3. THƯC HIỆN KIỂM TOÁN
3.3.1. Đốivới chính sách giá bán
Đối với mặt hàng thuỷ sản.
Tại công ty giá bán thông thường được xác định dựa trên chi phí và lợi nhuận mong muốn theo công thức sau:
Qua phỏng vấn nhân viên phụ trách vấn đề định giá được biết rằng
lợi nhuận mong muốn rất khó xác định vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Giá
bán của các đối thủ cạnh tranh, giá nguyên liệu đầu vào…
Như vậy, chính sách giá bán mặt hàng thuỷ sản tại công ty vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp nên cần phải đi sâu phân tích để có thể có được
những kết luận chính xác hơn
Sau đây ta xem cách tập hợp chi phí để tính giá thành của cá chuồn
tẩm gia vị tại công ty:
Stt Khoản mục chi phí Chi phí đơn vị(1kg)
1 CPNVLTT 5500 2 CPNCTT 800 3 CPSXC 3000 4 Gía thành sản xuất 9300 5 CPBH 4000 6 CPQL 5000 7 Giá thành toàn bộ 18300
Dựa vào tài liệu phiếu tính giá thành và một số tài liệu khác ta biết được công ty chưa áp dụng kế toán quản trị vào công tác kế toán.
Qua phỏng vấn nhân viên bán hàng của công ty được biết có nhiều khách hàng đặt hàng qua điện thoại với giá cả đề nghị thấp hơn giá mà công ty đưa ra nên công ty đã từ chối. Ta xem xét một trường hợp đăc biệt như sau:
Công ty nhận được một cuộc điện thoại của một khách hàng lớn nhưng khó tính đặt hàng với giá thấp hơn giá thành toàn bộ mà kế toán giá thành cung cấp, lúc này tại công ty đang có năng lực sản xuất nhàn rỗi.
Vì giá mua thấp hơn giá bán mà công ty đưa ra nên nhân viên bán hàng
một là từ chối ngay, hai là hẹn khách hàng vài ngày mới trả lời vì theo số liệu
giá thành mà kế toán cung cấp thì nhân viên bán hàng không thể trả lời ngay được mà phải kết hợp với nhiều số liệu chi phí khác.
Như vậy cả hai trường hợp trên đều không hiệu quả vì từ chối ngay đơn đặt hàng này thì biết đâu họ đã làm mất đi cơ hội thu thêm được lợi nhuận
thay vì để năng lực sản xuất nhàn rỗi phải khấu hao nhà xưởng máy móc, trả lương cho nhân viên quản lý. Thứ hai, sau khi phân tích tính toán biết được đơn đặt hàng này mang lại lợi nhuận thì khách hàng đã đi đặt hàng ổ nơi khác
.
Theo tìm hiểu của bản thân, công ty mới đi vào hoạt động hiệu quả
khoảng hai năm gần đây, cho nên việc tìm kiếm được đơn đặt hàng là rất khó khăn. Vì thế mà chính sách giá bán đưa ra không linh hoạt sẽ gây nhiều bất
lợi cho công ty làm mất đi nhiều cơ hội bán hàng.
Như vậy công tác định giá của công ty chưa thực sự hiệu quả.
Tiếp theo ta tiến hành so sánh giá bán của công ty với một số đối thủ
cạnh tranh để đánh giá xem giá bán đưa ra đã hợp lý chưa
Bảng 13: Bảng so sánh giá bán của công ty với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu về các mặt hàng xuất khẩu.
Tên sản phẩm Công ty cp thuỷ sản Nha Trang Công ty thuỷ sản Bình Định Baseafood Vũng Tàu Công ty cp thuý sản Hoài Nhơn
Cá ngừ đd fillet 3,6 usd 3,6 usd 3,7 usd 3,6 usd
Tôm sắt 5,4 usd 5,3 usd 5,5 usd 5,3 usd
Tôm sú 6,7 usd 6.8 usd 6,9 usd 6,8 usd
Nhìn vào bảng giá của các công ty có cùng quy mô với công ty cp thuỷ
sản Hoài Nhơn, ta thấy nhìn chung giá bán công ty đưa ra là hợp lý.
Đối với lĩnh vực kinh doanh xăng dầu thì giá bán theo khung giá tổng công ty xăng dầu Việt Nam qui định. Trên cơ sở khung giá này công ty qui
định giá bán tại các quầy bán của các nhân viên ký hợp đồng bán hàng cho công ty. Để kiểm tra xem tại các quầy hàng có tuân thủ chính sách giá bán mà công ty đưa ra hay không ta tiến hành phỏng vấn một số khách hàng mua xăng dầu, kết hợp với quá trình quan sát tìm hiểu của bản thân ta có báng số liệu sau:
Bảng 14: so sánh giá bán xăng tại các quầy so với giá công ty qui định
Tên nhân viên Giá bán Giá công ty qui định
Bình 5430 5400
Xuyên 5420 5400
Đạt 5415 5400
Đây là những quầy hàng ở xa công ty nên công ty khó kiểm soát, mặc dù sự chênh lệch không đáng kể và mặt hàng xăng chủ yếu bán cho khách đi đường
tại các quầy không nhiều. Nhưng điều này cho ta thấy vấn đề tuân thủ giá bán tại các quầy chưa thực sự nghiêm túc.