B ảng 2: Độ tuổi Độ tuổi S ố lượ ng T ỷ l ệ (%)
2.2.3.1. Về công tác thực hiện những quy định, chính sách của Nhà nước đối với NCCCM
Trong những năm qua, Huyện đã thực hiện tương đối tốt các chính sách cho NCCCM, cụ thể chính sách về chăm sóc sức khỏe bao gồm: chính sách bảo hiểm, chính sách trợ cấp hàng tháng, chính sách điều dưỡng.
Về bảo hiểm
Trong mẫu nghiên cứu này 100% NCCCM được hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định: cấp thẻ bảo hiểm, được chi trả tiền viện phí [bảng 12; phụ lục 3].
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, để khám, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế họ phải chi phí nhiều khoản khác: đi lại, ăn ở, bồi dưỡng cho cán bộ . . . thậm chí là đối với những bệnh nặng họ phải tự thanh toán mua các loại thuốc đắt tiền tại quầy thuốc tư của bệnh viện để bổ sung, hỗ trợ điều trị. Cô D (50 tuổi, xã Ân Tường Đông) đưa ra nhận xét “Bà cụ được phát thẻ bảo hiểm y tế và được khám chữa bệnh miễn phí vậy mà, vừa rồi
bà cụ bị gãy chân đưa vào bệnh viện, lúc ấy là nửa đêm các bác sĩ bảo tôi ra ngoài tiệm thuốc tư của bệnh viện để mua dụng cụ và thuốc vào nẹp cho bà cụ, mấy hôm sau bên cạnh họ chữa trị bằng thuốc miễn phí của bệnh viện họ còn bảo tôi trực tiếp đi
mua nhiều thứ thuốc khác, tôi không biết là thuốc gì mà đắt lắm. Sau một tuần chi phí quá cao bà cụ đòi xuất viện. Vậy thì sao gọi là miễn phí trong chữa bệnh được”. Chính điều này là một trong những lý do hạn chế việc sử dụng thẻ bảo hiểm để khám, chữa bệnh cũng như giảm đi cơ hội khám chữa của người dân, đặc biệt là người nghèo, những người có điều kiện kinh tế khó khăn . Khiến cho ý nghĩa nhân văn của việc khám chữa bệnh miễn phí bằng bảo hiểm không còn nguyên vẹn. Tồn tại bên trong việc thực hiện chế độ bảo hiểm y tế cho NCCCM là tình trạng thủ tục đăng ký rườm rà phức tạp, mất thời gian chờ đợi, điều này là khó khăn lớn của những người thuộc nhóm cao tuổi và thương, bệnh binh.
Việc thực hiện cấp phát thẻ bảo hiểm cho người dân nói chung và NCCCM nói riêng còn nhiều khó khăn trở ngại, đơn vị trực tiếp cấp phát bảo hiểm cho NCCCM là phòng LĐ – TB&XH Huyện. Do số lượng người được cấp khá đông khiến cho nhân viên đôi lúc nhầm lẫn về thông tin của NCCCM, buộc họ phải mất thời gian sửa đi sửa lại rất vất vã hơn nữa vào năm 2010 quy định cơ sở khám chữa, bệnh bảo hiểm y tế ban đầu cho NCCCM là trạm y tế các xã, trên thực tế NCCCM có nhu cầu cao được khám chữa bệnh tại bệnh viện Huyện vì theo họ chất lượng khám, chữa bệnh của trạm y tế xã không cao, nơi này chủ yếu chỉ khám, chữa các căn bệnh thông thường: cảm cúm, nhức đầu. . .nếu họ muốn khám bệnh tại bệnh viện phải xin giấy chuyển viện rất phức tạp đôi khi họ không sử dụng thẻ bảo hiểm mà trực tiếp khám tư ở bệnh viện.
100% đối tượng thương, bệnh binh trong mẫu nghiên cứu này đều nhận được trợ cấp ưu đãi hàng tháng [bảng 18; phụ lục 3] và nhờ khoản trợ cấp đó họ có thể chi phí một phần cho sinh hoạt hàng ngày của mình để cuộc sống họ đỡ khó khăn vất vả hơn. Với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước và địa phương hiện tại thì trên thực tế đây là khoản trợ cấp còn thấp (khoảng từ 500.000đ – 1,5 triệu tùy vào tỷ lệ mất sức lao động và tỷ lệ thương tật) với những khó khăn trong điều kiện kinh tế của gia đình chưa đáp ứng được nhu cầu an sinh của họ. Lời tâm sự của cụ H (66 tuổi, bệnh binh 71%, xã Ân tường Tây) đã khẳng định điều này “Nhờ có khoản trợ cấp đó gia đình chúng tôi có thêm một khoản thu nhập để chi phí, tuy nhiên, so với thị trường giá cả ngày nay thì
đó là số tiền tương đối ít ỏi, mỗi khi tôi lên cơn đau tim thì số tiền đó không đủ cho tôi
nằm viện”.
