Qui trình thanh toánL/C xuất – nhập khẩu

Một phần của tài liệu nâng cao phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (lc) tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam(eximbank)-chi nhánh tân sơn nhất. (Trang 46 - 54)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.2.1.Qui trình thanh toánL/C xuất – nhập khẩu

Đối với L/C xuất khẩu:

Sơ đồ 2.1. Quy trình thông báo L/C xuất khẩu tại Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất

(1) Người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phát hành mở L/C.

(2) Ngân hàng phát hành sau khi mở L/C thì thông báo cho người xuất khẩu qua

Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất.

(3) Ngân hàng Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất thông báo L/C và sửa đổi L/C (nếu có) cho người xuất khẩu.

(4) Người xuất khẩu sau khi kiểm tra L/C thì tiến hành giao hàng. (5) (1) Người xuất khẩu Eximbank – CN Tân Sơn Nhất Hội sở Eximbank Người nhập khẩu Ngân hàng phát hành L/C (9) (3) (8) (6) (2) (7) (4)

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Mỹ Hạnh

SVTH: Nguyễn Phạm Thu Vân 35

(5) Người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ cho Ngân hàng Eximbank – Chi nhánh

Tân Sơn Nhất và yêu cầu thanh toán.

(6) Ngân hàng Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất sau khi kiểm tra bộ chứng từ

thì gửi bộ chứng từ cho Ngân hàng phát hành và yêu cầu thanh toán. (7) Ngân hàng phát hành gửi bộ chứng từcho người nhập khẩu.

(8) Ngân hàng thanh toán chấp nhận thanh toán gửi cho Hội Sở Eximbank

(9) Hội Sở Eximbank truyền điện thanh toán đến Ngân hàng Eximbank – Chi nhánh

Tân Sơn Nhất.

Với tư cách là Ngân hàng thông báo, Ngân hàng Eximbank – Chi nhánh

Tân Sơn Nhất thc hiện các bước thông báo và thanh toán sau:

(1) Tiếp nhận, kiểm tra tính xác thực của L/C.

(2) Thông báo L/C

(3) Nhận và kiểm tra bộ chứng từ

(4) Chiết khấu và gửi chứng từ đi đòi tiền

(5) Đóng và lưu trữ bộ hồ sơ chứng từ L/C xuất khẩu.

Yêu cầu tu chỉnh

Yêu cầu chỉnh sửa chứng từ (nếu có)

Không phù hợp

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Mỹ Hạnh

SVTH: Nguyễn Phạm Thu Vân 36

Trong thực tế, khi thực hiện các bước trên thì Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn

Nhất không tránh khỏi những rắc rối gặp phải ở một số bước như sau:

Bước 1: kiểm tra tính xác thực của L/C đặc biệt chú ý đến ngân hàng phát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hành L/C; nước người mua hàng. Vì hiện nay có một sốnước như Pakistan, Li-băng

có tình hình kinh tế chính trị không ổn định. Chính vì vậy mà bước này gặp một số

hạn chế của nhân viên Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất. Họchưa đủ khảnăng đánh giá tài chính các ngân hàng nước ngoài, nên gặp tình huống khách hàng xuất khẩu qua các nước bất ổn định thì nhân viên tư vấn cho khách hàng nên từ chối xuất khẩu, do có thể sẽ gặp rủi ro như giao hàng xong mà không nhận được thanh toán.

Đồng thời, cũng có trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu được thấy bản Draft của

L/C trước khi L/C được xuất trình qua ngân hàng, và họ phát hiện có điều khoản mập mờ, không rõ ràng, khó thực hiện nhưng lại không yêu cầu sửa đổi, tu chỉnh.

Sau đó ngân hàng nhận được bản L/C gốc thì tính xác thực phù hợp, nhưng do

khách hàng không kiểm tra kỹcác quy định trong L/C, dẫn đến việc khó khăn trong

thanh toán.

