trong các hoạt động kinh tế để đưa đất nước tăng trưởng bền vững và hòa nhập được với dòng chảy của thế giới. Nhà nước cần phải:

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Mỹ Hạnh

SVTH: Nguyễn Phạm Thu Vân 59

Hiện nay, các văn bản mang tính chất thông lệ quốc tế rất nhiều như: quy tắc và thực hành thống nhất vềthư tín dụng do văn phòng thương mại quốc tế ban hành

năm 1933, 1962, 1974, 1983...và văn bản mới nhất là bản sửa đổi ban hành năm

2007, gọi tắt là UCP600.

Về lý thuyết, việc vận dụng UCP600 tại nước ta gần như tuyệt đối mà không bị bất cứ sựđiều chỉnh nào, đây là nét đặc thù của Việt nam. Trong khi đó mọi quốc

gia khác đều có những luật hoặc các văn bản dưới luật quy định về giao dịch tín dụng chứng từtrên cơ sở thông lệ quốc tếcó tính đến đặc thù của sự phát triển kinh tế và tập quán của nước họ. Các văn bản như vậy là rất cần thiết không chỉ đối với ngành ngân hàng mà còn là cơ sởđể toà án trọng tài áp dụng khi xét xử các vụ tranh chấp giữa các đối tác trong giao dịch tín dụng. Hơn nữa UCP600 còn có những hạn chế nhất định bởi vì nó không thể bao quát tất cả các giao dịch vô cùng phong phú của thực tiễn, không thể thay thế luật của một quốc gia. Chính vì thế, các ngân hàng tại Việt nam đã vận dụng tốt đẹp UCP600 và các thông lệ quốc tế khác vào giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu nhưng kết quả thực tế lại không như họ mong muốn. Vì vậy, để giải quyết những bất đồng giữa thông lệ quốc tế và tập quán quốc gia, tránh được những tranh chấp rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt

động thanh toán quốc tế nhằm tạo hành lang pháp lý cho mọi hoạt động, nhà nước ta cần nghiên cứu và sớm ban hành các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt

động thanh toán quốc tế của ngân hàng. Trong những văn bản này cần quy định rõ ràng quyền lợi và trách nhiệm giữa các chủ thể tham gia như quyền lợi và trách nhiệm giữa các chủ thể tham gia như quyền được nhận hàng của ngân hàng phát

hành thư tín dụng khi người nhập khẩu vay vốn của ngân hàng để nhập lô hàng đó

bị phá sản, quyền được miễn trừ trách nhiệm thanh toán của ngân hàng phát hành khi có dấu hiệu tranh chấp thương mại và đã được toà án hay trọng tài tuyên bố

ngừng thanh toán. Điều này là cần thiết để bảo vệ ngân hàng và là điều mà các toà án nhiều nước trên thế giới thường làm.

Về bản chất thư tín dụng là những giao dịch riêng biệt với hợp đồng thương

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Mỹ Hạnh

SVTH: Nguyễn Phạm Thu Vân 60

dụng nhưng các ngân hàng bất luận trong trường hợp nào cũng không liên quan đến hoặc không hề bị ràng buộc bởi hợp đồng. Do vậy, Chính phủ cần sớm ban hành

văn bản pháp lý cho giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ. Có thể là một Nghị định về thanh toán quốc tế đề cập đến mối quan hệ

pháp lý giữa giao dịch hợp đồng ngoại thương giữa người mua, người bán với giao dịch chứng từ giữa các ngân hàng.

 Thứ hai: Nâng cao vai trò của hiệp hội ngân hàng Việt Nam

Hiệp hội ngân hàng là cầu nối giữa các NHTM với nhau và với NHNN, các cơ

quan quản lý nhà nước trong việc bổ sung, chỉnh sửa và ban hành các luật, thể chế

quản lý hoạt động của các NHTM sao cho phù hợp với chính sách của nhà nước và theo kịp xu hướng hội nhập trên thế giới.

Vì vậy, Chính phủ cần củng cố, phát triển và xây dựng Hiệp hội thực sự trở

thành một tổ chức thống nhất gắn kết các NHTM hoạt động theo tiêu chí chung,

giúp đỡtương trợ nhau trong quá trình hội nhập quốc tế. Môi trường hoạt động của Ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro, gồm cả rủi ro mang tính hệ thống và phi hệ

thống. Đối với rủi ro mang tính phi hệ thống, Hiệp hội ngân hàng cần dự báo và giúp các NHTM phòng tránh kịp thời. Còn đối với các rủi ro mang tính hệ thống thì hiệp hội cần hỗ trợ các NHTM giảm thiểu tổn thất. Ngoài ra, Hiệp hội ngân hàng cũng cần mở rộng thúc đẩy các mối quan hệ quốc tế tạo điều kiện cho các ngân hàng có thêm kinh nghiệm và trình độ để hội nhập với nền kinh tế thế giới và phát triển bền vững trước sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Thứ ba: nâng cao cơ chế quản lý xuất nhập khẩu.

Để đẩy mạnh xuất nhập khẩu trong điều kiện mở cửa, hội nhập và cạnh tranh quốc tế, tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho việc phát triển hoạt động TTQT nói chung và TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng, Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động xuất nhập khẩu theo hướng như:

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Mỹ Hạnh

SVTH: Nguyễn Phạm Thu Vân 61

+ Hoàn thiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu theo hướng đơn giản hoá các thủ tục hành chính và sử dụng rộng rãi các

đòn bẩy kinh tếđể khuyến khích và quản lý tốt hoạt động xuất nhập khẩu.

+ Chính phủ cần tiếp tục phát huy tính chủđộng tích cực trong định hướng, giám sát và hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Thường xuyên tổ chức các cuộc trao đổi trực tiếp giữa Chính phủ, các bộ và các doanh nghiệp nhằm kịp thời giải quyết khó khăn vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu. Nhà nước sớm xây dựng các chiến lược, kế hoạch và phương án kinh doanh với nội dung cụ thể theo từng thời gian, từng nhóm nước. Nhà nước cần có thông tin kịp thời, chính xác về

thị trường thế giới. Bởi thiếu thông tin thị trường thế giới, các doanh nghiệp sẽ

không dựđoán chính xác xu hướng thị trường, kinh doanh có thể thua lỗ.

+ Chính phủ nên điều chỉnh cơ chế quản lý xuất nhập khẩu thông qua việc áp dụng đa dạng các công cụ và biện pháp trong ngoại thương theo hướng ngày càng nới lỏng, mềm dẻo và tạo điều kiện thúc đầy kinh doanh xuất nhập khẩu phát triển. Song song với việc đa dạng hoá thị trường, sản phẩm và đối tác cần phải đa dạng hoá các công cụ điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế. Muốn thúc đẩy xuất khẩu thì việc nhập khẩu máy móc thiết bị nguyên vật liệu để

phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu cũng phải được coi trọng như: ưu tiên lãi suất theo cơ chế tỷ giá, trợ cấp trực tiếp, miễn thuế các chi phí đầu vào, giá cả các dịch vụ

công cộng, cước phí vận tải, bảo hiểm, giá điện nước...

Một phần của tài liệu nâng cao phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (lc) tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam(eximbank)-chi nhánh tân sơn nhất. (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)