B ảng 2: Độ tuổi Độ tuổi S ố lượ ng T ỷ l ệ (%)
2.2.2.1. Thực trạng về sức khỏe thể chất
Phần đông những NCCCM đều có tình trạng sức khỏe thể chất rất yếu, họ mang trong mình nhiều căn bệnh nguy hiểm (gần như trung bình từ 3 – 4 bệnh), đó là chưa kể đến những căn bệnh tiềm ẩn chưa phát hiện. Mẫu nghiên cứu cho thấy họ mắc phải những căn bệnh chủ yếu liên quan đến tình trạng tuổi cao, trong tổng số 9 nhóm bệnh thường gặp thì chiếm tỷ lệ cao nhất là bệnh về xương khớp (chiế 87.7%), bệnh về đường tiêu hóa (chiếm 69.2%), bệnh về đường hô hấp (chiếm 61.5%), bệnh huyết áp (chiếm 57.7%), bệnh tim (chiếm 37.7%).
Bảng 10: Các căn bệnh mắc phải Các căn bệnh mắc phải Số lượng Tỷ lệ (%) Bệnh về tim 49 37.7
Bệnh tai biến mạch máu não 6 4.6
Bệnh đường tiêu hóa 90 69.2
Bệnh đường hô hấp 80 61.5 Bệnh trầm cảm 8 6.2 Bệnh xương khớp 114 87.7 Bệnh về gan, thận 39 30 Bệnh huyết áp 75 57.7 Bệnh khác 4 3.1
Trong tổng số nam thì những căn bệnh mà họ mắc phải nhiều nhất là xương khớp (chiếm 81.1%), bệnh hô hấp (chiếm 76.1%), bệnh về đường tiêu hóa (chiếm 61.2%). Còn trong tổng số nữ chiếm tỷ lệ cao nhất là bệnh xương khớp (chiếm 87.3%), bệnh về đường tiêu hóa (chiếm 77.8%). So sánh tương quan giữa giới tính – bệnh tật hầu như nam mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao hơn nữ, đồng thời căn bệnh mà nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ rất nhiều là bệnh về đường hô hấp, nam chiếm tới 76.1% trong khi đó nữ chỉ chiếm 46%, bệnh về gan thận, nam chiếm 38.8%, nữ chiếm 20%. Nguyên nhân tất yếu là số nam trong nhóm có độ tuổi cao nhất trên 80 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn nữ (nam chiếm 23.9%, nữ chỉ chiếm 6.4%), [bảng 1 phụ lục 4] hơn nữa thông thường nam có rất nhiều thói quen ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe: hút thuốc, rượu bia. . . là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến các căn bệnh về hô hấp mà cụ thể như bệnh phổi và các căn bệnh về gan thận như sơ gan, ung thư gan. . . Nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới về các căn bệnh tim (nữ chiếm tỷ lệ 47.6%) trong khi đó nam (chỉ chiếm 28.4%) và bệnh trầm cảm thì nữ (chiếm 9.5%), nam (chiếm 3%) [bảng 8; mục lục 4], là do đặc điểm tâm, sinh lý của phụ nữ và nam giới, vốn phụ nữ có sức khỏe thể chất yếu hơn nam, rất nhạy cảm với các vấn đề trong cuộc sống họ rất dễ rơi vào trạng thái buồn chán, lo âu, sợ hãi hơn nam giới. . . Hơn nữa, trong mẫu nghiên cứu có một số phụ nữ đang ở trong giai đoạn có những biến đổi mạnh mẽ về tâm lý, họ phải trải qua những khủng hoảng, những cảm xúc tiêu cực do thời kỳ mãn kinh gây ra.