Bước 3: nhận và kiểm tra chứng từ đòi hỏi nhân viên ngân hàng phải có chuyên môn nghiệp vụ TTQT, cũng như trình độ ngoại ngữ tốt. Nhưng một vài nhân viên của Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất bị hạn chế khả năng anh văn

giỏi. Và thực tế có một số trường hợp khá phức tạp như khách hàng chủ tâm lừa ngân hàng trong việc làm chứng từ giả nhưng L/C thật; khách hàng chỉ xuất trình 2/3 vận đơn (sự bất hợp lệ giữa L/C và vận đơn) mà nhân viên Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất cần có trải nghiệm để phát hiện kịp thời các trường hợp này. Bên cạnh đó, việc hạn chế của UCP 600 cũng ảnh hưởng đến việc kiểm chứng từ

của nhân viên Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất, ví dụ: Điều 14 UCP 600 quy

định về tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ lại có quy định khá mơ hồ về việc kiểm tra các dữ liệu trong chứng từ xuất trình. Cụ thể “dữ liệu trong một chứng từ không nhất thiết phải giống hệt như khi đọc lời văn của tín dụng, của bản thân chứng từ và của tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế nhưng không được mâu thuẫn với dữ liệu trong chứng từ đó, với bất cứ chứng từtheo quy định khác hoặc với thư tín dụng”.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Mỹ Hạnh

SVTH: Nguyễn Phạm Thu Vân 37

Hiện nay người được kiểm tra chứng từ khi kiểm tra chứng từ sẽ xem xét các dữ

liệu trong các loại chứng từ có giống nhau và giống với thư tín dụng hay không. Với

quy định này rất khó xác định thế nào là dữ liệu không mâu thuẫn với nhau và nhiều khi việc quyết định xem các dữ liệu, thông số có mâu thuẫn hay không lại phụ thuộc vào trình độ và sự nhạy cảm của người kiểm tra chứng từ. Ngoài ra còn hạn chế của doanh nghiệp xuất khẩu khi lập bộ chứng từ có nhiều sai sót, dẫn đến việc kiểm tra chứng từ của nhân viên Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất mất nhiều thời gian.

Bước 4: là khâu ảnh hưởng nhiều đến việc đóng hồ sơ xuất khẩu sớm hay muộn. Nói đến việc thanh toán thì phải theo đúng như L/C quy định, nhưng trên

thực tế vẫn xảy ra chuyện hàng hóa được gửi đi mà đến ngày thanh toán không thấy tiền gửi về. Do một phần là lỗi từ khách hàng không kiểm tra kỹquy định của L/C, họ thấy bất thường trong các điều khoản mà không hỏi ngân hàng để được sự tư

vấn, một phần là nhân viên ngân hàng chưa đủ trải nghiệm, thiếu cập nhật thông tin

để lường trước được nghiệp vụ mua bán có vấn đề; hoặc do khách hàng lập bộ

chứng từ khi xuất trình qua Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất còn nhiều sai sót, mà nhân viên chỉ dựa trên các chứng từđểđối chiếu kiểm tra, nên khi gửi bộ chứng từđi sẽ xảy ra trường hợp bất hợp lệ, vì vậy thời gian chờđểngân hàng nước ngoài thanh toán bị kéo dài.

Qua sự phân tích trên, cho thấy rằng để thực hiện tốt các bước trong thông báo và thanh toán L/C xuất khẩu, Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất phải thực hiện tốt tất cả các bước, đặc biệt chú trọng nhiều đến bước 1, bước 3 và bước 4. Vì những bước này ảnh hưởng rất nhiều đến việc có thanh toán được hay không, và thời gian thanh toán là nhanh hay chậm.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Mỹ Hạnh

SVTH: Nguyễn Phạm Thu Vân 38

Đối với L/C nhập khẩu:

Sơ đồ 2.3. Quy trình mở và thanh toán đối với L/C nhập khẩu

(1) Người nhập khẩu mởđơn xin mở thư tín dụng.

