Áp lực cạnh tranh từ các Ngân hàng khác

Một phần của tài liệu nâng cao phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (lc) tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam(eximbank)-chi nhánh tân sơn nhất. (Trang 59 - 60)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.3.6.Áp lực cạnh tranh từ các Ngân hàng khác

Tính đến cuối năm 2010, tại Tp.Hồ Chí Minh đã có trên 40 Ngân hàng tham gia hoạt động tại địa bàn, sự gia tăng nhanh chóng về số lượng Ngân hàng tại địa bàn góp phần làm gia tăng áp lực cạnh tranh giữa các Ngân hàng với nhau. Có một số ngân hàng mới thành lập như Dầu khí, Liên Việt,…, các ngân hàng mới bước vào lĩnh vực kinh doanh đã tìm mọi cách để kéo khách hàng về phía mình như áp dụng chếđộ cho vay tài trợ xuất nhập khẩu rất thoáng với thủ tục đơn giản, tốc độ

giải ngân nhanh, ưu tiên trong mua bán ngoại tệ, áp dụng tỉ lệ phí thấp.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp hiện nay có cổ phần trong các ngân hàng

thương mại cổ phần nên họ chủ yếu hoạt động tại ngân hàng của mình, chỉ giao dịch với Eximbank để duy trì quan hệ.

Ngoài ra, các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam cũng đang nỗ lực thiết lập quan hệ với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam, những ngân hàng này có nhiều ưu thế như có tiềm lực về vốn ngoại tệ, có trình độ quản lý chuyên môn cao, có công nghệ hiện đại. Họ chủ động tìm hiểu những nhu cầu lợi

ích mà khách hàng trông đợi, giao thư tín dụng tận tay khách hàng, thu hút khách hàng mới bằng việc hạ thấp phí dịch vụ, lãi suất cho vay chiết khấu và mức ký quỹ

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Mỹ Hạnh

SVTH: Nguyễn Phạm Thu Vân 48

dụng thanh toán trong một chu trình khép kín, đơn giản hoá các thủ tục, cố gắng để

khách hàng chỉ phải giao dịch tại một phòng, thậm chí một nhân viên. Những yếu tố này đã thực sự thu hút được khách hàng, làm thị phần của Eximbank trong những

năm qua tăng không nhiều.

Một phần của tài liệu nâng cao phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (lc) tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam(eximbank)-chi nhánh tân sơn nhất. (Trang 59 - 60)