Vai trò, chức năng

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI " MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH AN GIANG " pdf (Trang 39)

3.1.4.1. Vai trò:

Sự ra đời của ngân hàng nhằm đáp ứng kịp thời nguồn vốn kinh doanh cho các thành phần kinh tế trong tỉnh, đáp ứng kịp thời nguồn vốn kinh doanh cho các tổ chức kinh tế đang trong tình trạng thiếu hụt vốn. Do đó, giải ngân cho các thành phần kinh tế này là mục tiêu quan trọng của ngân hàng góp phần đẩy mạnh lưu thông hàng hóa của tỉnh.

Sự có mặt của ngân hàng không chỉ đơn thuần đáp ứng kịp thời nguồn vốn cho nền kinh tế của tỉnh, phục vụ nền kinh tế phát triển cao hơn mà còn góp phần làm cho đời sống người dân tốt hơn, qua đó xóa dần nạn cho vay nặng lãi vẫn còn tồn tại tại một số nơi.

Với phương châm “ SCB luôn hướng đến sự hoàn thiện vì khách hàng ”, Ngân hàng TMCP Sài Gòn luôn là nguồn tài chính, là người bạn đồng hành của mọi thành phần kinh tế và mọi tầng lớp dân cư tại tỉnh nhà.

3.1.4.2. Chức năng:

- Huy động vốn: Huy động tiền gửi từ doanh nghiệp và cá nhân bằng VND, ngoại tệ, vàng, các chương trình dự thưởng và khuyến mãi.

- Dịch vụ tín dụng: Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, cho vay mua xe ôtô, sửa chữa, mua sắm, xây dựng nhà ở, hỗ trợ học tập, tiêu dùng, bảo lãnh trong và ngoài nước, kinh doanh bán sỉ, …

- Các dịch vụ khác: Dịch vụ tài khoản thanh toán, thu chi hộ, chi hộ lương, thanh toán quốc tế, chuyển tiền trong và ngoài nước, kinh doanh ngoại hối và vàng, kiều hối, thẻ, SMS Banking, Internet Banking, đầu tư trực tiếp, Repo chứng khoán, ngân quỹ,…

3.1.5. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý:

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức Trực thuộc Hội sở Ban Giám đốc Kiểm tra, kiểm soát nội bộ Phòng Giao dịch Châu Đốc Phòng Tổ chức hành chính Phòng Ngân quỹ Phòng Kế toán Phòng Tín dụng và Bảo lãnh

Ban Giám Đốc:

Là người trực tiếp lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động tại chi nhánh theo quy định của Hội sở chính, và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của chi nhánh mình với cấp trên.

Phòng Tín Dụng và Bảo Lãnh:

- Thực hiện các nghiệp vụ về tín dụng và bảo lãnh: Cho vay doanh nghiệp, cá nhân, bảo lãnh trong nước, cho vay xuất nhập khẩu, chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá, thẩm định, tư vấn khách hàng, … theo các quy định của pháp luật và quy định của Ngân hàng TMCP Sài Gòn.

- Tổ chức thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các quy trình nghiệp vụ liên quan. Thu hồi các khoản nợ đến hạn, nợ quá hạn, các khoản bảo lãnh trả thay, đề xuất các biện pháp ngăn ngừa và xử lý nợ quá hạn.

- Thực hiện các báo cáo thống kê về nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh trong phạm vi hoạt động của chi nhánh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và theo chế độ thông tin do Tổng giám đốc ban hành.

- Tổ chức theo dõi các tài sản đảm bảo của khách hàng.

- Lưu trữ, bảo quản hồ sơ tín dụng và các nghiệp vụ trong phạm vi hoạt động của chi nhánh theo chế độ quy định.

- Thực hiện các nghiệp vụ khác theo quy định của Ngân hàng TMCP Sài Gòn. Phòng Kế Toán:

- Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản Ngân hàng TMCP Sài Gòn, thực hiện các thủ tục nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân, …

- Tổ chức thực hiện công tác kế toán giao dịch hàng ngày với khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng.

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong nước và nước ngoài thông qua hệ thống Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng Nhà nước và các hệ thống khác theo yêu cầu của khách hàng.

- Thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán thẻ, chi trả kiều hối, kinh doanh vàng và ngoại tệ theo đúng quy định của Nhà nuớc, Ngân hành Nhà nước và của Ngân hàng TMCP Sài Gòn.

- Thực hiện chế độ báo cáo kế toán, thống kê phản ánh hoạt động, tình hình tài chính, quản lý các loại vốn, tài sản tại chi nhánh theo đúng quy định.

- Đảm nhận công tác điện toán tại đơn vị.

- Chấp hành chế độ quyết toán tài chính chi tiêu nội bộ hàng năm với Hội sở chính.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Ngân hàng TMCP Sài Gòn. Phòng Tổ Chức Hành Chính:

- Lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, công cụ lao động và tổ chức thực hiện theo quy định.