(2) Ngân hàng Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất phát hành L/C, chuyển cho

Ngân hàng thông báo qua mạng SWIFT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(3) Ngân hàng thông báo chuyển tiếp thông báo L/C cho người xuất khẩu. (4) Người xuất khẩu kiểm tra và giao hàng.

(5) Người xuất khẩu xuất trình chứng từ theo quy định của L/C và yêu cầu thanh toán.

(6) Ngân hàng thông báo gửi chứng từ đòi tiền Ngân hàng Eximbank – Chi

nhánh Tân Sơn Nhất.

(7) Chuyển tiền thanh toán (nếu là thanh toán ngay) hoặc thông báo thanh toán (nếu là thanh toán có kỳ hạn thanh toán chậm) cho ngân hàng phục vụ người xuất khẩu khi đã được chấp nhận thanh toán từ Hội sở Eximbank.

(8) Ngân hàng Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất yêu cầu người nhập khẩu thanh toán và giao chứng từ cho người nhập khẩu.

(7) (5) (4) (8) Người nhập khẩu Eximbank – CN Tân Sơn Nhất Hội sở Eximbank (1) (2) (7) (6) Người xuất khẩu Ngân hàng thông báo (3)

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Mỹ Hạnh

SVTH: Nguyễn Phạm Thu Vân 39

Vi tư cách là Ngân hàng phát hành L/C, Ngân hàng Eximbank – Chi

nhánh Tân Sơn Nhất thc hin các bước công vic trong quy trình m và thanh toán L/C nhp khu như sau:

Song song với những hạn chế gặp phải trong việc thông báo và thanh toán L/C xuất khẩu thì Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất cũng không tránh khỏi những

khó khănở các bước phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu. Cụ thểnhư sau:

Bước 1: do phương thức thanh toán L/C chỉ giao dịch dựa trên chứng từ và thanh toán cũng chỉcăn cứ vào chứng từ. Vì vậy, NHPH phải hết sức thận trọng khi tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ phát hành. Trong thực tế, ởbước này gặp một vài vấn

đề sau:

- Thứ nhất: khách hàng và nhân viên Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất

thiếu cập nhận thông tin mới của Bộ công thương về các mặt hàng được phép nhập

(2) Phát hành L/C (4) Nhận, kiểm tra chứng từ (5) Thanh toán L/C (6) Đóng và lưu bộ hồ sơ chứng từ L/C nhập khẩu (3) Tu chỉnh L/C (nếu có) Hoàn trả chứng từ Bất hợp lệ (1) Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ mở L/C

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Mỹ Hạnh

SVTH: Nguyễn Phạm Thu Vân 40

khẩu. Dẫn đến tình huống không có giấp phép đồng ý của Bộ công thương khi nhập

khẩu các hàng hóa mà mấy năm về trước được cho phép nhưng năm nay không cho

phép, nên không thể nhập khẩu. Hoặc doanh nghiệp nhập khẩu sẽ tốn nhiều thời gian để xin giấp phép từ Bộ công thương. Thí dụ: Bộ Công thương vừa ban hành

thông tư về việc bổ sung mặt hàng phải thực hiện cơ chế cấp phép nhập khẩu tự động. Cụ thể các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều

rộng từ 600mm trở lên, đã phủ mạ hoặc tráng; các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim cán phẳng, có chiều rộng dưới 600mm, đã phủ mạ hoặc tráng... sẽ phải xin

phép Bộ Công thương và khi có sự đồng ý mới được nhập khẩu (theo cơ chế “nhập

khẩu tự động” do Bộ Công thương ban hành nhằm hạn chế nhập siêu). Như vậy, sắp

tới các doanh nghiệp nhập khẩu một số loại tôn kể trên sẽ phải xin phép thay vì tự

nhập khẩu.

