Phân lập trên môi trường chọn lọc

Một phần của tài liệu tổng quan về staphylococcus aureus và đề xuất biện pháp phòng ngừa lây nhiễm trên thực phẩm (Trang 37 - 38)

Chương III: Các phương pháp phát hiện và đề xuất biện pháp phòng ngừa lây nhiễm trên thực phẩm

3.2.3.2.Phân lập trên môi trường chọn lọc

- Cấy 0,1ml mẫu đã pha lỗng vào mơi trường BP. Dùng que cấy tam giác trải đều mẫu trên bề mặt môi trường cho đến khi khô (khoảng 10 phút). Giữ nguyên đĩa trong khoảng 1 giờ sau đó lật úp lại. Mỗi độ pha lỗng làm 3 đĩa mơi trường thạch BP. Đem ủ ở 350C- 370 C trong 45- 48 giờ. Chọn đĩa chứa 20-200 khuẩn lạc, hoặc các đĩa có độ pha lỗng thấp hơn nhưng có sự xuất hiện điển hình các khuẩn lạc đặc trưng của S. aureus. Khuẩn lạc đặc trưng của S.aureus có hình dạng trịn, lồi, ẩm ướt, đường kính khoảng từ 2-3mm, có vầng sáng đục bao quanh.

- Đối với môi trường thạch máu làm tương tự như các bước trên môi trường thạch BP. Nhưng chỉ ủ ở 370 C trong 24 giờ.

- Sau 24 giờ khuẩn lạc trên mơi trường thạch BP có đường kính khoảng 0,5- 1mm, lồi, đen bóng có vịng sáng rộng khoảng 1-2mm bao quanh. Sau 48 giờ thì khuẩn lạc S.aureus có đường kính khoảng 1-1,5mm, màu đen bóng, lồi, có vịng trắng đục hẹp và vòng sáng rộng khoảng 2-4mm quanh khuẩn lạc.

- Khuẩn lạc của một số chủng S.aureus có thể khơng tạo vịng sáng quanh khuẩn lạc như trên. Cần đếm và đánh dấu cả hai dạng khuẩn lạc.

- Trên mơi trường thạch máu sau 24 giờ ủ thì S.aureus cho khuẩn lạc bóng lống, đục, lồi có màu xám hay vàng nhạt, đường kính khoảng 1-2mm. Hầu hết

S.aureus có vùng tan máu, tuy nhiên một số dịng khơng tạo vùng tan máu này.

- Các chủng phân lập từ thực phẩm đông lạnh hoặc khô đã được lưu trữ trong thời gian dài thì phát xuất hiện các khuẩn lạc đặc trưng ít hơn.

Hình 3.1: Khuẩn lạc đặc trưng của S.aureus trên môi trường BP

Một phần của tài liệu tổng quan về staphylococcus aureus và đề xuất biện pháp phòng ngừa lây nhiễm trên thực phẩm (Trang 37 - 38)