Ở các độ tuổi khác nhau, tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh tật cũng như các căn bệnh mắc phải là khác nhau: độ tuổi càng cao bệnh tật mắc phải càng nhiều và họ mang những căn bệnh phổ biến ở nhóm người cao tuổi: bệnh xương khớp ở độ tuổi từ 70 – 80 tuổi chiếm tới 100%, trên 80 tuổi 100%, từ 60 – 70 tuổi chiếm 83.3% trong khi đó dưới 60 tuổi chỉ chiếm 55% (do tuổi cao khiến cho cơ bắp bị nhão, xương bị vôi hóa, dòn và rất dễ gãy) . Bệnh về đường tiêu hóa (những người trên 80 tuổi chiếm 85%, từ 60 – 70 tuổi chiếm 71.1%, từ 70 – 80 tuổi chiếm 71.1% trong khi đó dưới 60 tuổi chỉ chiếm 45%) do tuổi càng cao thì sự suy giảm quá trình đồng hóa, dị hóa và hoạt động của các cơ quan nội tạng đặc biệt là hệ tiêu hóa càng lớn, Bệnh huyết áp (ở độ tuổi trên 80 tuổi chiếm 75%, dưới 60 tuổi chỉ chiếm 50%). Bệnh trầm cảm đa số là ở độ tuổi dưới 60 (15%), từ 60 – 70 tuổi (9.5%), từ 70 – 80 tuổi 0% [bảng 16; phụ lục 4]. Do ở độ tuổi này đa số họ hoặc là sắp vào giai đoạn nghỉ hưu hoặc là đã nghỉ hưu (đối với những người là cán bộ công chức – viên chức) dẫn đến những biến động mạnh mẽ, họ giảm đi các hoạt động xã hội và các quan hệ xã hội (bạn bè, đồng nghiệp) một cách đột ngột khiến cho họ chưa kịp thích nghi. hay là họ bắt đầu bước vào gia đoạn đầu của tuổi già với những biến đổi tâm sinh lý diễn ra đột ngột khiến họ gặp lúng túng trong việc đối phó với những cảm xúc tiêu cực dẫn đến dễ rơi vào stress và trạng thái trầm cảm nặng.
Trình độ học vấn cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình chăm sóc sức khoẻ của NCCCM. Những người có trình độ học vấn càng thấp thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao và những căn bệnh chủ yếu mà họ mắc phải là: bệnh hô hấp những người có trình độ cấp II (chiếm 95.8%) , nhóm người có trình độ TCCN – CĐ – ĐH (chỉ chiếm 50%); bệnh xương khớp nhóm người học cấp I (chiếm 93.9%), nhóm người ở trình độ cấp II (chiếm 91.7%), nhóm người không đi học (chiếm 89.1%); đặt trong tương quan so sánh với trình độ học vấn và bệnh tật, thì bệnh về gan thận nhóm người không đi học (chiếm 34.5%) trong khi những người có trình độ cấp III (chỉ chiếm tỷ lệ 21.4%), những người học TCCN – CĐ – ĐH (chỉ chiếm 25%); bệnh huyết áp ở nhóm người học cấp I (chiếm 77.8%), nhóm TCCN – CĐ – ĐH (chiếm 0% ) [bảng 19; phụ lục 4]. Có thể hiểu theo hai khía cạnh, một phần vì đa số những người có trình độ học vấn thấp thuộc nhóm người có độ tuổi cao trong mẫu điều tra. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả là những người có trình độ càng cao thì họ càng có ý thức tích cực về sức khỏe,
bệnh tật họ không ngừng đi tìm kiếm những thông tin về vấn đề chăm sóc sức khỏe, từ đó họ có nhiều hành vi bảo vệ sức khỏe.
Điều kiện kinh tế và bệnh tật có mối quan hệ hữu cơ tác động qua lại với nhau. Điều này càng thể hiện rõ ở NCCCM. Đối với những gia đình NCCCM có kinh tế khá giả thì NCCCM nói riêng và tất cả các thành viên trong gia đình họ đều có thể được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ an sinh, trong đó có dịch vụ chăm sóc sức khỏe và đương nhiên tình trạng sức khỏe của họ được đảm bảo tốt hơn. Trái lại, những gia đình NCCCM có thu nhập thấp thì bản thân họ và gia đình đều hạn chế hoặc không được tiếp cận với các dịch vụ, kể cả dịch vụ chăm sóc sức khỏe, điều đó làm cho tình trạng sức khỏe của họ không được đảm bảo, mắc nhiều bệnh và khi đó sẽ tác động ngược trở lại đối với kinh tế gia đình. Số liệu sau thể hiện rất rõ điều này: người bị bệnh về tim thường chỉ có thu nhập từ 500.000đ – 1 triệu đồng (chiếm tới 43.4%), từ 1 triệu – 2 triệu (chiếm 30.7%) trong khi đó trên 2 triệu (chỉ chiếm 12.5%). Người bi bệnh về gan thận có mức thu nhập từ 500.000đ – 1 triệu đồng (chiếm tới 32.5%) trong khi đó ở mức thu nhập trên 2 triệu (chiếm 25%) [bảng 21; phụ lục 4].
