Các loại thư tín dụng thông dụng

Một phần của tài liệu nâng cao phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (lc) tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam(eximbank)-chi nhánh tân sơn nhất. (Trang 28 - 33)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.2.Các loại thư tín dụng thông dụng

1.2.2.1. Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C)

- Là thư tín dụng mà sau khi L/C được mở thì người nhập khẩu có thể yêu cầu ngân hàng sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có sựđồng ý của người hưởng lợi L/C.

- Ưu điểm: đối với những hợp đồng mua bán không chắc chắn, không đầy đủ

thì thư tín dụng có thể hủy bỏ sẽ tạo điều kiện bổ sung, hoàn thiện hợp đồng. Đối với những nhà xuất khẩu không đủ tin cậy, nó sẽ bảo vệ quyền lợi nhà nhập khẩu.

- Nhược điểm: không đảm bảo quyền lợi nhà xuất khẩu vì lúc này L/C chỉ là lời hứa trả tiền, không phải là sự cam kết, như vậy dễ gây thiệt hại cho nhà xuất khẩu. Bảo hộ quá nhiều cho nhà nhập khẩu, kể cảtrường hợp nhà nhập khẩu không

11

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Mỹ Hạnh

SVTH: Nguyễn Phạm Thu Vân 17

đủ khảnăng thanh toán cũng có thể tựđộng hủy bỏ L/C.

1.2.2.2. Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C).

- Là loại thư tín dụng mà sau khi được mở thì người yêu cầu mở L/C sẽ không

được tự ý sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ những nội dung của nó nếu không được sự đồng ý của người hưởng L/C. Đểđảm bảo được tính chất và tác dụng của L/C, ngày nay hầu hết L/C được mở theo hình thức không huỷ ngang.

- Ưu điểm:đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu. Ràng buộc trách nhiệm của

các bên liên quan, đảm bảo hợp đồng sẽđược thực hiện.

- Nhược điểm: trường hợp có sai sót khi mở L/C hoặc muốn bổ sung vào L/C thì phải có sựđồng ý của các bên hoặc mở một L/C khác.

1.2.2.3. Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Confirm irrevocable L/C).

- Đây là loại L/C không thể hủy ngang, được một ngân hàng khác đảm bảo trả

tiền cho người thụhưởng theo yêu cầu của ngân hàng mởL/C đó.

- Ưu điểm: đảm bảo quyền lợi lớn nhất cho nhà xuất khẩu do có một ngân hàng uy tín cam kết thanh toán. Tăng uy tín cho nhà nhập khẩu và ngân hàng mở

L/C để nhà xuất khẩu yên tâm xuất hàng.

- Nhược điểm: phí xác nhận thường cao hơn phí mở L/C và theo nguyên tắc là

do người mua trả.

1.2.2.4. Thư tín dụng không thể hủy ngang không xác nhận (Unconfirm irrevocable L/C).

- Loại L/C không hủy ngang do một ngân hàng phát hành và ngân hàng này chịu trách nhiệm trả tiền. Ngân hàng thông báo không có bất kỳ một sự cam kết thanh toán nào. Ngân hàng thông báo chỉ đóng vai trò là đại diện cho ngân hàng phát hành.

- Ưu điểm: đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu khi họ tin tưởng vào khả năng trả tiền của ngân hàng mở L/C cũng như tình hình chính trịổn định ở quốc gia mà ngân hàng mởđóng trụ sở. Nâng cao sự tín nhiệm của nhà xuất khẩu dành cho nhà nhập khẩu.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Mỹ Hạnh

SVTH: Nguyễn Phạm Thu Vân 18

- Nhược điểm: có rủi ro cao đối với nhà xuất khẩu khi ngân hàng phát hành

không đủ khảnăng thanh toán.

1.2.2.5. Thư tín dụng không thể hủy ngang, miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C).

- Đây là loại L/C không thể hủy ngang mà sau khi người thụ hưởng đã được trả tiền thì ngân hàng mở không có quyền đòi lại tiền trong bất kỳ tình huống nào. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ưu điểm: đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu trong trường hợp đã nhận

được tiền.

- Nhược điểm: bảo hộ cho nhà xuất khẩu, khi vô tình xảy ra sai sót trong việc kiểm tra chứng từ hoặc nhà xuất khẩu dùng thủđoạn lừa đảo… thì ngân hàng không lấy lại được tiền đã thanh toán.

1.2.2.6. Thư tín dụng chuyển nhượng (Irrevocable transferable L/C).

- Là loại L/C không thể hủy ngang, trong đó quy định quyền được chuyển

nhượng toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên. Thư tín dụng chỉ được phép chuyển nhượng một lần.

Thư tín dụng chuyển nhượng thường được sử dụng trong mua bán hàng hoá tay ba,

khi người hưởng lợi thứ nhất là đại lý của người bán cuối cùng.