- Thực hiện công tác văn thư, hành chính và quản trị.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Ngân hàng TMCP Sài Gòn. Phòng Ngân Quỹ:

- Tổ chức thực hiện nghiệp vụ thu chi tiền mặt (VND, vàng và ngoại tệ) các loại chứng từ có giá liên quan đến giao dịch hàng ngày.

- Thực hiện thu đổi ngoại tệ, thanh toán các loại thẻ.

- Tham mưu cho giám đốc thực hiện các giải pháp phát triển dịch vụ kho quỹ, nhằm bảo quản, cất giữ tài sản chứng từ có giá và giấy tờ quan trọng của khách hàng. - Tổ chức thực hiện chế độ ghi chép sổ sách kho quỹ theo quy định, chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát chứng từ thu chi ngân quỹ theo chế độ hạch toán kế toán quy định, đảm bảo dữ liệu hạch toán được cập nhật và chính xác.

- Đảm bảo an toàn kho quỹ theo quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Ngân hàng TMCP Sài Gòn. Phòng Giao Dịch:

Thực hiện các nghiệp vụ tương tự với chi nhánh nhưng phải thông qua sự chỉ đạo của chi nhánh.

Kiểm Tra, Kiểm Soát Nội Bộ:

- Thực hiện việc kiểm tra, kiểm toán nội bộ các hoạt động của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc chi nhánh theo đúng pháp luật, theo điều lệ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn, theo quy chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong Ngân hàng TMCP Sài Gòn.

- Theo dõi, phúc tra chi nhánh và các đơn vị trực thuộc chi nhánh trong việc sửa chữa những vi phạm, kiến nghị các đoàn thanh tra, kiểm tra nội bộ.

- Báo cáo kết quả công tác kiểm tra nội bộ định kỳ hoặc đột xuất theo đúng quy định của Ngân hàng TMCP Sài Gòn.

- Phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và của Hội sở chính trong việc thanh tra, kiểm tra tại chi nhánh và các đơn vị trực thuộc chi nhánh .

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Ngân hàng TMCP Sài Gòn.

3.1.6. Một số vấn đề về tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn: 3.1.6.1. Nguyên tắc vay vốn: 3.1.6.1. Nguyên tắc vay vốn:

Khách hàng vay vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích.

- Phải hoàn trả vốn gốc và tiền lãi vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

3.1.6.2. Điều kiện và thủ tục vay vốn:

Ngân hàng TMCP Sài Gòn là nơi xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:

Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm

dân sự theo quy định của pháp luật:

 Pháp nhân: Phải có đủ điều kiện được công nhận là pháp nhân và năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân theo điều 84 và 86 Bộ Luật Dân Sự và các quy định khác của pháp luật.

 Doanh nghiệp tư nhân: Phải được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp.

- Phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự.

- Thường trú tại địa bàn tỉnh An Giang. Trường hợp chỉ có hộ khẩu đăng ký tạm trú thì phải có xác nhận của nơi tạm trú và có xác nhận của UBND xã (phường) nơi đang cư trú hoặc đang sản xuất, kinh doanh, hoặc nơi đang công tác.

- Đối với hộ nông dân (nông, lâm, ngư nghiệp): Phải được cơ quan có thẩm quyền cho thuê, giao quyền sử dụng đất, mặt nước.

- Đối với gia đình, cá nhân kinh doanh: Phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.

 Tổ hợp tác:

- Có hợp đồng hợp tác theo điều 111 Bộ Luật Dân Sự.

- Đại diện tổ hợp tác phải có năng lực dân sự và năng lực hành vi dân sự.  Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết:

- Kinh doanh có hiệu quả.

- Đối với pháp nhân và doanh nghiệp tư nhân phải có tình hình tài chính lành mạnh.

- Đối với khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống phải có thu nhập ổn định để trả nợ ngân hàng.

Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp: Không vi phạm pháp luật, phù hợp với chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; phù hợp với điều lệ, kế hoạch kinh doanh, giấy phép kinh doanh; phù hợp với mục đích được giao, thuê, khoán quyền sử dụng đất.

Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả.

Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn.

3.1.6.3. Đối tượng cho vay:

- Đối tượng khách hàng là pháp nhân, Ngân hàng TMCP Sài Gòn tập trung chủ yếu cung cấp tín dụng, và bảo lãnh cho các loại doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Đối với khách hàng là các doanh nghiệp có quy mô lớn, có nhu cầu vay vốn vượt khả năng của ngân hàng, tùy từng trường hợp cụ thể mà Ngân hàng TMCP Sài Gòn có thể tham gia hợp vốn đầu tư cùng với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn.

- Về các đối tượng khách hàng là thể nhân, kể cả các hộ sản xuất kinh doanh tư nhân, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đầu tư tín dụng có chọn lọc, lĩnh vực đầu tư giới hạn.

3.1.6.4. Phương thức cho vay:

Cho vay từng lần (cho vay theo món):

- Cho vay từng lần áp dụng với các khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên, cho vay bù đắp thiếu hụt nguồn tài chính tạm thời của khách hàng.