Như vậy, số liệu điều tra đã mô tả đa số tình trạng sức khỏe của NCCCM là rất yếu. Và tình trạng ấy là do rất nhiều nguyên nhân cụ thể gây ra, các nguyên nhân đó có quan hệ khăng khít với nhau, đôi khi là sự tổng hợp của nhiều nguyên nhân. Số người bị mắc bệnh do điều kiện thời tiết (chiếm 95.3%), di chứng của chiến tranh (chiếm 92.3%), tuổi cao sức yếu (chiếm 91,5%), một nguyên nhân hết sức quan trọng là không chăm sóc chu đáo (ở đây bao gồm việc cá nhân không quan tâm chăm sóc bản thân và không được người khác chăm sóc), (chiếm 76.2%) [bảng 11; phụ lục 3] . Nguyên nhân bị bệnh ở nam và nữ, theo các độ tuổi, trình độ học vấn khác nhau, đều có sự khác biệt.
Về giới tính, hầu như cả hai giới đều xuất phát từ 4 nguyên nhân cơ bản với tần xuất khá cao là: tuổi cao sức yếu, không chăm sóc chu đáo, di chứng chiến tranh, điều kiện thời tiết. Tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch, nguyên nhân không chăm sóc chu đáo nữ cao hơn nam, nữ (chiếm 85.7%), nam (chiếm 67.2%) [bảng 7; phụ lục 4] và trong nguyên nhân này đa số nam là không nhận được sự chăm sóc chu đáo từ người khác còn nữ lại là xuất phát từ bản thân họ ít quan tâm, chăm sóc cho chính mình, (tỷ lệ nam tìm kiếm các thông tin về chăm sóc sức khỏe và thực hiện hành vi tốt cho sức
khỏe cao hơn nữ điển hình tỷ lệ nam tập thể dục dưỡng sinh (chiếm 22.4%), nữ (chiếm 0%) [bảng 15; phụ lục 4], hay số lần đi khám chữa bệnh của nam cao hơn: từ 3 – 4 lần, nam (chiế 20.9%), nữ (chỉ chiếm 12.7% ) [bảng 9 phụ lục 4]).
Về độ tuổi, tất yếu ở độ tuổi càng cao càng chịu sự tác động mạnh mẽ bởi nhiều yếu tố như tuổi tác, điều kiện thời tiết, đặc biệt với những người thương, bệnh binh thì còn có thêm yếu tố thương tật, bệnh tật gây ra tình trạng sức khỏe yếu kém: so sánh giữa hai nhóm tuổi, trên 80 tuổi cả 3 nguyên nhân trên đều (chiếm 100%) còn ở nhóm tuổi dưới 60 tuổi với con số tương đương là tuổi cao sức yếu (chiếm 45%), điều kiện thời tiết (chiếm 90%), di chứng chiến tranh (chiếm 55%) [bảng 17; phụ lục 4].
Về trình độ học vấn, những người ở nhóm không đi học và học cấp I đều khẳng định nguyên nhân bệnh tật của họ là do tuổi cao sức yếu (chiếm con số tuyệt đối 100%; ở trình độ cấp III (chiếm 64.3%), nhóm người có trình độ TCCN – CĐ - ĐH chiếm 50%) . Phần khác, họ cũng cho rằng, bệnh tật của họ là do không được chăm sóc chu đáo (ở nhóm người không đi học là 89.1% trong khi đó ở trình độ TCCN – CĐ – ĐH chỉ chiếm 25%) [bảng 20; phụ lục 4]. NCCCM giải thích về nguyên nhân bệnh tật của họ như vậy cũng có thể hiểu được bởi thực tế là trình độ học vấn càng thấp thì càng hạn chế hiểu biết về sức khỏe, chăm sóc sức khỏe (nhiều người có những hành vi thói quen ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà họ không hề biết hoặc nếu biết thì cũng chỉ ở cấp độ sơ khai (biết tác động xấu nhưng không biết cách phòng ngừa). Ngược lại, trình độ học vấn càng cao thì càng có ý thức về sức khỏe như có hành vi, thói quen tốt cho sức khỏe, học cách phòng bệnh. . .