Thuật ngữ phúc lợi xã hội đã được Việt Nam sử dụng từ vài chục năm qua với những phạm vi khác nhau. Phúc lợi xã hội được xem như là một hệ thống hay một thiết chế mà chức năng xã hội của nó là đảm bảo những nhu cầu xã hội thiết yếu của các tầng lớp dân cư theo những điều kiện của cấu trúc xã hội. Đồng thời việc xác định những nhu cầu này do xã hội quy định. Thông thường, phạm vi các nhu cầu cơ bản này liên quan đến nhu cầu về lương thực thực phẩm, việc làm, thu nhập.
Nhìn từ góc độ cơ cấu xã hội, hệ thống phúc lợi xã hội tác động vào các điều kiện an sinh xã hội của các nhóm xã hội theo hướng đảm bảo công bằng xã hội, đặc biệt chú trọng các nhóm xã hội yếu thế. Trong ý nghĩa đó, phúc lợi xã hội cho người có công cách mạng là một trong những vấn đề cần quan tâm. Chăm lo phúc lợi người có công cách mạng giúp họ đảm nhận những vai trò xã hội mới là công việc có ý nghĩa to lớn đối với phát triển xã hội.Hiện nay, người có công cách mạng có vai trò và ý nghĩa to lớn đối với gia đình và xã hội: trong truyền đạt kho tri thức, kinh nghiệm sản xuất, lịch sử, các di sản văn hóa (chủ trì những lễ nghi) tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo, là người hòa giải những bất hòa trong gia đình, tranh chấp ngoài cộng đồng xã hội … chứ không phải là gánh nặng như trong suy nghĩ của chúng ta.
Hoạt động trợ giúp trong mạng lưới xã hội cũng được xem là một dạng của phúc lợi xã hội. Giữa phúc lợi xã hội và mạng lưới xã hội có quan hệ qua lại với nhau.
Trong khóa luận, khảo sát hoạt động trợ giúp từ mạng lưới xã hội người có công cách mạng về vấn đề chăm sóc sức khỏe [dẫn nhập 7; 28].