Kết thúc hợp đồng tín dụng: tất toán, thanh lý, giải chấp tài sản, lưu hồ

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI " MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH AN GIANG " pdf (Trang 51 - 52)

vốn, xem xét điều tra, thẩm định lại và ghi ý kiến vào tờ trình, trình lãnh đạo xem xét.

3.2.4. Giải ngân, theo dõi, giám sát sử dụng vốn vay:

Giải ngân là khâu tiếp theo sau khi ký kết hợp đồng tín dụng. Giải ngân là khâu cung cấp tiền cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã được cam kết trong hợp đồng tín dụng. Cách thức giải ngân còn góp phần kiểm tra và kiểm soát xem vốn tín dụng có được sử dụng đúng mục đích đã cam kết không. Giải ngân phải tuân thủ nguyên tắc đảm bảo thuận lợi, tránh gây khó khăn, phiền hà cho khách hàng.

Sau khi giải ngân, nhân viên tín dụng tiến hành giám sát việc khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này. Trong 07 ngày sau khi giải ngân lần đầu tiên, nhân viên tín dụng phải tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Sau đó, ít nhất định kỳ 03 tháng / lần nhân viên tín dụng tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng.

3.2.5. Thu nợ, lãi, phí và xử lý phát sinh:

Đây là khâu kết thúc quy trình tín dụng. Khâu này gồm có các việc quan trọng cần xử lý : thu nợ gốc và lãi và các loại phí phát sinh. Nếu khách hàng không thanh toán nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng, thì ngân hàng có quyền tiến hành phát mãi tài sản đảm bảo nhằm thu hồi nợ khách hàng đang nợ ngân hàng nếu khách hàng không có những thỏa thuận khác với ngân hàng.

Theo dõi trả nợ gốc:

- Đầy đủ, đúng hạn

- Không đủ, không đúng hạn. - Chuyển nhóm nợ, nợ quá hạn. Theo dõi trả lãi:

- Đầy đủ, đúng hạn.

- Không đủ, không đúng hạn.

Theo dõi trả phí đối với các khoản vay có phí.

Theo dõi thực hiện những nghĩa vụ khác trong hợp đồng tín dụng (nếu có).

Xử lý các phát sinh trong quá trình cho vay.

Xử lý tranh chấp hợp đồng tín dụng theo hướng dẫn về xử lý tranh chấp của

Hội sở chính.

3.2.6. Kết thúc hợp đồng tín dụng: tất toán, thanh lý, giải chấp tài sản, lưu hồ sơ: sơ:

Nếu hết thời hạn của hợp đồng tín dụng và khách hàng đã hoàn tất các nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi thì ngân hàng và khách hàng làm thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản nếu có và lưu hồ sơ vay vốn của khách hàng vào kho lưu trữ với thời hạn tối đa là 10 năm.

Khi khách hàng trả hết nợ, nhân viên tín dụng tiến hành phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí.. để tất toán khoản vay.

Giải tỏa các Hợp đồng bảo đảm tài sản:

- Kiểm tra tình trạng giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố. - Thủ tục xuất kho giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố

Các thủ tục này được thực hiện theo quy định nhập xuất tài sản đảm bảo của Ngân hàng TMCP Sài Gòn.

Thanh lý hợp đồng tín dụng:

Thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng đã ký kết: khi bên vay trả xong nợ gốc và lãi thì hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực và các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng. Trường hợp bên vay yêu cầu, nhân viên tín dụng soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng trình Trưởng phòng tín dụng kiểm soát và Trưởng phòng tín dụng trình lãnh đạo ký biên bản thanh lý.

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI " MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH AN GIANG " pdf (Trang 51 - 52)