- Mỗi lần vay vốn khách hàng và Ngân hàng TMCP Sài Gòn thực hiện hoàn tất các thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.

- Mỗi hợp đồng tín dụng có thể phát tiền vay 01 lần hoặc nhiều lần phù hợp với tiến độ và yêu cầu sử dụng vốn thực tế của khách hàng nhưng tổng số tiền giải ngân không được vượt quá số tiền cho vay nêu trong hợp đồng tín dụng. Mỗi lần nhận tiền vay, khách hàng phải lập giấy nhận nợ (bảng kê rút vốn). Trên giấy nhận nợ phải ghi thời hạn cho vay cụ thể đảm bảo không vượt quá so với thời hạn cho vay ghi trên hợp đồng tín dụng.

Cho vay theo hạn mức tín dụng:

- Cho vay theo hạn mức tín dụng được áp dụng với khách hàng có nhu cầu vay vốn và có quan hệ tín dụng thường xuyên với ngân hàng, có mở tài khoản tiền gửi thanh toán chính tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn, có đặc điểm sản xuất kinh doanh ổn định, hiệu quả, luân chuyển vốn nhanh, không phù hợp với phương thức cho vay từng lần.

- Hạn mức tín dụng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn căn cứ vào phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vay vốn của khách hàng, tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định của Ngân hàng TMCP Sài Gòn, khả năng nguồn vốn của ngân hàng để tính toán và thỏa thuận với khách hàng một hạn mức tín dụng duy trì trong một thời hạn nhất định hoặc theo một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Việc thỏa thuận này phải được thể hiện và ký kết trên hợp đồng tín dụng.

- Thời hạn cho vay: Được xác định căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng để ghi vào hợp đồng tín dụng cụ thể.

- Trong thời hạn duy trì hạn mức tín dụng, khách hàng được rút vốn phù hợp với yêu cầu sử dụng vốn thực tế nhưng phải đảm bảo không vượt quá hạn mức tín dụng đã ký kết. Mỗi lần rút vốn vay, khách hàng phải lập hợp đồng tín dụng cụ thể, kèm theo bảng kê các chứng từ sử dụng tiền vay và các giấy tờ có liên quan đến sử dụng tiền vay. Ngân hàng TMCP Sài Gòn kiểm tra các tài liệu trên, đảm bảo phù hợp với nội dung sử dụng vốn vay theo các điều khoản đã ghi trong hợp đồng tín dụng và ký vào hợp đồng tín dụng cụ thể.

- Trong thời hạn duy trì hạn mức tín dụng, khách hàng có nhu cầu điều chỉnh hạn mức tín dụng để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khách hàng phải có văn bản đề nghị, Ngân hàng TMCP Sài Gòn xem xét, nếu thấy hợp lý thì chấp nhận điều chỉnh hạn mức tín dụng và cùng khách hàng ký phụ lục bổ sung hợp đồng tín dụng.

Trước 10 ngày khi hạn mức tín dụng cũ hết hiệu lực, khách hàng vay vốn gửi đến Ngân hàng TMCP Sài Gòn: Giấy đề nghị vay vốn, báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh kỳ kế tiếp. Căn cứ vào hồ sơ vay vốn của khách hàng, Ngân hàng TMCP Sài Gòn thẩm định để quyết định cho vay tiếp và ký hợp đồng tín dụng theo hạn mức mới khi kết thúc thời hạn duy trì hạn mức tín dụng cũ.

+ Hạn mức tín dụng mới bao gồm cả dư nợ thực tế của hợp đồng tín dụng cũ chuyển sang (nếu có). Trong trường hợp hạn mức tín dụng mới thấp hơn so với dư nợ thực tế của hợp đồng tín dụng cũ chuyển sang thì khách hàng và ngân hàng TMCP Sài Gòn phải xác định thời hạn giảm thấp mức dư nợ cũ theo hạn mức tín dụng mới và ghi vào hợp đồng tín dụng. Thời hạn giảm mức dư nợ cũ không được vượt quá 01 chu kỳ sản xuất kinh doanh của đối tượng vay vốn. Khi khách hàng giảm dư nợ thấp hơn hạn mức tín dụng hiện tại thì mới được vay tiếp theo hợp đồng tín dụng mới.

Cho vay trả góp: Ngân hàng cho khách hàng vay có phương án trả nợ gốc và lãi vay khả thi bằng các khoản thu nhập chắc chắn, ổn định. Ngân hàng cùng khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.

Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng TMCP Sài Gòn cho khách hàng vay

vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ và phục vụ đời sống.

Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Là việc Ngân hàng TMCP Sài Gòn cam kết bảo đảm sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định đã thỏa thuận trước.

Cho vay hợp vốn: Thực hiện theo quy chế cho vay đồng tài trợ của Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn.

Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Số tiền vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động.

Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là phương thức cho vay mà Ngân hàng TMCP Sài Gòn thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI " MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH AN GIANG " pdf (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)