Biện pháp làm tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH NÔNG LÂM THỦY SẢN TRƯỜNG THÀNH (Trang 68 - 69)

5. Nội dung và các kết quả đạt được

5.2.1.Biện pháp làm tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

Qua phân tích ta thấy yếu tố làm tăng lợi nhuận là sản lượng, các yếu tố làm giảm lợi nhuận là giá bán, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Do đó, em xin đưa ra một số giải pháp để nâng cao sản lượng, thay đổi kết cấu mặt hàng, kiểm soát chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và giá vốn hàng bán.

- Tăng sản lượng hàng hóa tiêu thụ:

+ Duy trì, củng cố các thị trường truyền thống và có tiềm năng phát triển cao trong ngành nghề. Đồng thời không ngừng tìm kiếm mở rộng thêm thị trường, có biện pháp thu hút khách hàng mới.

+ Luôn luôn đảm bảo về chất lượng hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo uy tín đối với khách hàng.

- Điều chỉnh giá bán phù hợp:

+ Công ty áp dụng các mức giá khác nhau tùy theo các đối tượng khách hàng. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay do xuất hiện ngày càng nhiều những đối thủ cạnh tranh, do đó công ty cần phải linh hoạt hơn trong việc định giá bán. Việc định giá phải dựa trên cơ sở tính toán các mức chi phí của công ty và tình hình biến động của giá cả trên thị trường.

- Kiểm soát tình hình chi phí:

+ Giá vốn hàng bán: Tiết kiệm chi phí trong việc mua hàng, không thu mua lẻ tẻ với số lượng nhỏ để giảm chi phí vận chuyển cũng như chi phí thu mua. Kiểm tra số lượng lẫn chất lượng nguồn hàng trước khi nhập kho và xuất bán. Thiết lập quan hệ với khách hàng tìm nguồn cung tin cậy và giá cả phù hợp.

+ Chi phí bán hàng: Hiện nay, giá xăng dầu đang biến động không ổn định, giá xăng dầu tăng kéo theo chi phí vận chuyển gia tăng. Vì vậy, công ty cần sử dụng tối đa công suất của phương tiện vận chuyển, tránh sử dụng lãng phí xe.

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: Giảm bớt những khoản chi phí không thật sự cần thiết trong doanh nghiệp, như chi phí hội họp, tiếp khách và chi phí công tác.... Xây dựng định mức sử dụng điện, nước, điện thoại, lập dự toán chi phí ngắn hạn giúp công tác quản lý chi phí chặt chẽ và cụ thể hơn, nâng cao ý thức tiết kiệm trong cán bộ, công nhân viên, xây dựng quy chế thưởng phạt về sử dụng tiết kiệm hoặc lãng phí tài sản của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH NÔNG LÂM THỦY SẢN TRƯỜNG THÀNH (Trang 68 - 69)