- Ưu điểm: thư tín dụng chuyển nhượng giúp cho những nhà xuất khẩu không có vốn lớn hoặc không đủ khả năng xuất khẩu trực tiếp được hưởng khoản chênh lệch do xuất khẩu gián tiếp, đồng thời với L/C này nhà xuất khẩu trung gian có thể

không cho bên xuất khẩu trực tiếp và nhập khẩu biết về nhau. Đối với những nhà xuất khẩu nhỏ, lẻ không tự mình tìm được đối tác thì thông qua L/C này tìm được

đơn hàng xuất.

- Nhược điểm: thư tín dụng chuyển nhượng khá phức tạp có nhiều bên liên

quan, và các điều khoản phải quy định rõ ràng trong L/C. Nhà nhập khẩu phải trả

một khoản tiền lớn hơn và nhà xuất khẩu trực tiếp cũng có thể mất một khoản tiền do phải qua trung gian.

1.2.2.7. Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C).

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Mỹ Hạnh

SVTH: Nguyễn Phạm Thu Vân 19

hiệu lực thì nó lại tựđộng có giá trịnhư cũ và cứ như vậy nó tuần hoàn cho đến khi nào tổng giá trị được thực hiện hoàn tất. Thư tín dụng tuần hoàn thường được sử

dụng khi các bên tin cậy lẫn nhau, mua hàng thường xuyên theo định kỳ.

- Ưu điểm: người nhập khẩu không bị đọng vốn, giảm được phí tổn do việc mở L/C; người xuất khẩu không phải chờ đợi L/C mới mà có thể nhận được tiền ngay trong cùng một L/C khi giao hàng.

- Nhược điểm: chỉdùng cho hàng hóa đồng nhất về chủng loại, phẩm chất, quy

cách đóng gói.

1.2.2.8. Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C)

- Là loại L/C không thể hủy ngang được mởtrên cơ sở một L/C khác, nghĩa là sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình, người xuất khẩu yêu cầu ngân hàng mình mở một L/C khác dựa vào L/C gốc cho nhà cung cấp hàng hóa. Nội dung của hai thư tín dụng là gần giống nhau, tuy nhiên nó lại hoàn toàn độc lập với nhau.

- Ưu điểm: thông qua L/C giáp lưng người trung gian được hưởng khoản chênh lệch mà không cho người thụ hưởng L/C gốc biết đơn giá, trị giá và phần chênh lệch đó.

- Nhược điểm: L/C giáp lưng rất phức tạp, đòi hỏi sự kết hợp khéo léo và chính xác những điều kiện của L/C gốc và L/C giáp lưng, nhất là các vấn đề liên

quan đến vận đơn và các chứng từ hàng hóa khác; loại L/C này chỉ phù hợp với mua bán trung gian.

1.2.2.9. Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C).

- Là loại thư tín dụng không thể hủy ngang chỉ có hiệu lực khi có một thư tín dụng đối ứng với nó cũng được mở. Loại thư tín dụng này thường được sử dụng khi hai bên mua bán có quan hệ mua bán hàng đổi hàng hoặc gia công hàng hoá xuất nhập khẩu.

- Ưu điểm: giúp các nhà gia công có thể gia công hàng xuất khẩu mà không cần vốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Mỹ Hạnh

SVTH: Nguyễn Phạm Thu Vân 20

1.2.2.10. Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red clause L/C).

- Là loại thư tín dụng có một điều khoản đặc biệt, thể hiện ở chỗ: người yêu cầu mở cho phép người thụ hưởng được nhận một số tiền nhất định trong tổng số

tiền của thư tín dụng đã mở, ngay cả khi người này còn chưa thực hiện nghĩa vụ

xuất chuyển hàng hoá cho người mua. Loại thư tín dụng này thường được sử dụng trong quan hệ mua bán giữa công ty mẹ - con, tài trợ cho người bán để chuẩn bị

hàng hoá.

- Ưu điểm: người bán nhận trước một số tiền khi chưa giao hàng, giúp người bán giảm được khó khăn về tài chính và có thịtrường xuất khẩu ổn định; còn người mua sẽmua được hàng hóa giá thấp hơn và ổn định được nguồn hàng nhập khẩu.

- Nhược điểm:người mua phải chịu chi phí và rủi ro về việc ứng trước.

1.2.2.11. Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C).

- Là loại Thư tín dụng do ngân hàng của người xuất khẩu phát hành trong đó

cam kết với người nhập khẩu là sẽ thanh toán cho họ trong trường hợp người xuất khẩu không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo như thư tín dụng đã quy định.

- Ưu điểm: L/C dự phòng được sử dụng như một hình thức bảo lãnh trong một phạm vi rất rộng bao gồm các hoạt động thương mại, tài chính…; đảm bảo quyền lợi cho người nhập khẩu.

- Nhược điểm: L/C dự phòng chỉ có giá trị thực hiện khi có sự vi phạm nghĩa

vụ của người xin mởL/C, ngược lại nếu không có sự vi phạm ấy, L/C dự phòng sẽ không được thực hiện.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Mỹ Hạnh

SVTH: Nguyễn Phạm Thu Vân 21

Một phần của tài liệu nâng cao phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (lc) tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam(eximbank)-chi nhánh tân sơn nhất. (Trang 28 - 33)