Về điều dưỡng
Điều dưỡng là phương thức, hoạt động nằm trong công tác chăm sóc sức khỏe cho NCCCM. 100% NCCCM huyện Hoài Ân đều được hưởng chế độ điều dưỡng, trong đó điều dưỡng luân phiên 5 năm 1 lần chiếm tỷ lệ cao nhất 98.5%, điều dưỡng luân phiên 1 năm một lần chỉ chiếm 1.5% (đó là một người có cống hiến cho sự nghiệp CM trên 10 năm và một người có tỷ lệ thương tật trên 81%) [bảng 19; phụ lục 3] phần đông những người được điều dưỡng luân phiên 5 năm một lần không hài lòng vì họ cho rằng, khoảng cách giữa 2 lần điều dưỡng là quá lâu và như thế số lần được điều dưỡng sẽ bị hạn chế.
Đa số NCCCM điều dưỡng tại gia đình (chiếm 89.2%), chỉ có (10.7%) số được điều dưỡng tại cơ sở đây là con số rất hạn chế [bảng 20; phụ lục 3]. Điều này xuất phát từ thực trạng số lượng NCCCM quá đông trong khi đó cả tỉnh Bình Định chỉ có một trung tâm Chăm sóc người có công không đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu của NCCCCM. Tỷ lệ điều dưỡng tại cơ sở của nam cao hơn nữ, (nam chiếm 17.9%), nữ (chỉ chiếm 3.2%) [bảng 12; phụ lục 4], nguyên nhân do đa số phụ nữ phải thực hiện rất nhiều công việc (sản xuất, chăm sóc con cái. . . nên họ không có thời gian rảnh rổi để đi điều dưỡng trong vòng 10 ngày tại các trung tâm chăm sóc NCCCM. Hầu hết NCCCM đều nhận thấy tác động của điều dưỡng đối với việc chăm sóc sức khỏe của họ là rất tích cực, đặc biệt là khi họ được điều dưỡng tại trung tâm Chăm sóc NCCCM.
Về phía các cán bộ thực hiện công tác điều dưỡng cho rằng họ gặp phải rất nhiều khó khăn và lúng túng, theo lời anh M (là cán bộ công tác tại phòng LĐ – TB&XH xã Ân tín ) “khi thực hiện công tác điều dưỡng cho người có công chúng tôi gặp phải
nhiều khó khăn, nhu cầu được điều dưỡng tại cơ sở của NCCCM rất cao, mà theo quy
định công văn mới của phòng LĐ – TB&XH huyện hướng dẫn thì không thể đáp ứng được nhu cầu đó. Vì có thể họ không thuộc đối tượng được điều dưỡng tại trung tâm
vào năm nay. Họ hưởng phương thức điều dưỡng luân phiên 5 năm 1 lần (đến 5 năm
mới được điều dưỡng trở lại), với nhóm đối tượng này trước đây chúng tôi có thể xê xoa, chưa được 5 năm chúng tôi vẫn lập danh sách cho đi điều dưỡng tại cơ sở vì thiếu chỉ tiêu nhưng năm nay công văn của sở LĐ – TB&XH Bình Định đã nêu rõ (Nếu địa phương nào lập danh sách đối tượng chưa đủ 5 năm thì phải chịu trách
nhiệm bồi thường theo quy định”) cho dù họ có nhu cầu nhưng chưa đủ 5 năm hay dù
là thiếu người để đưa đi cũng không dám đưa nhóm đối tượng này đi điều dưỡng tại
trung tâm chăm sóc NCCCM tỉnh Bình Định.
Nói tóm lại, việc thực thi chính sách chăm sóc sức khỏe cho NCCCM còn gặp nhiều khó khăn là do: việc ban hành các văn bản hướng dẫn của các ngành có liên quan chưa kịp thời, chưa cụ thể; do vậy tuyến cơ sở còn gặp nhiều khó khăn, không linh động điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh của từng địa phương; thiếu sự phối hợp liên ngành trong triển khai thực hiện các chính sách đặc biệt ở tuyến cơ sở; do thiếu văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cũng như kiểm tra, giám sát việc thực thi cụ thể của địa phương đối với từng cấp; việc phổ biến văn bản chính sách ở tuyến xã chưa thật sự đầy đủ tới tất cả các đối tượng có liên quan; thiếu kinh phí, nguồn nhân lực, cũng như nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm đối với NCCCM của một số nhà lãnh đạo địa phương, của cộng đồng.