Khuyến khích các nhà đầu tư ứng vốn xây dựng kết cấu hạ tầng trên cơ sở Nhà nướcđảm bảo lợi ích cho các chủ đầu tư

Một phần của tài liệu Vốn đầu tư của nhà nước để phát triển kinh tế xó hội ở các huyện miền núi cao ở Nghệ An (Trang 101 - 103)

Bước vào thời kỳ đổi mới, quan điểm của Đảng và Nhà nước về

quản lý kinh tế có những điểm khác căn bản so với cơ chế tập trung, bao cấp trước đây. Chức năng cơ bản của Nhà nước về kinh tế là định hướng

phát triển, tạo môi trường công bằng, lành mạnh, ổn định, thực hiện chức năng điều tiết và kiểm tra, kiểm soát. Đầu tư của Nhà nước không thể

theo kiểu tràn lan như trước mà phải có trọng tâm, trọng điểm. Nhà nước đầu tư vào những lĩnh vực trọng yếu, then chốt của nền kinh tế, những

lĩnh vực liên quan đến quốc phũng, an ninh hoặc vào những nơi mà các

thành phần kinh tế khác không muốn hoặc không thể đầu tư được. Chớnh

vỡ vậy, các cơ chế chính sách chung là tạo điều kiện để các thành phần

kinh tế ngoài Nhà nước tham gia ngày càng nhiều hơn nữa vào việc đầu tư sâu, rộng nhằm phát triển kinh tế - xó hội ở các vựng, các ngành kinh tế, nhất là đối với những vùng, miền khó khăn, chậm phát triển. Đầu tư

của Nhà nước và của các thành phần kinh tế khỏc phải tạo ra sự chuyển

dịch lớn cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản phẩm nội bộ từng ngành trờn cơ sở

phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vựng cao.

Việc khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn để kinh doanh cần được

triển khai rộng rói trờn các lĩnh vực: sản xuất hàng hoá tiêu dùng, xuất

khẩu, khai thác lợi thế về nguyên vật liệu, nhân công trên địa bàn và nhất là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở miền núi cao. Vấn đề ỏch yếu nhất,

và cũng là yếu kộm nhất ở khu vực miền núi cao chính là cơ sở hạ tầng,

nguyên nhân của rất nhiều những yếu kém khác. Bên cạnh đó việc khắc

phục tỡnh trạng lạc hậu của cơ sở hạ tầng lại khụng hềđơn giản một chút nào. Vốn đầu tư là một trong những vấn đề nan giải bậc nhất. Ở đây đũi hỏi

phải cú một sự tập trung cao độ, đồng bộ các nguồn lực tài chính của xó hội, và hơn thế nữa cần cả sự hỗ trợ từ bờn ngoài.

Ở các huyện miền núi cao Nghệ An, các kết cấu sau đây đang cần

một sự thay đổi mạnh mẽ: Các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ, giao thông nông

thôn, giao thông vùng nguyên liệu, lưới điện sản xuất và sinh hoạt, thuỷ lợi

phục vụ nông, lâm nghiệp và thụng tin liờn lạc, phủ súng truyền hỡnh. Trong đú đầu tư cho quốc lộ và tỉnh lộ là từ Ngõn sỏch nhà nước Trung ương. Cũn các cụng trỡnh khỏc là kết hợp giữa nhà nước với nhà đầu tư

khỏc (tuỳ thuộc vào ngõn sỏch nhà nước) hoặc tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư thực hiện dự ỏn.

Với những ràng buộc trong cơ chế đầu tư và thu hút đầu tư như

hiện nay cú thể núi rằng, cũn lõu mới cú thể khắc phục được tỡnh trạng lạc

hậu của kết cấu hạ tầng núi trờn. Vỡ vậy cần ban hành những cơ chế mới thông thoáng hơn, linh hoạt hơn mới có thể lôi kéo được các nhà đầu tư ứng

vốn để xây dựng.

Sự đảm bảo lợi ích cho các chủ đầu tư phải được khẳng định ở các

vấn đề sau:

- Thứ nhất, ưu tiên mặt bằng và quỹ đất cần thiết, thuận lợi để xây

dựng các công trỡnh, hạng mục cụng trỡnh.

- Thứ hai, có chính sách miễn, giảm thuế và các nghĩa vụ khác đối

với Nhà nước thật sự hấp dẫn. Trong chừng mực nào đó, có thể nói rằng Nhà nước phải chấp nhận sự thiệt thũi cho cỏi “tỳi” ngõn sỏch của mỡnh,

nếu nhà đầu tư mang lại lợi ích cho đồng bào miền núi.

- Thứ ba, bảo đảm tính ổn định và lâu dài đối với các cơ chế ưu đói đầu tư. Bởi lẽ, vốn đầu tư cho miền núi cao đũi hỏi lớn, trong khi đó việc

- Thứ tư, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xó hội trờn địa

bàn thật tốt.

- Thứ năm, tạo điều kiện tối đa để các nhà đầu tư tiếp cận một cách

dễ dàng các nguồn lực, các tiềm năng tự nhiên trên địa bàn.

- Thứ sỏu, cấp uỷ chính quyền địa phương phải có những sự đảm

bảo cần thiết khác để các nhà đầu tư yên tâm, tin tưởng vào sự thành công của dự án khi đầu tư vào địa bàn. Chẳng hạn lâu nay ở một vài địa phương xảy ra việc tranh chấp hợp đồng giữa nông dân với nhà máy thu mua nguyên liệu do tư tưởng “ tiểu nông”, bà con đó vi phạm hợp đồng, nhưng khụng cú sự can thiệp, giải thớch thuyết phục cần thiết từ phía địa

phương nên cũng đó làm giảm nhiệt huyết của nhà đầu tư. Vấn đề này phải được khắc phục triệt để, nếu không sẽ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.

Ngoài ra, cần tranh thủ, khai thác tối đa các nguồn vốn từ bên

ngoài cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở miền núi. Như đó núi ở chương 2, các huyện miền núi cao Nghệ An, đặc biệt là khu vực Tây Nam, có độ che phủ rừng rất lớn, đồng thời rừng ở đây phong phú, đa

dạng về mặt sinh học, có nhiều nguồn gen quý hiếm cần được bảo vệ. Điều này rất hấp dẫn các nhà nghiên cứu khoa học của EU. Vỡ vậy, các

địa phương cần tổ chức các hoạt động giới thiệu, quảng bá, kêu gọi đầu tư để bảo vệ môi trường sinh thái độc đáo đó. Thông thường các dự án đầu tư bảo tồn môi trường sinh thái của nước ngoài (hoặc phi chớnh phủ) được triển khai liên hoàn, đồng bộ. Vỡ vậy khi thực hiện, cơ sở hạ tầng trong phạm vi Dự án cũng được quan tâm để xây dựng tốt hơn. Trước

mắt cần quan tâm khai thác vốn đầu tư để nâng cấp vườn quốc gia Pự

Mỏt thành Khu dự trữ sinh quyển, mở rộng khu bảo tồn Pù huống và đầu tư thoả đáng cho khu vực Phuxailaileng.

3.2.4. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về năng lực và phẩm chất cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước và nâng cao

Một phần của tài liệu Vốn đầu tư của nhà nước để phát triển kinh tế xó hội ở các huyện miền núi cao ở Nghệ An (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)