Đối với Nhà Nước

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH NÔNG LÂM THỦY SẢN TRƯỜNG THÀNH (Trang 71 - 74)

5. Nội dung và các kết quả đạt được

6.2.2.Đối với Nhà Nước

- Có chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay vốn cho doanh nghiệp xuất khẩu để các doanh nghiệp duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh.

- Điều chỉnh tỷ giá theo hướng hỗ trợ xuất khẩu và mở rộng biên độ tỷ giá; chỉ đạo thống đốc ngân hàng nhà nước chủ động điều chỉnh tỷ giá giữa đồng Việt Nam với các loại ngoại tệ chính (USD, EURO, YÊN NHẬT và RÚP NGA) theo hướng tạo điều kiện hỗ trợ cho xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.

- Tạo điều kiện thuận lợi về vốn, giống và thức ăn chăn nuôi cho các hộ nuôi thủy sản; có chính sách giúp người nuôi giảm được thuế VAT khi mua thức ăn chăn nuôi, thuốc, hóa chất và các loại vật tư phục vụ nuôi trồng thủy sản.

+ Tăng cường kiểm soát giảm giá thành sản xuất thức ăn nuôi thủy sản đi kèm với kiểm soát chất lượng thức ăn

+ Hỗ trợ các cơ sở sản xuất và cung cấp giống, vật nuôi sạch bệnh chất lượng cao cho nuôi thủy sản

- Quản lý trại nuôi và vùng nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn và qui hoạch + Yêu cầu mỗi hộ nuôi thủy sản phải thực hiện đăng kí để được cắp phép về địa điểm nuôi, diện tích và sản lượng; đáp ứng tiêu chuẩn kĩ thuật, đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và sử lý nước thảy; kí kết hợp đồng tiêu thụ với các nhà máy chế biến xuất khẩu.

- Tổ chức tuyên truyền, vận động và xúc tiến sớm việc ký kết hợp đồng với nông dân; đại diện của ngân hàng và sở nông nghiệp và phát triển nông thôn kí bảo đảm chứng nhận hợp đồng.

+ Thống kê, chủ động có giải pháp cân đối sản lượng sản xuất và tiêu thụ + Kiểm tra và giám sát việc thực hiện hợp đồng

- Kiểm tra chặt chẽ chất lượng VSATTP thủy sản

+ Nhanh chóng triển khai chủ trương xã hội hóa việc phân tích kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP các lô hàng trước khi xuất khẩu, hỗ trợ thành lập và cấp phép ủy quyền cho các phòng kiểm nghiệm tư nhân hoạt động độc lập, đáp ứng tiêu chuẩn ISO 17025 theo qui địngh Quốc tế.

- Tăng cường hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, hỗ trợ đấu tranh chống các rào cản kỹ thuật, tranh chấp thương mại.

+ Tiếp tục bổ sung tăng nguồn tài chính cho chương trình xúc tiến thương mại quốc gia 2009 và 2010, ưu tiên cho các hoạt động xúc tiến thương mại tại những thị trường quan trọng (như EU, Nhật, Hoa Kì, Nga – Đông Âu) và các thị trường mới khai phá; song song với việc ban hành các qui định nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả của hoạt động xúc tiến thương mại

+ Cần xác định chính sách cấp ngân sách hỗ trợ xúc tiến thương mại cho ngành hàng hoặc doanh nghiệp theo kết quả phát triển xuất khẩu.

+ Chỉ đạo bộ công thương hỗ trợ cộng đồng DN thủy sản tiếp tục vận động và đấu tranh với các rào cản thương mại và kỹ thuật với các nước xuất khẩu + Đẩy mạnh việc hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường nội địa, đồng thời tạo các điều kiện, cơ sở hạ tầng vật chất cần thiết của hệ thống phân phối giúp các doanh nghiệp xuất khẩu chiếm lĩnh và đứng vững trên thị trường trong nước

- Chấn chỉnh công tác thống kê, thông tin thương mại và báo chí.

+ Cần ban hành văn bản quy định rõ về trách nhiệm thống kê, thẩm quyền và trách nhiệm công bố các tài liệu thống kê và thông tin thương mại nhạy cảm

+ Xây dựng các quy định cụ thể về trách nhiệm trước pháp luật của cơ quan truyền thông trong việc bồi thường thiệt hại của doanh nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp do việc đưa thông tin không chính xác gây ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

******

1. Th.S Nguyễn Tấn Bình - ThS Bùi Văn Duơng. Phân tích hoạt động doanh nghiệp. NXB Đại Học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh, 2003

2. Th.S Đỗ Thị Tuyết – Th.S Trương Hòa Bình. Quản trị doanh nghiệp. Tủ sách Đại Học Cần Thơ, 2005

3. TS Phạm Văn Được – Đặng Thị Kim Cương. Phân tích hoạt động kinh doanh. NXB Tổng Hợp Tp Hồ Chí Minh, 2005

4. Nguyễn Thị Thanh Nguyệt – Trần Ái Kết. Quản trị tài chính. Tủ sách Đại Học Cần Thơ, 1997

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH NÔNG LÂM THỦY SẢN TRƯỜNG THÀNH (Trang 71 - 74)