Di chúc bằng văn bản có chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc chứng nhận của công chứng nhà nước

Một phần của tài liệu Các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự (Trang 65 - 68)

- Quan điểm thứ hai cho rằng, những người thừa kế theo pháp luật không phải là người bị truất quyền hưởng di sản trong trường hợp di chúc đã định đoạt di sản cho những

2.4.1.3. Di chúc bằng văn bản có chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc chứng nhận của công chứng nhà nước

phường, thị trấn hoặc chứng nhận của công chứng nhà nước

Người lập di chúc có quyền yêu cầu công chứng nhà nước chứng nhận hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi là ủy ban nhân dân cấp xã) chứng thực bản di chúc. Người lập di chúc có thể lập sẵn di chúc, sau đó mang tới công chứng nhà nước hoặc ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu chứng nhận, chứng thực bản di chúc. Như vậy, trường hợp người lập di chúc lập sẵn di chúc thì không nhất thiết phải ký trước mặt người có thẩm quyền chứng nhận, chứng thực vì pháp luật không "buộc". Tuy nhiên, người lập

di chúc phải tự mang di chúc đến cơ quan công chứng, chứng thực mà không được ủy quyền cho người khác. Khi yêu cầu chứng nhận bản di chúc, đương sự phải nộp bản di chúc và xuất trình giấy chứng minh thư nhân dân, nếu trong bản di chúc có việc chuyển tài sản của họ cho người khác mà tài sản đó theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu thì phải xuất trình giấy chứng nhận quyền sở hữu về tài sản.

Công chứng viên phải kiểm tra các giấy tờ do đương sự xuất trình, xác định năng lực hành vi của người lập di chúc; công chứng viên phải đặt các câu hỏi để xác định người lập di chúc có minh mẫn, sáng suốt, có bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép hay không? Việc công chứng phải đảm bảo bí mật, trong trường hợp cần thiết có thể ghi âm lời nói của người lập di chúc. Sau khi kiểm tra nội dung bản di chúc, công chứng viên chứng nhận bản di chúc đó. Công chứng viên không chứng nhận bản di chúc thông qua người đại diện, không chứng nhận bản di chúc có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội. Bản chính di chúc, băng ghi âm phải được lưu trữ tại Phòng Công chứng nhà nước hoặc ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã công chứng di chúc đó.

Trong trường hợp người lập di chúc yêu cầu sửa đổi, bổ sung di chúc đã được công chứng thì việc sửa đổi, bổ sung di chúc cũng được thực hiện công chứng theo thủ tục như khi lập di chúc.

Pháp luật cũng quy định cho phép công dân lập di chúc tại công chứng nhà nước hoặc ủy ban nhân dân cấp xã. Thủ tục lập di chúc tại công chứng nhà nước hoặc ủy ban nhân dân cấp xã được quy định tại Điều 661 Bộ luật dân sự năm 1995 (Điều 658 Bộ luật dân sự năm 2005): Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.

Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.

Người lập di chúc cũng có quyền yêu cầu công chứng viên tới chỗ ở của mình để lập di chúc. Việc công chứng viên lập di chúc tại nơi ở của người lập di chúc phải có ít nhất hai người làm chứng. Thủ tục lập di chúc tại chỗ được tiến hành như thủ tục lập di chúc tại công chứng nhà nước hoặc ủy ban nhân dân cấp xã.

Theo quy định của Bộ luật dân sự Cộng hòa Pháp thì di chúc bằng công chứng thư phải do hai công chứng viên hoặc một công chứng viên và hai người làm chứng thừa nhận (Điều 971). Nếu di chúc làm trước hai công chứng viên thì người lập di chúc đọc cho họ viết, một trong hai công chứng viên tự mình viết tay hoặc giao cho người khác viết tay hoặc đánh máy chữ. Nếu chỉ có một công chứng viên, người lập di chúc đọc cho họ viết, công chứng viên viết tay hoặc giao cho người khác viết tay hoặc đánh máy chữ. Trong cả hai trường hợp, sau khi viết đều phải đọc lại cho người lập di chúc nghe. Tất cả những điều trên đều phải ghi rõ trong di chúc (Điều 972). Người lập di chúc phải ký tên trước mặt những người làm chứng và công chứng viên; nếu người lập di chúc khai rằng không biết hoặc không thể ký tên thì phải ghi rõ lời khai này trong di chúc cũng như lý do cản trở người ấy không thể ký tên. Công chứng viên và những người làm chứng ký tên vào di chúc (Điều 973, Điều 974).

Pháp luật Nhật Bản có quy định tương đối chặt chẽ về thủ tục lập di chúc tại công chứng nhà nước. Điều 969 Bộ luật dân sự Nhật Bản quy định:

Để lập di chúc thông qua công chứng, thì phải tuân thủ các thủ tục sau đây:

2- Người lập di chúc phải tuyên bố bằng miệng nội dung của di chúc trước công chứng viên;

3- Công chứng viên phải chép nội dung tuyên bố bằng miệng của người lập di chúc và đọc lại cho người lập di chúc và các nhân chứng nghe.

4- Người lập di chúc và từng người làm chứng phải ký và đóng dấu vào bản chép này sau khi tin chắc rằng nó được chép chính xác; song trong trường hợp người lập di chúc không thể ký được, thì công chứng viên phải làm xác nhận bổ sung về sự kiện này thay cho chữ ký.

5- Công chứng viên xác nhận bổ sung để cho văn bản được xác lập phù hợp với các thủ tục ở bốn khoản trên và ký tên đóng dấu vào đó [8].

Một phần của tài liệu Các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)