- Thứ hai: việc mua ngoại tệ để ký quỹ gặp bất lợi khi có sự biến động lớn về (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tỷ giá giữa Việt Nam đồng (VNĐ) và dollar Mỹ (USD), Việt Nam đồng (VNĐ) và đồng Euro (EUR) hoặc do chính sách kiềm chế ngoại tệ của ngân hàng nhà nước, nên Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất cũng phần nào chịu ảnh hưởng về việc chốt giá mua bán ngoại tệ và cung ứng ngoại tệ cho khách hàng. Bên cạnh đó, việc ký quỹ <100% thì phải có sự bảo lãnh của phòng tín dụng, mà thực tếkhâu đánh giá

thẩm định tài chính doanh nghiệp của nhân viên Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn

Nhất còn bất cập thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do

đó, dẫn đến chuyện khách hàng không thanh toán phần vay còn lại, làm ảnh hưởng

đến nguồn vốn của ngân hàng.

- Thứ ba: các điều khoản trong L/C mở phải dựa trên đơn xin mở L/C của

khách hàng, nhưng hiện nay điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam là khi thanh toán quốc tế không xem kỹ các chứng từ L/C, không hiểu biết đầy đủ các hợp đồng và

điều khoản đi kèm; không nắm bắt được một cách đầy đủ về các thủ tục giao nhận hàng, nhận biết đơn hàng cũng như các biện pháp quản lý rủi ro về mặt chứng từ, lãi suất, tỷ giá. Chính vì thế, các điều khoản trên đơn mở L/C còn sai sót, và nhân viên Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất phải mất nhiều thời gian kiểm tra.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Mỹ Hạnh

SVTH: Nguyễn Phạm Thu Vân 41

Bước 2: hiện nay Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất chủ yếu phát hành L/C không hủy ngang có xác nhận, hoặc L/C không hủy ngang không xác nhận. Các loại L/C khác như: L/C đối ứng, L/C tuần hoàn,… hầu như không được sử dụng.

Đây không chỉlà điểm yếu của Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất nói riêng mà còn là của các NHTM Việt Nam nói chung khi tham gia vào hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán L/C.

Bước 4: nhận và kiểm tra chứng từ hàng nhập là bước mất nhiều thời gian làm việc của nhân viên Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất. Vì bộ chứng từ do nước ngoài lập, nên họ phải kiểm tra kỹ tính xác thực của nó, để tránh gặp trường hợp chứng từ sai sót, giả mạo. Nhưng thực tế, có nhiều bộ chứng từ nhập khẩu chuyển

đến Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất trong một ngày, nên nhân viên Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất không có nhiều thời gian để kiểm tra thật kỹ các bộ

chứng từ. Mặc khác, do thiếu sự cập nhật thông tin về khách hàng nước ngoài, nên

không có căn cứđể biết chứng từ họ lập có hợp lệ hay không. Thí dụ: có vài trường hợp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) của các nhà xuất khẩu nước ngoài không do Phòng thương mại và công nghiệp (chamber of commerce and industry) cấp, nên nhân viên Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất phải nhờđến phòng TTQT của hội sởđể xác thực.

Bước 5: thanh toán L/C nhập khẩu có nhiều rủi ro cho ngân hàng, như: khách

hàng không có khả năng thanh toán khi tới thời hạn, mặc dù ngân hàng đã thanh toán tiền hàng khi nhà xuất khẩu xuất trình chứng từ phù hợp; khách hàng chiếm dụng vốn của ngân hàng một thời gian dài khi đã bán được hàng hóa, ảnh hưởng

đến tiến trình của khâu đóng và lưu hồsơ nhập khẩu.

Tóm lại, Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất cần tiến hành các bước trong phát hành và thanh toán L/C hàng nhập một cách chặt chẽ, vì bước đầu sẽ ảnh

hưởng đến bước tiếp theo, và bước tiếp theo lại ảnh hưởng đến bước kế tiếp và cứ

thế cho đến hết quy trình. Mặc khác, Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất đứng

trên phương diện là NHPH thì gặp rất nhiều rủi ro từ phía nhà nhập khẩu, nếu các

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Mỹ Hạnh

SVTH: Nguyễn Phạm Thu Vân 42

Một phần của tài liệu nâng cao phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (lc) tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam(eximbank)-chi nhánh tân sơn nhất. (Trang 46 - 54)